IV. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG THỎ SINH SẢN
2. Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ cái sinh sản
a. Yêu cầu chuồng trại
Mỗi thỏ cái giống cần một ô chuồng 0,45 - 0,5m2 và một ô để tách đàn con cai sữa của nó.
Ghi chép sổ sách theo dõi khả năng sản xuất bao gồm: Sổ sách theo dõi diễn biến đầu con; Sổ theo dõi sinh sản; Nhật ký hàng ngày; Sổ theo dõi bệnh tật, các trường hợp đặc biệt.
b. Kỹ thuật nuôi dưỡng
Lượng thức ăn cho thỏ cái sinh sản cần đầy đủ về số lượng và chất lượng. Lượng ăn hàng ngày cho một thỏ cái sinh sản thay đổi theo tình trạng sản xuất, số con/ổ, trạng thái của cơ thể, tăng lên khi chửa đẻ và cần nhiều nhất khi nuôi con từ tuần thứ 2 - 3.
Khi cai sữa, thỏ con được để tại ô cũ, chuyển thỏ mẹ sang ô khác gần đó, cho thỏ mẹ ăn thức ăn thô xanh, uống nước thỏa mãn nhưng cắt bỏ củ quả và thức ăn tinh 2 - 3 ngày liên tục, sau đó cho ăn bình thường theo tình trạng sản xuất của từng cá thể.
30
+ Thức ăn thô xanh được chia làm nhiều bữa tốt nhất là cho ăn tự do suốt ngày đêm, đặc biệt với thỏ cái mang thai (thỏ là loài ăn đêm nhiều). Khi trời nóng cần cho ăn ban đêm nhiều hơn ban ngày.
+ Trong giai đoạn mang thai cho thỏ ăn tăng dần thức ăn giàu protein đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và sinh trưởng của thai.
+ Thức ăn tinh có thể cho ăn 2 - 3 bữa/ngày đảm bảo dinh dưỡng cân đối cho cả mẹ và con, có thể trong khoảng thời gian chửa 10 ngày cuối cho ăn tăng lượng thức ăn tinh.
Một số khẩu phần ăn cho thỏ sinh sản
Loại thức ăn Thâm
canh 1 Thâm canh 2 Bán thâm canh 1 Bán thâm canh 2 Thỏ cái chờ phối, chưa khám thai, không nuôi con
Tinh hỗn hợp 50 70 30 40
Thô xanh 500-550 550-600 550-600 600-650
Củ quả 50 - 50 -
Thức ăn khác 20 - 30 -
Thỏ cái mang thai (ngày thứ 11- đẻ)
Tinh hỗn hợp 80 100 50 70
Thô xanh 450-500 550-600 550-600 600-700
Củ quả 50-80 - 60-80 -
Thức ăn khác 20-30 - 20-30 -
Thỏ cái nuôi con tuần 1
Tinh hỗn hợp 120 150 80 100
Thô xanh 450-550 550-600 550-600 650-700
Củ quả 50-80 - 80-100 -
Thức ăn khác 20-30 - 30-50 -
31
Tinh hỗn hợp 150 180-200 100 120
Thô xanh 500-600 650-750 550-650 700-800
Củ quả 50-80 - 80-100 -
Thức ăn khác 20-30 - 30-50 -
Thỏ cái nuôi con tuần 4 đến cai sữa (thỏ mẹ và 4-10 con)
Tinh hỗn hợp 150 180-200 100 120
Thô xanh 600-800 750-900 750-850 850-1000
Củ quả 80-100 - 80-100 -
Thức ăn khác 30-50 - 30-50 -
c. Quản lý chăm sóc
Trong chăm sóc thỏ chửa cần chú trọng các khâu kỹ thuật sau:
- Thường xuyên theo dõi trạng thái sức khỏe để phát hiện và điều trị kịp thời đối với những con mắc bệnh như viêm phổi, một số bệnh nhiễm trùng khác hoặc tiêu chảy …;
- Một số trường hợp thỏ mắc các bệnh về đường sinh dục như: u tử cung, viêm đường sinh dục, sẩy thai nhiều lần, nếu điều trị kéo dài không khỏi, lâu không động dục lại hoặc sảy thai vài lần thì phải loại bỏ;
- Thỏ mẹ mang thai cần được nuôi nhốt riêng rẽ, yên tĩnh; - Những ngày nắng nóng kéo dài phải cung cấp các chất điện giải như đường, vitamin C và chống nóng cho thỏ bằng quạt mát, cho thỏ xuống nền đất hoặc đưa ra những nơi bóng mát, đặc biệt đối với thỏ đang mang thai;
- Nước uống cung cấp cho thỏ phải sạch sẽ, uống tự do, đặc biệt là trong mùa hè và đối với giai đoạn mang thai, tiết sữa nuôi con, một thỏ mẹ cần từ 1,5 - 1,8 lít/ngày;
32
- Kiểm tra phát hiện động dục, phối giống: thỏ động dục kín không có biểu hiện bên ngoài, ngoại trừ những biến đổi của cơ quan sinh dục cái. Người chăn nuôi phải theo dõi kiểm tra cơ quan sinh dục để phát hiện động dục và cho phố giống đúng thời điểm;
- Phối giống: cho thỏ phối giống 2 lần cách nhau 8 - 10 giờ (một lần vào buổi sáng sớm và một lần vào buổi chiều tối) tỷ lệ thụ thai cao hơn so với phối một lần khoảng 10 - 15%. Cần hỗ trợ thỏ trong quá trình phối giống, đặc biệt là đối với thỏ hậu bị mới phối lần đầu, khi mang con cái đến lồng con đực để phối giống. Trong những trường hợp này cần hỗ trợ bằng cách một tay kéo đuôi con cái về phía trước, tay còn lại nâng mông con cái lên để con đực dễ dàng giao phối. Phối giống cho thỏ tuân thủ theo sơ đồ phối giống luân hồi để tránh cận huyết;
- Khám thai cho thỏ sau khi phối giống từ 10 - 12 ngày, nếu chúng không có chửa thì đây lại là thời điểm chuẩn bị của chu kỳ động dục tiếp theo (chu kỳ động dục của thỏ là 12 - 18 ngày trung bình là 14 ngày).
