Quy trình sản xuất một số sản phẩm tiêu biểu

Một phần của tài liệu nghề mây tre ở xã tăng tiến huyện việt yên tỉnh bắc giang (từ 1986 - 2009) (Trang 46)

7. Bố cục của luận văn

2.3.4.Quy trình sản xuất một số sản phẩm tiêu biểu

Sản phẩm mây tre của Tăng Tiến rất phong phú và đa dạng về mẫu mã, và chất lượng được đảm bảo. Các sản phẩm mây tre đan của địa phương Tăng Tiến rất phong phú và đa dạng, nhưng trong số đó có thể nói những sản phẩm được coi là tiêu biểu đó là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47

- Thuyền. - Rá.

- Mành tăm.

Quy trình sản xuất một số sản phẩm mây tre tiêu biểu của xã Tăng Tiến như sau.

2.3.4.1.Kỹ thuật tạo thuyền.

Để làm được một chiếc thuyền hoàn chỉnh, công việc phải được bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu. Nguyên liệu dùng để đan thuyền là tre có ít nhất một năm tuổi trở lên. Tre đan thuyền dù là tre đực hay tre cái đều được, nhưng tre càng già càng tốt. Có hai loại tre cần phải loại bỏ là tre bị cụt ngọn và tre gốc hở khỏi mặt đất vì loại đó rất giòn, khó chẻ nan cũng như quá trình tạo sản phẩm, dễ bị mối mọt nên những người thợ làm thuyền lâu năm không bao giờ họ chọn loại tre này.

Sau khi đã chọn được nguyên liệu như ý, người thợ dùng cưa cắt thành từng khúc theo kích thước của chiếc thuyền mà mình định làm rồi dùng dao bổ ( dao dựa) pha nan. Trước tiên, người ta pha khúc tre ra làm đôi. Để không bị lệch, người thợ tách đúng chỗ mắt tre. Những người thợ pha nan điêu luyện chỉ cần cầm dao bập một nhát sẽ trúng giữa ống tre. Tiếp đó, dùng một khúc gốc tre đập vào sống dao cho dao ăn sâu vào thân ống tre và pha nan. Tuỳ thuộc vào độ lớn của cây tre mà người ta tiếp tục pha tiếp thành 3 hay 4 phần nữa. Nan thuyền thường có chiều rộng từ 2-2,5 cm, độ dày của nan là 0,2-0,3 cm.

Khi tre đã pha thành từng nan thì lột phần lòng riêng, phần cật riêng (nan dùng đan thuyền chỉ dùng phần cật), sau đó kiểm tra lại nan xem đã đều nhau chưa rồi phơi nhưng nếu để nan khô quá thì sẽ bị giòn, khó đan, nếu chưa khô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

48

hẳn thì khi tạo sản phẩm nan sẽ bị co, làm cho các kẽ nan hở to, thuyền dễ bị rỉ nước vào.

Nan phơi vừa đến độ là mang vào tạo mê thúng. Mê thúng được đan bằng cách bắt 2 đè 4 và bao giờ cũng đan từ giữa ra xung quanh, nan dọc đặt trước, nan ngang đặt sau. Do nan đan thúng dầy nên người thợ phải vừa đan vừa dồn. Việc dồn nan thúng phải dùng loại đục bằng tre dài 20cm, người ta đan được vài nan lại dồn, sao cho nan càng khít vào nhau thì càng tốt. Mê tạo xong mang ra phơi lại qua 1-2 nắng, sau đó dồn nan lần cuối và cho vào “mà” để lên cạp.

“Mà” là một khoảng đất khoét sâu theo hình của chiếc thuyền. Kích thước của mà phụ thuộc vào chiếc thuyền mà người thợ định làm. Thông thường với mỗi loại thuyền, người thợ lại làm một chiếc mà cố định để khi tạo mê xong sẽ đưa sản phẩm vào mà và lên cạp.

Để cạp thuyền, người thợ đặt mê thúng vào lòng mà (phần cật đặt xuống dưới). Muốn tạo ra lực mạnh, người thợ ngồi hẳn vào trong lòng và đặt thêm 1-2 hòn đá vào nữa để tạo hình cho thuyền. Nếu nan cứng quá, người thợ có thể rẩy thêm một chút nước cho nan dẻo để dễ làm.

