Vệ sinh, phòng trừ bệnh tổng hợp

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ : KỸ THUẬT CHĂN NUÔI THỎ NEWZEALAND (Trang 54)

VI. KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG

1. Vệ sinh, phòng trừ bệnh tổng hợp

a. Vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi

Vệ sinh chuồng trại nuôi thỏ hàng ngày: chuồng trại nuôi thỏ phải được quét dọn hàng ngày để hạn chế sự lây nhiễm bệnh tật, cũng như là đảm bảo sức khỏe hàng ngày cho thỏ. Vệ sinh chuồng trại nuôi thỏ bao gồm các bước sau:

- Vệ sinh quét dọn lồng chuồng nuôi thỏ: + Dụng cụ vệ sinh: chổi tre, chổi cọ…

+ Thời gian vệ sinh: quét dọn vệ sinh vào buổi sáng sau khi cho thỏ ăn và làm các công việc kỹ thuật như kiểm tra động dục, phối giống, khám thai.

+ Thứ tự công việc vệ sinh chuồng: quét dọn lồng, thu gom phân và rác thải, xả nước rửa đáy nền chuồng.

+ Vệ sinh máng thức ăn: bỏ thức ăn thừa, hỏng trong máng, thay máng bị bẩn.

+ Vệ sinh ổ đẻ: kiểm tra trực tiếp bằng tay để loại bỏ những phần rác lót ổ bị bẩn.

- Vệ sinh bể chứa nước xả phân rửa chuồng, rãnh xả phân:

55

Định kỳ hàng tuần quét dọn tẩy uế bằng hai cách khác nhau:

+ Vôi bột: thả vôi bột vào bể chứa nước ở rãnh thải phân rửa chuồng với lượng 2kg vôi bột/0,5 khối nước, khuấy đều nước, để nguyên sau 30 phút rồi xả mạnh cho nước lẫn vôi bột chảy theo rãnh thải phân. Dùng chổi cọ quét mạnh theo dòng chảy ở rãnh thải phân ra đến hố chứa phân.

+ Cồn Iốt: cồn Iốt 1% được thả vào bể chứa nước với liều lượng 100ml/0,5 khối nước, khuấy đều nước, để nguyên sau 30 phút rồi xả mạnh cho nước lẫn cồn Iốt chảy theo rãnh thải phân. Dùng chổi cọ quét mạnh theo dòng chảy của nước ở rãnh thải phân ra đến hố chứa phân.

- Vệ sinh môi trường chăn nuôi:

+ Chế độ ánh sáng hợp lý: tránh để ánh sáng trực tiếp chiếu vào lồng nuôi thỏ.

+ Nhiệt độ chuồng nuôi hợp lý: nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của thỏ là 250C.

* Biên độ nhiệt cho mùa đông: 15 - 200C. * Biên độ nhiệt cho mùa hè: 20 - 300C.

+ Chế độ thông thoáng cần thiết: thỏ là loài vật rất mẫn cảm với sự thay đổi điều kiện môi trường sống. Biện pháp tạo độ thông thoáng trong chuồng nuôi thỏ ở các mùa khác nhau như sau:

* Mùa hè: mở rèm cửa ở cả hai bên chuồng cả ngày lẫn đêm.

* Mùa đông: mở rèm cửa phía bên chuồng không bị gió lùa ban ngày và đóng lại ban đêm.

56

+ Độ ẩm chuồng nuôi thích hợp cho thỏ là từ 60 - 80%. + Các chú ý khác:

* Tiếng động: không được nhốt thỏ bên cạnh những nơi có tiếng động mạnh vì có thể làm cho thỏ hoảng sợ, giảm ăn.

* Lao động chăm sóc thỏ: không nên thường xuyên thay đổi lao động chăm sóc thỏ vì có thể làm cho thỏ hoảng sợ, giảm ăn.

- Tổng vệ sinh chuồng trại nuôi thỏ theo định kỳ:

Ngoài việc vệ sinh chuồng trại hàng ngày, công tác tổng vệ sinh chuồng trại cần tiến hành định kỳ để tẩy uế chuồng trại, hạn chế sự lây nhiễm các nguồn bệnh cho thỏ.

+ Phun thuốc sát trùng: Thực hiện hàng tháng

. Sử dụng dung dịch Iốt: pha 10ml cồn Iốt/20 lít nước, sau khi pha xong lắc đều rồi phun, tránh phun vào thỏ.

. Thuốc sát trùng khác: Có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng hiện đang bán trên thị trường để sát trùng chuồng thỏ.

+ Khò (đốt) chuồng: Thực hiện hàng tháng, có thể 02 tháng/lần trong trường hợp đàn thỏ hoàn toàn sạch sẽ về bệnh dịch. Sử dụng đèn khò, hơ nhanh, lần lượt ngọn lửa xung quanh lồng chuồng, dùng chổi quét sạch lông hoặc nhứng cặn bẩn bị đốt cháy, hơ lại ngọn lửa xung quanh chuồng thêm một lần để tiêu diệt hết mầm bệnh.

- Thu gom và xử lý phân.

Hố chứa phân: Hố chứa phân và rác thải bố trí cuối chuồng. Diện tích hố chứa phân tùy thuộc vào quy mô đàn

57

thỏ (20 thỏ cái sinh sản/0,5m3). Rắc vôi bột hàng ngày vào phân sau đó đem ủ.

b. Vệ sinh nguồn thức ăn

- Vệ sinh nguồn thức ăn thô xanh.

+ Phương pháp thu cắt thức ăn hạn chế nguồn lây nhiễm bệnh.

