IV. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG THỎ SINH SẢN
4. Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ con theo mẹ
a. Chăm sóc, nuôi dưỡng
- Thỏ con có thể bú mẹ ngay sau khi sinh ra và sống bằng sữa mẹ hoàn toàn từ khi sinh đến 20 ngày tuổi. Cần kiểm tra ổ đẻ ít nhất một lần vào buổi sáng để xem thỏ con có được bú no không để có biện pháp khắc phục. Nếu thỏ con không được bú no cần xác định nguyên nhân xử lý: do mẹ ít sữa phải tăng cường dinh dưỡng cho thỏ mẹ, nếu thỏ mẹ bị ốm phải điều trị và chăm sóc cho hồi sữa, nếu do quá nhiều con trên lứa cần san bớt một số con sang ổ khác với độ tuổi lệch nhau không quá 3 ngày, nếu thỏ mẹ có sữa mà không cho con bú thì bầu vú căng, cần giữ thỏ mẹ cho thỏ con bú. Thỏ con mới sinh phải được bú trong 24 giờ, nếu được bú không no sau một vài ngày, cơ thể gầy yếu nhanh, đuối dần không có phản xạ bú mẹ nữa rồi chết.
Lượng sữa của thỏ mẹ tăng lên theo chất lượng khẩu phần thức ăn, số con bú mẹ/ổ (tăng lên đến 12 con). Khi mà số con tăng từ 1- 4 con lên đến 8 - 9 con/ổ sản lượng sữa đến 21 ngày của thỏ mẹ tăng lên 54,7%.
Trong giai đoạn này nếu được bú no sữa mẹ thì thỏ con lớn rất nhanh và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa cao. Lượng sữa bú được phụ thuộc vào từng cá thể thỏ con và sản lượng sữa mẹ sản xuất ra.
- Chăm sóc cá thể: nếu sau khi thỏ sinh ra được 1 - 4 ngày mà kiểm tra thấy thỏ con da căng mịn bụng no tròn nằm ngủ yên trong ổ đẻ đó là thỏ được bú no. Trong đàn thỏ có
38
một vài con có cơ thể nhỏ hơn những con còn lại da nhăn nheo bụng tóp lại thì đó là những con không được bú no nếu tiếp tục để thì chúng sẽ không tranh được bú sau 5 - 7 ngày có thể sẽ chết. Khối lượng của cơ thể thỏ con bị ảnh hưởng lớn bởi lượng sữa bú vào của từng con. Thỏ con khi bú mẹ nó không bú riêng một vú nào cả mà có thể thay đổi đột ngột từ vú này sang vú khác do đó tiêu thụ nhiều sữa hơn, những con to khỏe mạnh trong đàn thường tranh được nhiều vú hơn những con yếu. Trường hợp này phải chăm sóc cá thể, các thao tác kỹ thuật như sau:
Bắt con thỏ mẹ lật ngửa lên tỳ lưng xuống mặt lồng chuồng rồi cầm từng con thỏ đói cho bú đến khi nào thấy bụng chúng căng lên và lúc này do da bụng thỏ rất mỏng lại chưa có lông dài nên rất dễ nhìn thấy khối sữa bên trong màu trắng. Cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi những cá thể này khỏe hơn và có thể tự bú được. Thời gian để chăm sóc những cá thể này từ 3 - 5 ngày liên tục mới đảm bảo được tỷ lệ nuôi sống.
- Chăm sóc cả ổ: khi thấy đàn thỏ bị đói, da nhăn nheo bụng tóp lại có thể là do:
+ Khi thỏ mẹ không cho con bú, cần bắt thỏ mẹ vào trong ổ đẻ giữ cho con bú. Lưu ý khi bắt thỏ mẹ vào cho con bú phải hết sức nhẹ nhàng dùng tay giữ đầu và vuốt ve chúng cộng với sự thúc vú của con con tạo cho thỏ mẹ hoàn thiện phản xạ làm mẹ và cho con bú trở lại. Trường hợp này cần kiểm tra và lặp lại 3 - 5 ngày thì thỏ mẹ sẽ cho con bú bình thường.
+ Một số trường hợp đàn thỏ con bị đói là do thỏ mẹ không đủ sữa cho con bú do chế độ ăn không đáp ứng
39
được nhu cầu của chúng hoặc có trường hợp thỏ mẹ bị bệnh nên thể trạng kém khả năng thu nhận thức ăn không đủ so với nhu cầu, trong những trường hợp này phải xác định được nguyên nhân để khắc phục nếu là do dinh dưỡng kém thỏ mẹ vẫn khỏe mạnh bình thường thì phải tăng chế độ ăn uống, nếu trường hợp thỏ mẹ bị bệnh phải điều trị kịp thời và bổ sung thêm các loại vitamin, thuốc bổ để tăng nhanh khả năng phục hồi và cho con bú trở lại.
