V. CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠ
2. Chế biến, bảo quản và sử dụng thức ăn thô xanh
a. Thức ăn thô xanh
Thức ăn thô xanh là các loại rau, cỏ và một số loại cây mọc ngoài tự nhiên hoặc được trồng làm thức ăn cho thỏ như: rau lang, rau muống, bắp cải,… cỏ voi, cỏ Ghinê, cỏ tạp tự nhiên,… keo dậu, sắn dây,…
- Thu cắt và chế biến:
Thời điểm thu cắt tốt nhất là vào lúc rau, cỏ khô ráo (cuối buổi sáng hay buổi chiều những ngày không mưa).
Độ tuổi cỏ vừa đủ tái sinh, đảm bảo độ ngon miệng làm thức ăn: cỏ voi 4 - 5 đốt thân (30 - 35 ngày tuổi); cỏ Ghinê 25 - 28 ngày tuổi; cỏ Ruzi 45 - 50 ngày tuổi; cỏ Pangola 60 - 70 ngày tuổi. Ngọn lá keo dậu, sắn dây, sắn ta, dâu tằm, rau lang và rau muống có cành lá bánh tẻ, chưa rụng lá gốc.
52
Độ cao an toàn vệ sinh là trên 10cm cách mặt đất, đảm bảo vệ sinh và cho cây, cỏ tái sinh.
Các loại rau cỏ trồng dưới nước hay mọc tự nhiên dưới nước, trên bùn lầy cần thu cắt cao hơn mặt nước, bùn 20 - 30cm và chú ý loại bỏ vùng có trứng côn trùng, trứng ốc.
Các loại rau tươi khi thu cắt về phải được xử lý trước khi cho thỏ ăn như sau:
+ Loại bỏ phần gốc già, lá già úa;
+ Làm sạch: nếu bị dính đất, bẩn thì phải rửa sach; + Hong khô nước nếu rau, cỏ bị ướt nước (do rửa hay mưa, sương đêm…);
+ Phơi héo 20% đối với rau có quá nhiều nước hay thu cắt từ ruộng bùn, nước.
- Bảo quản và sử dụng:
+ Bảo quản: thường thức ăn được thu cắt để cho ăn trong ngày (24h), sau khi thực hiện các công đoạn trên cần rải rau, cỏ trên các giá cách đất thành lớp mỏng 20 - 30cm cho thoáng khí (không bị ôi, dập) tránh mưa, nắng, giữ cho tươi ngon.
+ Cắt thành đoạn ngắn 20 - 30cm trước khi cho ăn. + Cho thỏ ăn rau, cỏ làm nhiều lần trong ngày, trước khi cho ăn lần sau cần bỏ các rau, cỏ đã bị úa, ôi thiu ra khỏi máng để không ảnh hưởng đến mùi vị của thức ăn mới.
b. Thức ăn thô khô
Có thể tận dụng tốt các loại rau cỏ khô. Trong nuôi thỏ, rau cỏ khô được sử dụng với mục đích là dự trữ (cho mùa đông) và lót ổ cho thỏ.
53 - Thu cắt và chế biến:
+ Thu cắt rau cỏ để phơi khô tương tự như đối với cho ăn tươi nhưng ở độ tuổi già hơn: cỏ Ghinê 30 - 35 ngày tuổi; cỏ Ruzi 60 - 70 ngày tuổi; cỏ Pangola 80 - 90 ngày tuổi…
+ Chế biến: các loại cỏ có lá và thân lá nhỏ như Pangola, cỏ chỉ, cỏ gà, cỏ ruzi, cỏ tạp có thể cả cây. Các loại cỏ có ngọn lá to cần phải cắt ngắn 5 - 10cm trước khi phơi khô để bảo quản như: cỏ Ghinê, thân lá lạc, ngọn lá ngô, ngọn lá keo dậu, dâu tằm, sắn … có thể sấy thay cho phơi.
+ Yêu cầu đối với độ ẩm của rau cỏ khô để bảo quản là: cỏ lá hòa thảo độ ẩm 14 - 15%, cỏ lá họ đậu độ ẩm còn 12 - 13%.
- Bảo quản và sử dụng:
+ Sau khi phơi khô, cỏ hòa thảo có thể bảo quản thành đống trong nhà hay đánh cây và phủ bạt ngoài trời. Các loại rau cỏ họ đậu bắt buộc phải đựng bằng bao nilon chống ẩm và bảo quản ở nơi khô ráo.
+ Sử dụng để thay thế một phần rau cỏ xanh vào mùa đông hay để cân đối hàm lượng nước và đạm trong khẩu phần ăn cho thỏ.
+ Các loại bột lá cây họ đậu có thể trộn vào thức ăn tinh hỗn hợp cho thỏ ăn.