Chuẩn bị nguyên liệu

Một phần của tài liệu nghề mây tre ở xã tăng tiến huyện việt yên tỉnh bắc giang (từ 1986 - 2009) (Trang 31)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1.Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu là khâu đầu tiên để tạo ra sản phẩm. Với bất cứ một ngành nghề nào, nguồn nguyên liệu bao giờ cũng là vấn đề vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của ngành nghề. Đặc biệt đối với các nghề thủ công truyền thống, vấn đề nguồn nguyên liệu lại càng trở nên quan trọng gấp bội. Trước hết, nguyên liệu thường được khai thác tại địa phương bởi quá trình khai thác, vận chuyển dễ dàng thuận lợi hơn.

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, làng xã thường mang tính chất khép kín, các phương tiện vận chuyển thiếu, đường sá nhỏ hẹp, việc thông thương gặp rất nhiều khó khăn, do đó việc tồn tại của nghề không thể không tìm kiếm nguyên liệu tại chỗ. Hơn nữa, do đặc trưng vị trí địa lý và khí hậu thuỷ văn của vùng. Về điều kiện tự nhiên Bắc Giang có địa hình của vùng trung du miền núi với khí hậu đặc thù của miền Bắc Việt Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ khí hậu thuỷ văn khá phù hợp và thuận lợi cho việc phát triển nguồn nguyên liệu cho làng nghề mây tre đan, vì nó phù hợp với sự sinh trưởng của cây tre, cây dùng và cây mây.

Cây Tre, cây Dùng và cây Mây là nguyên liệu chính phục vụ cho nghề mây tre đan ở Tăng Tiến. Đây là những nguyên liệu truyền thống của nghề mây tre đan và rất dễ kiếm, rất quen thuộc ở Việt Nam. Tre và Dùng phải chọn cây thẳng dóng, không bị sâu mọt.

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Ưt ống tre, Cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy ... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn T'rưng, sáo, kèn... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm... Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao.

Nguyên liệu từ Tre được sử dụng chủ yếu để đan thuyền, rổ, sảo, làm cạp các loại sản phẩm. Khi chọn tre, người thợ chọn những cây tre bánh tẻ để vừa dễ chẻ nan vừa dễ đan vừa dễ uốn cạp các loại sản phẩm. Nếu tre quá già thì bị giòn khó uốn, khó tạo sản phẩm, nhưng đối với việc đan thuyền thì tre càng già càng tốt, độ bền của sản phẩm càng cao. Loại tre 3 mắt cũng không sử dụng được do mấu tre dày, thân xấu.

Khi chọn tre làm thuyền, tạo cạp, người thợ không chọn những cây gãy ngọn (gãy từ lúc lên măng), vì loại tre này thường giòn, khi tạo sản phẩm rất dễ gãy. Những cây tre gốc nhô khỏi mặt đất, những người thợ có uy tín cũng không dùng vì các sản phẩm từ loại tre này hay bị mối mọt.

Cây Dùng là nguyên liệu để tạo mê của hầu hết các loại sản phẩm trong làng nghề như rổ, rá, nong nia, dần, sàng, lồng bàn, thúng mủng…Cây Dùng có ưu điểm là gióng dài, độ dẻo dai cao, thớ dễ chẻ. Do cây Dùng có gióng dài nên tất cả các sản phẩm đều chỉ làm một gióng. Người thợ khi đi chọn loại nguyên liệu này thường chọn những khúc Dùng có thớ thịt dầy, độ tuổi vừa tới độ, họ cũng tránh những cây cụt ngọn. Để tránh lãng phí, người thợ chỉ chọn những ống Dùng có độ dài theo loại sản phẩm mà mình định làm. Dùng thì người dân thường chọn mua ở Đại Từ (Thái Nguyên) mới làm được. Cây Dùng khi chẻ phải thật mỏng, mịn, nuột, dài mà người dân địa phương vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

gọi là tôm nhỏ, thịt lỳ. Những loại Dùng ở vùng núi đá vôi lại không dùng để làm hàng xuất khẩu được mà chỉ để đan sảo, rổ sề vì khi chẻ nan hay phá ngang và hay bị tước, bị gãy.

Nguyên liệu từ cây Mây được dùng để nức cạp cho các sản phẩm. Mây bánh tẻ được ưa chuộng nhất vì nó có độ dẻo, dễ chẻ. Nếu mây già hoặc non quá thì sẽ giòn, khó chẻ và khi làm tới công đoạn nức cạp cho sản phẩm dễ bị gãy. Người thợ cũng hay chọn các loại mây trồng ở vùng đồng bằng hay những vùng đồi thấp vì loại mây này có độ dẻo dai cao, màu sáng đẹp.