- San ghép đàn con: thông thường thỏ mẹ chỉ có từ 8 - 10 vú, nên tối đa chỉ nuôi được 8 - 10 con. Số núm vú có ảnh hưởng (tỷ lệ thuận) tới sản lượng sữa thỏ mẹ. Việc san ghép thỏ con được thực hiện trong các trường hợp:
+ Thỏ đẻ từ trên 10 con trở lên thì có thể loại bỏ những con yếu ớt ra khỏi đàn hoặc có thể san ghép bớt một số con sang các ổ đẻ ít con. Việc san ghép này chỉ có thể thực hiện khi các đàn thỏ con đẻ cách nhau từ 1 - 3 ngày, nếu lớn hơn nhau nhiều ngày thì khả năng nuôi sống của con được ghép sẽ thấp vì không tranh bú được hoặc phải mất nhiều thời gian để chăm sóc.
+ Thỏ mẹ bị chết mà đàn thỏ con vẫn đang trong giai đoạn bú mẹ, cũng có thể san ghép sang ổ khác. Trước khi ghép đàn phải lấy một ít lông và rác trong ổ đẻ của đàn định ghép trộn vào đàn con được ghép sau đó đem những con thỏ được ghép và phần rác mang từ ổ định ghép trộn đều vào nhau để tránh cho thỏ mẹ phân biệt được mùi của con khác đàn và vẫn cho con bú bình thường.
40
Trường hợp thỏ con được ngoài 2 tuần tuổi có thể nuôi bộ cho uống sữa bò hoặc các loại sữa bột pha ra cho uống hàng ngày.
- Hàng ngày phải kiểm tra vệ sinh ổ đẻ của thỏ xem nhiệt độ trong ổ có đảm bảo giữ ấm cho đàn con, đặc biệt vào mùa trời lạnh. Nhiệt độ phù hợp cho thỏ con khá cao ở những ngày đầu tiên thỏ con cần nhiệt độ tương tự môi trường trong bụng mẹ, giảm dần ở những ngày sau đó.
Nhiệt độ thích hợp cho thỏ con trong 2 tuần đầu
Ngày tuổi Nhiệt độ tối thích Ngày tuổi Nhiệt độ tối thích
1 38 - 39 2 - 3 37 - 38
4 - 5 36 - 37 6 - 7 35 - 36
7 - 10 33 - 35 10 - 14 30 - 33
Nếu thời tiết quá lạnh thì phải kiểm tra liên tục, thay đệm lót kịp thời, điều chỉnh cửa và nguồn nhiệt để duy trì nhiệt độ thích hợp đảm bảo tỷ lệ nuôi sống.
- Sau khi đẻ 7 - 15 ngày thỏ con mở mắt. Thời gian mở mắt khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của chúng và chịu ảnh hưởng bởi lượng sữa mẹ nó bú được. Thỏ mẹ tốt nhiều sữa thì con nhanh mở mắt, thỏ mẹ đẻ ít con thì cũng mở mắt sớm hơn các ổ đẻ đông con. Sau khi mở mắt, thỏ con vận động nhiều hơn, sau 3 - 5 ngày chúng bắt đầu bò ra khỏi ổ.
- Bỏ hộp đẻ ra khỏi lồng là cần thiết khi thấy thỏ con tự trèo ra ngoài để đảm bảo là chúng được cùng nhau bú mẹ. Không bỏ hộp đẻ ra kịp thời sẽ gây cho một số thỏ con bị đói sữa vì thỏ mẹ chỉ cho con bú ở một nơi, những con ra ngoài thường không tự trèo vào ổ được nên bị đói, hoặc nhiều con
41
đã ra ngoài thì thỏ mẹ cho bú ở ngoài, khi đó con còn ở trong hộp bị đói. Lúc này cần bỏ hộp đẻ ra khỏi ô lồng và thay bằng một mảnh lót nhựa hay gỗ cứng kích thước 20 x 30cm để thỏ con nằm lên cho đỡ lạnh bụng. Mảnh lót này còn sử dụng tiếp tục đến sau khi cai sữa.
- Giai đoạn theo mẹ và tập ăn cần lưu ý bổ sung thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của thỏ mẹ khoảng 30 - 40% cả thức ăn thô xanh và thức ăn tinh mới đáp ứng được nhu cầu cho đàn thỏ con tập ăn, trung bình 7 con/đàn, lưu ý nên ưu tiên bổ sung các loại rau cỏ lá xanh non, mềm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tốt nhất là áp dụng chế độ nuôi dưỡng thỏa mãn tức là cỏ, lá, nước uống có ở máng để thỏ ăn uống suốt ngày đêm, thức ăn tinh có thể cho ăn làm 2 - 3 lần để cho thỏ con có nhiều cơ hội tiếp xúc với thức ăn để tập ăn và ăn được nhiều hơn.
