Các công đoạn sản xuất các sản phẩm mây tre

Một phần của tài liệu nghề mây tre ở xã tăng tiến huyện việt yên tỉnh bắc giang (từ 1986 - 2009) (Trang 42)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3Các công đoạn sản xuất các sản phẩm mây tre

- Chẻ nan.

Sau khi chọn được nguyên liệu như ý muốn thì người thợ bắt đầu chẻ nan. Gióng Dùng mua về được áp thước đo đúng với kích thước của từng loại sản phẩm ( loại thước chuyên dùng của người thợ làm nghề). Dùng cưa cắt phần thừa ở hai đầu, cưa bỏ đốt vì có đốt nan hay bị gãy, sau đó lấy dao bổ pha ống dùng làm đôi rồi pha tiếp thành từng thanh to chừng 1,5cm. Sau đó, người thợ lại dùng dao vót một lớp mỏng trong phần lòng của ống Dùng bỏ đi rồi chẻ làm đôi. Tuỳ vào từng loại sản phẩm mà người thợ chẻ nan dầy hay mỏng, cũng như chẻ lột hay chẻ ngang cật. Các mặt hàng mây tre ở Tăng Tiến có nhiều kích cỡ khác nhau.

- Phơi khô.

Cây Tre và cây Dùng thường được chẻ khi còn tươi. Nan chẻ xong được xếp cho ngay ngắn rồi mang phơi khô. Nan được phơi ngoài trời nắng thường là từ 2-3 giờ đồng hồ là có thể mang vào làm được, nếu phơi quá lâu nan cũng dễ bị giòn, dễ gãy. Vào những hôm trời mưa hay những khi không có nắng, để có nan khô, người thợ thủ công thường sấy khô ở cạnh bếp. Với những hộ sản xuất nhiều sản phẩm, họ có thể sấy nan khô bằng diêm sinh.

- Vò nhẵn.

Nan sau khi phơi khô được mang vào để vò nhẵn trước khi đan. Người thợ chải những tấm mê nan đã được đan trước đó rồi đặt những nan đã được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

chẻ xuống rồi vò bằng tay. Người thợ cũng có thể dùng hai bàn chân chà đi chà lại sao cho nan trở nên bóng đẹp trước khi đan.

- Nhuộm màu.

Không phải mọi sản phẩm đều được nhuộm màu. Có 3 sản phẩm được nhuộm màu đó là lồng bàn, mành tăm, quạt nan. Các sản phẩm này được nhuộm bằng phẩm màu. Phẩm màu được mua tại chợ Tăng Tiến, tuỳ theo ý muốn của người thợ về màu sắc để pha màu cho đúng tỉ lệ.

- Tạo mê.

Nan chẻ xong được mang phơi nắng cho thật khô. Tuy nhiên, nếu nan đang phơi còn nóng thì không đan ngay được vì lấy nan đang phơi vào làm thì nan giòn, dễ gãy. Trước khi đan, người thợ lại phải dùng tay và mắt để kiểm tra lại xem nan có đều nhau không để loại ra những nan quá dày hoặc quá mỏng.

Khi đã có nan rồi thì tạo mê nan. Để tạo ra các mê nan, người thợ ngồi trên chiếc ghế nhỏ cao khoảng 10cm, đặt thanh kê ở phía dưới, sau đó xếp các nan dọc đặt lên thanh kê. Sau khi đặt được khoảng mười thanh nan thì sẽ đặt thanh dận lên phía trên các nan để tạo ra độ so le với thanh kê ở phía dưới. Dùng hai chân giữ thanh dận để cho các đầu nan ngóc lên cho dễ bắt. Lúc này người thợ dùng tay trái để bắt nan, bắt xong một lượt thì túm các đầu nan lại với nhau. Lại dùng tay phải đưa tiếp từng chiếc nan ngang vào, đồng thời kéo thanh dập theo. Khi đặt nan xong, tay trái thả các đầu nan xuống, hai tay cầm hai đầu thanh dập dàn nan cho đều. Công việc cứ như vậy cho đến khi tạo xong một mê sản phẩm.

Tuỳ theo từng loại sản phẩm mà có cách tạo mê khác nhau theo phương pháp đan lóng mốt, lóng đôi và lóng ba. Tuy nhiên sự khéo léo của người thợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

là ở chỗ họ có thể vừa đan thoăn thoắt, vừa nói chuyện hay xem ti vi mà vẫn không bị lỗi.

Kĩ thuật đan nia là bắt 2 đè 3, bắt 4 đè 3 và phải theo nguyên tắc chung là bụng của nan tre phải úp vào nhau. Bằng kinh nghiệm của mình, người dân Tăng Tiến đã đúc kết kinh nghiệm đan nia như sau:

Cất tứ cất nhì Sù sì đè tam.

- Tạo cạp.

Sau khi đo tre theo kích thước định sử dụng cho sản phẩm, dùng cưa cắt ngang cắt thành từng đoạn rồi lấy dao bổ pha thành từng thanh, mỗi thanh to bằng ngón tay cái người lớn. Lấy dao bỏ bớt phần lòng rồi vót phần bụng của thanh nan làm cạp cho thon tròn rồi tạo hình tròn. Khi vót, cần làm cho mỏng dẹt hai đầu để khi uốn tròn cạp, chỗ nối của hai đầu thanh tre không bị gồ lên.