Thông thường kỹ thuật khám thai cho thỏ sử dụng cảm giác bằng tay theo các thao tác kỹ thuật như sau: Bắt con thỏ mẹ lên trên mặt lồng, đầu quay về phía người khám, dùng tay thuận luồn xuống phía dưới bụng của thỏ ngang phần xoang chậu của thỏ, dùng bốn ngón tay phía ngoài và ngón tay cái phía trong nắn và vuốt nhẹ nhàng về phía trước thành bụng của thỏ. Nếu thỏ mẹ có chửa thì sẽ thấy những khối tròn to bằng và có hình dạng giống củ lạc hai hạt (một khối có hai
33
đầu to, một eo nhỏ ở giữa), mềm trượt qua trượt lại rất khó nắm giữ, khác với phân trong trực tràng cũng có hình tròn nhưng cứng, không trượt qua trượt lại và rất dễ nắm giữ.
Lưu ý trong quá trình thao tác tránh làm thỏ sợ hãi, các thao tác cần phải hết sức nhẹ nhàng tránh tác động cơ học mạnh sẽ làm dập nát các tổ chức bên trong dẫn đến thỏ sẩy thai, thai chết lưu hoặc dẫn đến chết thỏ mẹ.
Ngoài phương pháp khám thai bằng tay như trên (tương đối chính xác đối với những người có kinh nghiệm), còn có phương pháp khác, tuy nhiên phương pháp này không thường xuyên sử dụng độ chính xác không cao, chỉ sử dụng cho các trường hợp chưa có khả năng nhận biết bằng tay, đó là phương pháp thử bằng đực giống. Bắt con thỏ mẹ kiểm tra lại âm hộ rồi thả vào lồng con đực giống như khi bắt thỏ đến cho phối giống, khi con thỏ đực có phản xạ giao phối thì con cái thay vì nằm xuống và cong mông lên (khi động dục), nếu thỏ cái phản ứng mạnh, chạy quanh lồng chuồng và phát ra tiếng kêu khác thường, có những trường hợp thỏ cái cắn lại thỏ đực - là thỏ có chửa; nếu thỏ cái không cho thỏ đực phối nhưng không phản ứng mạnh mẽ - là thỏ không chửa nhưng chưa động đực.
- Các theo dõi ghi chép cần thiết:
+ Lập sổ theo dõi các chỉ tiêu về trạng thái sức khỏe, diễn biến đầu con, kết quả phối giống, khám thai và thành tích sinh sản của các cá thể để xác định công việc chăn nuôi (phối giống hay chuẩn bị sinh sản lứa sau) hay chọn lọc các thế hệ tiếp theo;
34
+ Phải có sổ theo dõi giống riêng biệt theo từng cá thể, gia đình và nhóm giống;
+ Ghi chép ngày phối giống vào các biểu để biết và kiểm tra khám thai, ghi kết quả khám thai vào biểu, căn cứ vào đó để có kế hoạch đặt ổ đẻ và chuẩn bị cho thỏ đẻ từ ngày thứ 26 - 28 sau khi phối mà kết quả khám thai là có chửa, chuẩn bị kiểm tra động dục và phối giống lại cho thỏ vào ngày thứ 13 - 18 sau khi phối nếu kết quả khám thai là không chửa;
+ Sổ theo dõi đầu con để ghi chép quản lý toàn đàn thỏ hàng ngày như số lượng thỏ sinh ra, xuất bán, chết trong ngày và tổng đàn từ đó làm căn cứ có kế hoạch phân bổ và thu cắt thức ăn hàng ngày;
+ Sổ theo dõi thuốc và điều trị bệnh để thực hiện đúng quy trình phòng bệnh;
+ Sổ theo dõi thức ăn thô xanh và thức ăn tinh để biết kế hoạch, nhu cầu tiêu thụ theo từng ngày tránh lãng phí.
- Chuẩn bị cho thỏ đẻ:
+ Thỏ mẹ có thời gian mang thai dao động từ 28 - 32 ngày và trung bình là 30 ngày thì sẽ sinh con. Trước khi đẻ thỏ mẹ có biểu hiện bồn chồn, nhảy ra nhảy vào ổ đẻ, cắp rác vào làm ổ và nhổ lông bụng để làm ổ ủ ấm cho con trước khi sinh;
+ Ngày thứ 26 sau khi phối có chửa phải chuẩn bị và đặt ổ vào lồng chuồng nuôi đồng thời bỏ thêm cỏ, rơm, rác khô hoặc vải vụn vào trong ổ đẻ. Lưu ý thỏ thường sinh con vào ban đêm, nên bố trí canh trực thỏ đẻ.
+ Thỏ mẹ khi đẻ con gần như không cần phải can thiệp hay hỗ trợ, thỏ mẹ đẻ rất nhanh, nếu thuận thai thỏ mẹ
35
khỏe mạnh chỉ trong vòng 30 - 45 phút thỏ vừa đẻ vừa liếm khô con và ăn toàn bộ nhau thai.