42
- Thỏ con giai đoạn theo mẹ cũng có thể mắc một số bệnh do môi trường sống bị nhiễm khuẩn, mất vệ sinh, không thường xuyên quét dọn chuồng trại để thức ăn lưu trữ trong lồng chuồng lâu ngày, thức ăn bị ôi thiu… hoặc có những bệnh có thể lây từ mẹ sang con. Trong chăn nuôi thỏ có 2 bệnh thường xảy ra ở giai đoạn theo mẹ là:
+ Cầu trùng: thỏ con có thể nhiễm bệnh cầu trùng từ lúc 15 - 20 ngày tuổi, vì trong cơ thể thỏ luôn mang ấu trùng cầu trùng, nhưng thỏ trưởng thành sức đề kháng cao với bệnh này nên không biểu hiện bệnh lý. Tuy nhiên ấu trùng của cầu trùng từ cơ thể mẹ thải theo phân ra ngoài có thể bám vào lồng chuồng, thức ăn thừa, khi thỏ mẹ vào trong ổ đẻ cho con bú thải ra hoặc cơ thể của thỏ mẹ nhiễm ấu trùng, khi thỏ con bú mẹ nuốt phải và nhiễm bệnh.
Để hạn chế bệnh này, thức ăn phải luôn sạch sẽ, không được bón, tưới nước phân tươi cho rau cỏ làm thức ăn cho thỏ, thường xuyên quét dọn vệ sinh lồng chuồng, định kỳ sát trùng chuồng trại tẩy trùng toàn bộ lồng chuồng nuôi và khu vực xung quanh để đảm bảo môi trường sống cho thỏ hạn chế quá trình lây nhiễm bệnh cho thỏ con.
Định kỳ phòng bệnh cầu trùng cho toàn đàn hoặc sau khi tách sữa mẹ thì phòng cho đàn thỏ con bằng thuốc đặc trị cầu trùng Anti-Coc hoặc Vina-Coc và Vime-Coc SPE3 với liều lượng theo chỉ dẫn.
+ Đi ngoài phân vàng: là bệnh thỉnh thoảng xuất hiện ở thỏ con theo mẹ do nhiễm khuẩn từ môi trường sống hoặc nhiễm từ thỏ mẹ từ 7 - 10 ngày sau khi sinh, để hạn chế
43
bệnh này môi trường sống ổ đẻ phải được kiểm tra hàng ngày loại bỏ rác bẩn phân và nước tiểu thay bằng rơm rác mới. Khi thỏ mắc bệnh phải điều trị bằng các loại thuốc điều trị bệnh đi ngoài hòa với nước hút vào xilanh và bơm vào miệng cho từng thỏ con, kết hợp với cho cả thỏ mẹ uống với liều lượng lúc này phải gấp đôi so với chỉ dẫn trong vòng 3 - 5 ngày.
+ Tiêu chảy do E.coli: ổ thỏ bị ướt, đàn thỏ con lông bị bết bẩn, bắt từng con kiếm tra hậu môn, con nào ướt đít và hậu môn bị sưng loét là bị ỉa chảy. Điều trị bằng cách thay ổ mới hay thay lót ổ cho khô ráo, cho thỏ con uống thuốc kháng sinh có colistine hoặc các thuốc đặc trị tiêu chảy do vi khuẩn khác. Vệ sinh, sát trùng nguồn nước uống.
c. Các ghi chép cần thiết
Ngoài công việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn thỏ con theo mẹ cần phải theo dõi khối lượng thỏ con và các chỉ tiêu theo biểu để làm cơ sở cho việc chọn giống, các chỉ tiêu theo dõi ở các giai đoạn theo mẹ như sau:
- Theo dõi khối lượng sơ sinh: thường cân cả đàn rồi tính trung bình cho từng con, khối lượng giai đoạn được cân theo dõi ngay sau khi sinh hoặc sau khi sinh vài giờ (vì thường thỏ hay đẻ vào ban đêm). Khối lượng sơ sinh trung bình đối với các giống thỏ ngoại Newzealand phải đạt từ 50 - 60gam/con.
- Theo dõi khối lượng 21 ngày tuổi: thường cân khối lượng cả đàn rồi tính khối lượng trung bình. Theo dõi chỉ tiêu này vì thỏ con sinh ra trong vòng từ 1 - 20 ngày là chúng sống hoàn toàn nhờ vào lượng sữa mẹ cung cấp hàng ngày, do vậy
44
theo dõi khối lượng 21 ngày để đánh giá sản lượng sữa của thỏ mẹ/1 chu kỳ. Khối lượng thỏ càng to thì sản lượng sữa mẹ cao, làm cơ sở cho việc chọn giống thế hệ tiếp theo. Khối lượng 21 ngày trung bình của các giống thỏ này thường đạt 300 - 350gam/con.
- Theo dõi khối lượng cai sữa (25 - 35 ngày tuổi): Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thành tích sinh sản của thỏ mẹ. Nếu khối lượng trung bình của thỏ cai sữa càng to, tỷ lệ nuôi sống đến giai đoạn này càng cao thì thành tích sinh sản của thỏ mẹ càng tốt. Khối lượng cai sữa trung bình của các giống này phải đạt từ 500 - 600gam/con.
- Thường xuyên theo dõi trạng thái sức khỏe của thỏ để có các biện pháp can thiệp, cách ly hoặc điều trị những con ốm và mắc bệnh tránh làm lây lan cho cả đàn.