Các địa phương có sẵn nguyên liệu phải kể tới Hiệp Hoà, Lạng Giang, Tân Yên thuộc tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Mây được chọn phải có độ dẻo dai, mềm mại và khi sản phẩm hoàn thành thì tạo nên màu vàng, trắng được khách hàng ưa chuộng. Những loại mây trồng ở vùng núi đá thường có màu khoang khuếch và rất cứng nên không được sử dụng làm hàng xuất khẩu. Xưa kia dùng mây để buộc là chính, cho nên cây mây được khai thác và mua nhiều ở miền ngược. Đến sau năm 1980, bà con trong vùng chuyển sang dùng dây nilông thay cho dây mây, bởi sản phẩm này ngày càng khan hiếm và có giá thành cao, trong khi đó dây nilông giá cả phù hợp, thuận lợi cho việc bảo quản, được người tiêu dùng bình dân chấp nhận. Đến nay chỉ có các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu và hàng cao cấp mới dùng mây.

Để có được phần nguyên liệu đúng theo yêu cầu của khách hàng, ngay từ khi mua nguyên liệu ở trên rừng, thương lái đã phải chọn. Việc chọn nguyên liệu được thực hiện theo kinh nghiệm với việc quan sát bằng mắt là chính. Họ chỉ cần nhìn là biết được cây đó thế nào, già hay non, cụt ngọn hay nổi gốc… Tuỳ từng loại nguyên liệu mà chọn mua.

Trong thời gian gần đây, do sự phát triển chung của xã hội, nhiều địa phương, cơ sở cũng cho người đi học nghề thủ công đan hàng gia dụng này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

tại địa phương mình. Sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội đã biến nhiều làng quê thành thị trấn, thị tứ, các phố nhỏ… nên khả năng trồng nguyên liệu ngày càng khan hiếm, vì thế, nguồn nguyên liệu càng khó khăn hơn, không thể đáp ứng nhu cầu sản xuất của làng nghề. Tính đến thời điểm tháng 7 năm 2004, giá nguyên liệu đã tăng hơn 30% có khi tăng tới 50% trong khi giá sản phẩm không hề thay đổi. Để đảm bảo cho nguồn nguyên liệu đầy đủ phục vụ bà con xã Tăng Tiến, cấp uỷ, chính quyền xã Tăng Tiến đã đề nghị với các cấp, các ngành chức năng mở rộng vùng nguyên liệu, nhất là nguồn nguyên liệu tại chỗ để đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nhân dân. Ví dụ như các vùng Tân Yên, Yên Thế của tỉnh Bắc Giang rất thích hợp trồng cây Dùng và giảm bớt chi phí vận chuyển.

Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng mây tre đan trong những năm gần đây được phát triển mở rộng nên rất dồi dào. Hàng năm các vùng trung du, miền núi của các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thái Bình cung cấp khoảng 15-20 triệu cây Tre, cây Dùng, cung cấp khoảng 500-1.000 tấn mây đạt tiêu chuẩn khai thác. Đặc điểm ưu việt của nghề mây tre đan là tiêu thụ ít nguyên liệu và thải ra rất ít phế liệu. Do vậy, nguồn nguyên liệu cung cấp cho làng nghề Tăng Tiến hiện nay dồi dào và ổn định, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Hiện nay, tất cả các nguyên liệu phục vụ cho làng nghề đều được mua bán thuận tiện ngay tại chợ trung tâm của xã. Vào các ngày chợ phiên (5 ngày 2 phiên, vào các ngày 1,4,6,9… Âm lịch hàng tháng), có thể tìm thấy tất cả các nguyên liệu: Tre, Dùng, Mây, dây ni lông, dầu quang, phẩm màu, các phụ kiện trang trí cho sản phẩm… được bày bán la liệt bên cạnh các sản phẩm mây tre đan của làng. Mỗi ngày có hai xe trọng tải 5-7 tấn cùng 4 xe công nông thay nhau liên tục chở hàng về Tăng Tiến. Dùng, Tre không bán ống như trước đây nữa mà bán theo cân. Bất cứ cây già hay non đều có thể được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

tận dụng thành nguồn nguyên liệu. Sau khi chuyên chở tới địa phương, những cây Dùng, cây Tre được cắt thành nhiều đoạn để bán. Bà con trong vùng khi mua cũng theo yêu cầu nguyên liệu cần dùng để mua. Mỗi loại sản phẩm lại có yêu cầu về nguyên liệu riêng. Ví như để làm đòn gánh thì chỉ có thể dùng gốc tre, đoạn giữa gần gốc của cây tre được sử dụng để đan cạp, đoạn trên nữa có thể đan rọ lợn, phần ngọn được dùng để cạp thuyền thúng, làm điếu cày… Những cây thải loại thì được bán cho nhà máy giấy ở Bắc Ninh. Những đoạn nguyên liệu thừa được các gia đình sử dụng làm chất đốt trong nhà nên hầu như không có phần nào bị bỏ đi như một số nghề khác.

Một phần của tài liệu nghề mây tre ở xã tăng tiến huyện việt yên tỉnh bắc giang (từ 1986 - 2009) (Trang 31)