* Những loại thức ăn trồng dưới nước (rau muống): tốt nhất là thu cắt những phần không bị chìm sâu xuống nước, rửa sạch.

* Những loại thức ăn trồng trên cạn nên cắt cao hơn mặt đất 10-15cm để hạn chế nguồn bệnh, đặc biệt là trứng giun sán bám vào thức ăn.

+ Vệ sinh thức ăn trước khi cho thỏ ăn: rau cỏ cho thỏ ăn phải sạch, loại bỏ phần già úa, nếu bẩn thì phải rửa, để ráo nước trước khi cho thỏ ăn.

+ Cho thỏ ăn: thức ăn có thể cho vào máng hoặc bó thành từng bó nhỏ treo lơ lửng trong chuồng cách đáy lồng chuồng từ 5- 10cm.

+ Chú ý: không cho thỏ ăn các loại rau, cỏ có sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột.

58

- Vệ sinh thức ăn thô khô và thức ăn tinh:

Thức ăn thô khô và thức ăn tinh cho thỏ phải đảm bảo chất lượng, không nhiễm ẩm mốc, thức ăn phải được kiểm tra thường xuyên và bảo quản nơi khô ráo.

c. Vệ sinh nguồn nước uống:

Nguồn nước uống phải đảm bảo an toàn cho thỏ: sử dụng nước giếng khoan hoặc nước máy, kiểm tra hàng ngày hệ thống cấp nước cho thỏ và định kỳ thay rửa ống dẫn, máng uống cho thỏ.

d. Vệ sinh tiểu khí hậu chuồng nuôi và xử lý khắc phục thỏ bị cảm nắng:

Về mùa hè cần lưu ý nhiệt độ trong chuồng nuôi: khi nhiệt độ chuồng nuôi cao (kèm theo độ ẩm cao) từ 350C trở lên thỏ có thể bị cảm nóng.

- Một số nhận biết khi thỏ bị cảm nóng.

+ Nguyên nhân gây bệnh: do môi trường sống nóng ẩm kéo dài trên 350C, độ ẩm cao, nuôi nhốt chật chội, kém thông thoáng làm cho thân nhiệt thỏ tăng lên 40-410C, dễ làm thỏ bị cảm nóng.

* Mùa vụ mắc bệnh: mùa hè những ngày nóng từ 350C trở lên.

* Thời gian thỏ hay mắc bệnh trong ngày: từ 11:00 giờ sáng đến 3:00 giờ chiều.

* Lứa tuổi mắc bệnh: thỏ sinh sản, đặc biệt là thỏ đang chửa.

+ Biểu hiện triệu chứng lâm sàng: biểu hiện của cảm nóng ở thỏ là thỏ nằm bệt bụng xuống đáy lồng, hoặc nằm

59

nghiêng mình, duỗi dài chân bất động, thở rất nhanh và nông, mệt nhọc, bỏ ăn, trước khi chết thỏ co giật giãy giụa, có khi thỏ lồng lộn vượt ra khỏi lồng; thân nhiệt tăng cao trên 400C, có khi lên tới 41-420C.

+ Biểu hiện bệnh tích: các cơ quan nội tạng xung huyết. - Phương pháp phòng trị bệnh.

+ Các biện pháp làm mát chuồng:

* Tăng cường độ thông thoáng và lưu thông không khí trong chuồng nuôi, sử dụng quạt làm mát;

* Phun nước lên mái và nền chuồng để giảm nhiệt độ chuồng nuôi;

* Trồng các cây to hay các loại cây dây leo trên giàn lấy bóng mát khu chuồng nuôi.

+ Giảm mật độ thỏ trong chuồng nuôi.

+ Bổ sung các loại thức ăn, dinh dưỡng tăng cường sức chống chịu:

* Cho ăn thức ăn có tác dụng giải nhiệt: các thức ăn giàu vitamin, khoáng, đường và nước như mía cây, rau cỏ xanh non, cà rốt, củ cải, khoai lang…

* Bổ sung các nguyên tố đa vi lượng vitamin C, B complex, chất điện giải, đường gluco,…

+ Cấp cứu các thỏ có dấu hiệu bị cảm nóng:

* Cho thỏ nằm ở nơi thoáng và mát, có thể cho nằm xuống nền nhà;

* Phun nước sạch dạng sương mù lên các ô chuồng và mình thỏ để hạ thân nhiệt thỏ;

60

đ. Lịch phòng trị một số bệnh thường gặp ở thỏ:

- Bệnh xuất huyết truyền nhiễm:

+ Thỏ sinh sản: định kỳ 4-5 tháng/lần; mỗi lần tiêm 01ml văcxin/con.

+ Thỏ con: tiêm mũi đầu tiên lúc 35 ngày tuổi và tiêm nhắc lại sau 2-4 tuần, mỗi lần tiêm 01ml văcxin/con.

- Bệnh cầu trùng:

+ Định kỳ khò chuồng 1-2 tháng/lần;

+ Uống hoặc ăn thuốc phòng cầu trùng 06 tháng/lần. Liệu trình uống hoặc ăn thuốc 03 ngày liên tục, nghỉ 02 ngày sau đó ăn hoặc uống 03 ngày liên tiếp.

- Bệnh ghẻ:

+ Định kỳ khò chuồng 1-2 tháng/lần;

+ Điều trị bằng thuốc ghẻ thỏ khi phát hiện thấy thỏ bị ghẻ.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ : KỸ THUẬT CHĂN NUÔI THỎ NEWZEALAND (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)