7. Bố cục của luận văn
2.1. Lịch sử hình thành nghề mây tre
Làng nghề mây tre đan có từ bao giờ và ông tổ của nghề là ai thì hiện nay chưa có tư liệu nào cho biết chính xác. Nhưng theo các cụ già cao tuổi ở địa phương cho biết, nghề đan lát mây tre thì có từ thời Hậu Lê. Đây là nghề thủ công truyền thống cha truyền con nối. Nghề này không chỉ góp phần phục vụ tốt cuộc sống của người dân mà còn có những đóng góp tích cực trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân Bắc Giang.
Nghề mây tre đan xuất hiện đầu tiên ở xóm Bẩy thuộc làng Phúc Tằng. Mới đầu, làng chỉ có vài ba gia đình làm nghề này và sản phẩm làm ra cũng chỉ mang tính chất phục vụ nhân dân quanh vùng qua mấy phiên chợ quê chứ chưa được thị trường bên ngoài biết đến. Dần dần, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Nghề mây tre không chỉ thu hút các hộ dân thôn Bẩy tham gia sản xuất mà đã lan sang các thôn lân cận, rồi nhà nọ học nhà kia, người này học người khác và cả làng Phúc Tằng đã làm được những sản phẩm mây tre hoàn mỹ.
Trước năm 1945
Trước năm 1945, sản phẩm mây tre đan chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của địa phương và các vùng lân cận. Ngoài ra, sản phẩm còn đem bán cho các địa phương như Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Hưng Yên… Sản phẩm chủ yếu là rổ, rá, dần, sàng, nong, nia, thúng mủng, thuyền nan…đó là những sản phẩm thực sự hữu ích đối với sản xuất nông nghiệp và đánh bắt cá tôm đơn giản. Khi người Pháp làm công trình thủy lợi Badataccun từ Thái Nguyên về Bắc Giang (1918-1923) dài hơn 40km, sản phẩm mây tre đan sảo, rổ sề, đòn gánh, cán cuốc, cán xẻng, cọc tre của địa phương đã phục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
vụ đắc lực cho công trình thuỷ lợi nói trên. Công trình thuỷ lợi này đến nay vẫn phát huy tác dụng trong nông nghiệp và đời sống nhân dân. Sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại, trong thời gian từ 1915-1925, người Pháp dồn sức thi công tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, sản phẩm mây tre lại có cơ hội phục vụ thi công tuyến đường sắt nói trên.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:
Các loại hàng hoá của địa phương như đòn gánh, cán quốc, sọt, sảo… do người dân Phúc Tằng làm ra đã cùng các chiến sĩ ta ra chiến trường, kịp thời phục vụ các chiến dịch lớn như chiến dịch Việt Bắc, Thu-Đông năm 1947, chiến dịch Biên Giới năm 1950, chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc:
Sản phẩm mây tre đan đã phục vụ các công trình lớn của đất nước như: Khu Gang Thép- Thái Nguyên, Nhà máy phân đạm và hóa chất Hà Bắc và đặc biệt là công trình đại thủy nông Bắc- Hưng- Hải.
Trong khi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đang bước đầu giành được những thành tựu thì đế quốc Mĩ leo thang chiến tranh, bắn phá miền Bắc. Nhân dân miền Bắc vừa phải chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, vừa phải chi viện cho miền Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:
Sản phẩm mây tre đan của địa phương Tăng Tiến cũng có mặt ở khắp các trận địa phòng không, phục vụ các công trường, đường sá, cầu cống, làm cầu phao chở bộ đội qua sông Thương… Tre đã được người dân làng nghề Tăng Tiến đan thành thuyền nan, làm cầu phao đảm bảo giao thông phục vụ chiến đấu. Tre còn được đan sọt, làm quang gánh để gánh đá làm đường sắt, san lấp hố bom, làm ụ pháo…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Từ năm 1975 đến năm 1986:
Việc sản xuất các sản phẩm mây tre đan ở Tăng Tiến gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là khó khăn chung trong việc phát triển kinh tế của đất nước ta. Việc mua nguyên liệu là một vấn đề không dễ giải quyết. Nguyên liệu mua được đã khó, việc vận chuyển nguyên liệu về tới địa phương lại càng khó khăn. Phương tiện vận chuyển với số lượng lớn không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân nên họ phải dùng xe đạp thồ để chở nguyên liệu. Việc sản xuất ra sản phẩm gặp khó khăn. Không những thế việc tiêu thụ sản phẩm cũng không dễ dàng. Hầu hết các sản phẩm mây tre đan của Tăng Tiến đều được mua bán theo hình thức vật đổi vật, sản phẩm mây tre được đem ra đổi lấy các sản phẩm lương thực như thóc, gạo, ngô. Ngày công của người thợ thủ công Tăng Tiến rất thấp, trung bình không được 1kg gạo một ngày.
Từ năm 1986 đến nay.
Nhờ vào đường lối đổi mới đất nước của Đảng, kinh tế, xã hội của đất nước nói chung, của nhân dân Tăng Tiến nói riêng đã có những bước phát triển mạnh, đời sống của người dân được nâng cao, hàng hoá phục vụ cuộc sống của người dân ngày một phong phú, đa dạng về mẫu mã, chất lượng ngày một cao. Sản phẩm mây tre đan của Tăng Tiến ngày càng được nhân dân ưa chuộng, chiếm ưu thế trong cuộc sống của người dân ở nhiều làng quê từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, từ thành thị đến nông thôn. Không những thế sản phẩm mây tre của Tăng Tiến còn có mặt ở các trung tâm kinh tế của đất nước như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn và được sử dụng trên nhiều lĩnh vực: khai thác, xây dựng, chế biến thủy hải sản, khai thác than, nghề trồng hoa, cây cảnh, ươm con giống, hàng gia dụng…
Từ năm 1990 đến nay, sản phẩm mây tre của Tăng Tiến đã được xuất khẩu ra nước ngoài với hàng chục sản phẩm mỹ nghệ, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28