Khi uốn cạp, người ta làm bằng cách: Người thợ ngồi trên một chiếc ghế con, chân phải hơi đưa về phía trước, hai tay cầm thanh cạp vừa vót xong đặt phần lòng tỳ lên phía trước gối, hai tay cầm hai bên kéo nhẹ vào tạo độ cong cho thanh tre, cứ thế ấn nhẹ vài lần xuống đất rồi uốn cong hai đầu, dùng dây lạt buộc hai đầu của thanh tre lại với nhau để tạo thành một vòng tròn, nếu vòng cạp ấy chưa tròn như ý muốn thì người thợ lại sửa tiếp cho thật tròn. Thông thường ở nơi có những đốt tre uốn cạp hay bị méo. Để nắn người thợ dùng dao vót nhẹ phần bên trong ở phía trên của đốt tre một lớp mỏng, sau đó đặt đầu gối vào chỗ đó rồi dùng hai tay kéo nhẹ hai đầu. Đối với những người thợ có tay nghề cao thì việc tạo vòng tròn làm cạp sẽ không khó khăn gì nhưng với những người mới làm nghề thì việc tạo cạp cũng là công việc cần phải tập luyện nhiều lần mới làm được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

Sau khi đo tre theo kích thước định sử dụng cho sản phẩm, dùng cưa cắt ngang cắt từng đoạn rồi lấy dao bổ pha thành từng thanh.

- Hun.

Sản phẩm tạo xong được người thợ cho vào lò hun. Hàng hoá đẹp hay xấu, bền chắc hay không phụ thuộc rất nhiều vào kĩ thuật hun.

Có hai kiểu hun: Hun trắng và hun vàng.

Hun trắng là hun bằng diêm sinh, bằng hoá chất. Tuy nhiên, phổ biến hơn vẫn là kiểu hun vàng- hun bằng rơm, đây là kiểu hun đã có từ rất lâu.

Trước đây, gia đình nào làm được sản phẩm thì tự hun khói và mang ra chợ bán. Hiện nay, họ không hun ngay mà mang ra chợ bán luôn. Trong làng, lại có một bộ phận chuyên thu mua các sản phẩm của các gia đình về để hun. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lò hun khói theo lối cổ truyền được làm khung buộc nhứng tre, sau đó dùng đất ruộng nhào với rơm và trát kín. Lò có chiều cao khoảng 2m, rộng 1,8m, dài 2m, được chia làm hai tầng: Tầng dưới dùng để làm hầm đốt, cao khoảng 50cm, có cửa để cho rơm và đốt lửa, cửa lò tầng dưới thường có kích thước là 50 x 60cm. Tầng bên trên để xếp các sản phẩm lên, có cửa để cho sản phẩm vào, cửa cao 90cm, rộng 50cm, bên trong tầng hai (tầng để sản phẩm hun) lại chia thành nhiều tầng nhỏ để xếp các sản phẩm. Các tầng cách nhau bởi các thanh tre đặt ngang đầu gếch lên thành lò. Cánh cửa lò hun được làm bằng tre hay gỗ để khi hun đóng kín.

Khi có đủ sản phẩm cho một lò, lúc này người thợ mang các sản phẩm xếp vào trong. Tuỳ vào độ to nhỏ của sản phẩm mà mỗi lò xếp được vài chục đến vài trăm sản phẩm. Việc xếp cũng cần phải có kĩ thuật, xếp làm sao để khói hun được tất cả các sản phẩm mà không bị lỏi. Khi xếp xong sản phẩm ở tầng trên thì đậy cửa lò lại. Ởtầng lò phía dưới, người ta rải một lớp rơm khô rối xuống dưới, phía trên cứ rắc một lượt rơm khô lại rắc một lượt rơm ướt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

46

hơi dầy (rơm ướt chặt thành từng khúc dài khoảng một gang tay). Chuẩn bị xong thì dùng lửa đốt phần rơm khô phía dưới và đậy cửa lò lại. Cửa lò cả hai tầng lúc này được dùng giẻ ướt chít chặt các kẽ hở, hạn chế lượng khói thoát ra ngoài. Rơm cháy âm ỉ trong khoảng 3-4 giờ là được một mẻ sản phẩm.

Sản phẩm hun khói đạt yêu cầu sẽ có màu vàng tươi hoặc vàng sậm. Hun khói sẽ tránh cho sản phẩm không bị mối mọt và tạo màu sản phẩm cho đẹp. Do nguồn nguyên liệu đảm bảo, trình độ tay nghề của các lao động khá cao và đồng đều do được truyền dạy từ đời sang đời khác nên các sản phẩm mây tre ở Tăng Tiến không hề bị lẫn với bất cứ một loại hàng hoá cùng loại nào khác trên thị trường.

Mặt hàng xuất khẩu của Tăng Tiến sang các nước bạn chủ yếu là hàng gia dụng, với khoảng 30-40 mẫu hàng hoá. Vì yêu cầu của khách hàng rất cao nên chủ hàng sau khi thu gom hàng trong dân, còn phải xử lí qua nhiều công đoạn. Đó là xử lí vệ sinh bằng phương pháp sấy lưu huỳnh. Nếu thời tiết nắng ráo khô hanh thì có thể phơi ngoài trời, nếu không phơi được sẽ phải cho vào lò sấy nóng (sấy khô) rồi chuyển sang công đoạn khò, tức là làm vệ sinh cho sản phẩm. Người thợ lại phải dùng lửa ga đốt hết những phơ nan bám trên sản phẩm sau đó dùng máy quét để quét sạch sản phẩm.

Sản phẩm sau khi đã làm sạch được kiểm tra bằng mắt thường soi qua ánh sáng mặt trời kĩ lưỡng lần cuối. Nếu còn vết bẩn thì tiếp tục làm sạch rồi cho vào hộp bìa cát tông đóng gói. Việc đóng gói sản phẩm là khâu cuối cùng.

Một phần của tài liệu nghề mây tre ở xã tăng tiến huyện việt yên tỉnh bắc giang (từ 1986 - 2009) (Trang 42)