7. Bố cục của luận văn
2.3.4.3. Mành tăm
Sản phẩm tiêu biểu thứ ba của làng nghề mây tre đan Tăng Tiến đồng thời cũng là sản phẩm chiếm tới 90% các sản phẩm xuất khẩu đó là mành tăm. Việc sản xuất mành tăm bao gồm các công đoạn như: Tẩy trắng, nhuộm, phơi, dệt, cắt sản phẩm, vệ sinh, đóng gói.
Tẩy trắng.
Tăm sau khi mua về, tuỳ theo đơn đặt hàng của khách nếu muốn sản phẩm có màu tự nhiên. có thể tiến hành tẩy trắng bằng hai phương pháp:
Thứ nhất là dùng ôxy già, sút, silicát hoà với nước lã với tỉ lệ thích hợp sau đó cho tăm vào ngâm, khi tăm trắng vớt tăm ra phơi khô.
Thứ hai là luộc trực tiếp tăm trong ôxy già rồi vớt ra phơi khô.
Ở hợp tác xã mây tre đan Tăng Tiến, tẩy trắng tăm bằng phương pháp thứ nhất thường được sử dụng bởi giá thành hạ hơn so với tẩy trắng bằng phương pháp thứ hai. Việc tẩy trắng tăm làm cho tăm cứng hơn, màu sắc đều và còn có tác dụng chống mối mọt.
Nhuộm.
Đây được coi là công đoạn khó nhất trong việc sản xuất mành tăm. Từ 5 màu là đỏ sắt, đỏ sen, xanh lục, tím, vàng, người ta có thể tạo ra hàng trăm màu khác nhau tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Việc tạo màu của sản phẩm là bí quyết riêng của những nghệ nhân nơi đây.
Nhuộm được tiến hành theo các bước sau:
Xếp tăm ngay ngắn rồi buộc bằng dây thừng, đặt bó tăm lên trên một chiếc gạc, hai đầu gạc được buộc dây thừng để thuận tiện trong việc mang vác. Đặt gạc có đựng tăm vào trong nồi đựng thuốc nhuộm, nồi thường được làm bằng thép trắng. Khi thuốc nhuộm sôi, người thợ phải dùng thanh tre đảo cho tăm chìm xuống nước màu để màu sắc đồng đều, cuối cùng lấy một vài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
52
tăm ra kiểm tra bằng mắt thường rồi đối chiếu với bảng màu đến khi tăm nhuộm đạt yêu cầu về màu sắc thì việc nhuộm màu coi như hoàn thiện, người thợ vớt tăm ra khỏi nồi thuốc nhuộm đem phơi khô.
Phơi khô.
Tăm sau khi được tẩy trắng hoặc nhuộm màu được mang ra phơi khô ngoài trời nắng. Người thợ chống tăm theo chiều thẳng đứng. Nếu trời nắng to thì tăm chỉ cần phơi từ 1 đến 2 nắng là khô, vào những khi trời ẩm ướt, tăm có thể phơi trong 4 đến 5 ngày mới có thể làm được.
Dệt.
Máy dệt ở hợp tác xã mây tre đan Tăng Tiến đã được cải tiến cho phù hợp với việc dệt mành tăm. Công việc dệt đầu tiên là vào chỉ, mắc chỉ, xâu chỉ qua go, qua lược của máy dệt. Việc xâu chỉ là mất nhiều thời gian hơn cả. Sau đó người thợ đưa từng nan vào dệt. Nếu nan to thì trung bình một ngày người thợ có thể dệt được 15m2, nếu nan nhỏ thì một người thợ có thể dệt được từ 4- 6m2 trong một ngày. Đối với những sản phẩm có hoa văn thì lượng chỉ thường tốn gấp 6 lần so với những sản phẩm thông thường không có hoa văn.
Cắt sản phẩm.
Sản phẩm sau khi dệt xong thường được cắt theo yêu cầu của khách. Người thợ dùng loại kéo to để cắt hai đầu của chiếc mành tăm sao cho các nan đều nhau. Công đoạn này thường do nam giới đảm nhiệm.
Vệ sinh sản phẩm.
Sau khi dệt và cắt thì công đoạn tiếp theo là vệ sinh sản phẩm. Người ta kiểm tra các sản phẩm rồi dùng chổi sạch quét qua sản phẩm, nếu sản phẩm nào có lỗi phải sửa, những đầu chỉ vướng hoặc nối các sản phẩm phải cắt bỏ, những đầu tăm dính vào sản phẩm phải bỏ ra khỏi sản phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
53
Đóng gói sản phẩm.
Đóng gói là công đoạn cuối cùng của việc sản xuất mành tăm, đóng gói, trang trí theo yêu cầu của khách (có những khách hàng yêu cầu mỗi một sản phẩm cuộn tròn rồi buộc nơ, cũng có khi mỗi một sản phẩm cho vào một túi ni lông). Thông thường mỗi một thùng cactông đựng không quá 200 sản phẩm.