Cạp thuyền được làm bằng loại tre đực nhỏ (to hơn cổ tay một chút). Cây tre này được chẻ đôi, vót nhẵn, thon về hai đầu ở phía mũi. Mỗi cạp thuyền phải mất hai cây tre như vậy. Khi mê đã tạo xong hình dáng ở mà thì đặt phần cạp vào. Việc lên cạp thuyền phải cần hai người, một người dùng kìm kẹp cho cạp thuyền khít vào phần mê, một người vừa giữ, vừa dùi lỗ buộc dây lạt định vị phần cạp lại. Kìm dùng để lên cạp thuyền được làm bằng 2 khúc tre đực to bằng cổ tay người lớn, dài 1,2m, hai đầu phía dưới được buộc với nhau bằng một dây chạc cách đầu trên khoảng 20cm. Khi cạp thuyền, người ta dùng kìm kẹp hai đầu dưới vào mép cạp, hai tay cầm hai đầu phía trên đẩy ngược chiều hai tay kìm lại, gọng kìm sẽ kẹp chặt làm cho hai nửa cạp thuyền bám sát vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

49

nhau. Trong quá trình lên cạp nếu nan bị xô thì người thợ cũng dồn nan lại cho đều và buộc cố định phần cạp. Trước đây, dây buộc cạp được làm từ lạt chẻ từ tre bánh tẻ và nức bằng dây mây, hiện nay người thợ thường dùng dây thép để buộc.

Sau khi đã lên cạp thì thuyền sẽ được hun khói để sản phẩm không bị mối mọt. Việc hun khói cũng cần phải có kĩ thuật, nếu hun không khéo sẽ làm cháy sản phẩm hoặc non quá thì không đạt yêu cầu. Việc hun khói thuyền được thực hiện ngay tại cửa mà. Khi hun, phía dưới mà rải một lượt rơm khô, bên trên rải tiếp một lớp ướt được chặt thành từng khúc, sau đó úp ngược chiếc thuyền lên trên vừa khít với miệng mà. Phía trên thuyền được đậy một lớp chiếu rách hoặc cót tẩm nước để cho khói không bị thoát ra ngoài, sau đó châm lửa cho rơm cháy. Cứ để khói âm ỉ trong khoảng 30 phút là được. Người ta kiểm tra sản phẩm bằng cách lật ngược thuyền, nếu bên trong lòng thuyền có màu vàng già đều khắp là đạt yêu cầu.

Công đoạn tiếp theo là sơn sắn thuyền. Người ta dùng vỏ cây sắn thuyền- một loại cây có chất kết dính cao để bịt các khe nan. Vỏ sắn thuyền khi mua về được cạo sạch lớp vỏ ngoài, sau đó băm nhỏ, cho vào cối giã nhuyễn. Khi sơn, người ta để ngửa thuyền và kê cho chắc chắn. Sắn thuyền giã xong đã ngâm kỹ thì vắt lấy bã bỏ vào lòng thuyền, dùng một khúc tre đực cỡ cổ tay đẽo vát một đầu, người thợ đứng ở hai bên mép thuyền đẩy đi đẩy lại cho bã sắn lọt vào các khe nan, làm sao để bã sắn vào càng sâu, càng chặt thì càng tốt. Khi đã kín hết các khe nan thì dùng nước sắn tráng 1-2 lượt để tạo độ kết dính cao. Ở gần cạp lại dùng tay đắp bã sắn cho kín các khe của nút buộc.

Sơn sắn xong thì công đoạn cuối cùng là tráng nhựa đường. Bao giờ thuyền cũng được tráng một lớp nhựa đường ở bên ngoài để chống rỉ nước. Nhựa đường mua về cho vào vạc gang nấu chảy thành nước, úp ngược thuyền lên và dùng gáo múc nhựa đường đổ lên bề mặt thuyền, đổ đều cho nhựa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50

đường chảy khắp thuyền sao cho càng kín các khe càng tốt. Sau khi đổ nhựa đường xong, người ta để cho thuyền nguội rồi mang vào chỗ râm mát để bảo quản, bởi nếu để ngoài trời nắng nóng thì lớp nhựa đường đã bám vào thuyền sẽ có thể bị chảy ra. Thông thường ở Tăng Tiến, người thợ thường chỉ làm đến khi sơn sắn là đã có thể mang sản phẩm đi bán rồi, chỉ khi nào người mua yêu cầu thì họ mới tráng nhựa đường, vì nếu như tráng nhựa đường sẵn mà chưa bán được ngay thì sẽ khó bảo quản, quá trình vận chuyển nặng hơn và bẩn. Để sản phẩm có độ bền, trước khi sử dụng, người tiêu dùng mang thuyền ngâm xuống nước khoảng 4- 5 giờ để bã sắn thuyền nở ra và thuyền sẽ không bị rỉ nước.

Một chiếc thuyền dù là loại nào cũng phải đạt được yêu cầu về tính thẩm mỹ, về độ bền, độ kín và quan trọng nhất là chiếc thuyền đó phải cân đối để khi thả xuống nước người ngồi lên chèo lái không bị chòng chành.

Một phần của tài liệu nghề mây tre ở xã tăng tiến huyện việt yên tỉnh bắc giang (từ 1986 - 2009) (Trang 46)