V. CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠ
1. Chế biến, bảo quản và sử dụng thức ăn tinh
a. Một số loại củ, hạt * Đỗ tương:
Là loại nguyên liệu thức ăn tinh giàu đạm trong chăn nuôi gia súc gia cầm. Trong nuôi thỏ, đậu tương là loại nguyên liệu thức ăn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về protein trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Chuẩn bị nguyên liệu: chọn loại không bị mốc, không bị nhiễm các chất độc như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… Hạt đậu tương lép hoặc vỏ hạt đậu tương không sử dụng làm thực phẩm cho người cũng có thể tận dụng làm thức ăn cho thỏ.
45
- Chế biến: rang chín (đây là phương pháp chế biến phổ biến hiện nay).
- Bảo quản, dự trữ: sau khi rang, đỗ tương nên đổ ra chậu, thúng, mẹt… để nguội trước khi cho vào bao tải mặt trong có nilon hoặc thùng chứa để sử dụng dần. Không đổ đỗ tương còn nóng vào ngay các dụng cụ dự trữ rồi đậy nắp kín lại vì đỗ tương bị hấp hơi và dễ bị mốc hoặc biến chất, không còn mùi vị thơm ngon nữa.
- Sử dụng: đỗ tương có thể sử dụng làm thức ăn bổ sung cho thỏ ở dạng nguyên hạt, xay vỡ hoặc nghiền bột, thường được sử dụng để trộn với các loại nguyên liệu khác như bột ngô, cám gạo, cơm nguội…Trước khi cho ăn, hỗn hợp thức ăn tinh phải được làm ẩm bằng cách trộn với nước để tránh hiện tượng thỏ bị sặc bụi khi ăn. Tỷ lệ trộn của đậu tương còn tùy thuộc vào giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu thức ăn khác kết hợp.
* Ngô (bắp) hạt:
Là loại nguyên liệu thức ăn tinh rất giàu năng lượng, có nhiều giống ngô chuyên sản xuất làm nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Chuẩn bị nguyên liệu: chọn hạt ngô không bị mốc, mối, mọt, có thể tận dụng những hạt ngô lép hoặc không đủ tiêu chuẩn dùng cho người.
- Chế biến: các phương pháp chế biến được tiến hành cụ thể như sau:
+ Nghiền: nghiền vỡ thành mảnh hoặc nghiền thành bột trước khi làm thức ăn cho thỏ.
46
+ Ủ mầm: ngô hạt được ngâm trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong khoảng thời gian từ 12 - 24 giờ, sau đó cho vào bao tải (tốt nhất là bao tải đay) hoặc thùng ủ khoảng một tuần, khi mầm ngô có chiều dài từ 05 - 07cm thì lấy ra đem cho thỏ ăn.
- Bảo quản dự trữ:
+ Ngô nghiền: nghiền ngô vừa đủ cho thỏ ăn khoảng từ 7 -10 ngày. Nếu để lâu, bột ngô sẽ bị giảm chất lượng, giảm tính ngon miệng. Ngô hạt sau khi nghiền bằng máy phải để nguội trước khi đóng gói, bảo quản, cất giữ nơi khô ráo và tránh chuột bọ xâm nhập.
+ Ngô mầm: ngô được ủ mầm phải được để nguyên trong dụng cụ dùng để ủ (bao tải hoặc thùng…) rồi lấy lần lượt từ trên xuống dưới cho thỏ ăn đến hết. Không nên đổ ngô ủ mầm ra các vật dụng chứa khác vì mầm ngô chứa nhiều nước nên dễ bị héo, thối.
- Sử dụng: ngô có thể cho thỏ ăn nguyên hạt hoặc nghiền bột được trộn với các loại nguyên liệu thức ăn khác trước khi cho thỏ ăn như bột đậu tương, cám gạo… Nếu là ngô nghiền vỡ mảnh thì thường sử dụng kết hợp với hạt đậu tương rang, còn ngô nghiền bột thì thường được trộn đều với bột đậu tương, cám gạo theo tỷ lệ nhất định.
Lưu ý: Ngô mầm có thể sử dụng làm thức ăn cho thỏ trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển thỏ đi xa trong thời gian dài mà không cần bổ sung nước uống vì trong mầm ngô có chứa hàm lượng nước cao, khi thỏ ăn sẽ không bị khát nước.
47
Sắn củ là loại thức ăn giàu năng lượng, nhưng hàm lượng protein thấp (3 - 5%), xơ thấp. Tuy nhiên sắn lát là loại có thể bảo quản và sử dụng làm thức ăn cho thỏ trong thời gian dài.
- Chế biến:
+ Sau khi thu hoạch, sắn củ được giũ sạch đất, cạo bỏ vỏ hoặc để cả vỏ;
+ Dùng máy thái hoặc dao băm nhỏ thành các lát mỏng có độ dày từ 0,3 - 0,5cm;
+ Rải mỏng ra sân phơi khô trong vòng 3-5 ngày tùy thuộc vào thời tiết.
- Bảo quản và dự trữ: sau khi phơi khô sắn lát được thu gom lại bảo quản trong bao tải nilon, thùng phi hoặc các kho chứa có kê cách mặt đất. Sắn lát cần được bảo quản ở nơi khô ráo mới dự trữ được lâu mà không bị mốc.
* Thóc hạt:
Là loại nguyên liệu thức ăn tinh rất giàu năng lượng, có nhiều giống thóc được sản xuất làm nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi.
- Chuẩn bị nguyên liệu: chọn hạt thóc không bị mốc, mối, mọt, có thể tận dụng những hạt lép hoặc không đủ tiêu chuẩn dùng cho người.
- Chế biến:
+ Nghiền: thóc có thể nghiền thành bột để trộn với một số loại thức ăn khác như: bột đậu tương, ngô, sắn… trước khi cho thỏ ăn.
48
+ Ủ mầm: thóc được ngâm trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong khoảng thời gian từ 12 - 24 giờ, sau đó cho vào bao tải (tốt nhất là bao tải đay) hoặc thùng ủ khoảng 1 tuần, khi mầm thóc có chiều dài từ 5 - 7cm thì có thể cho thỏ ăn.
- Bảo quản, dự trữ:
+ Thóc nghiền: nghiền thóc vừa đủ cho thỏ ăn khoảng 7 - 10 ngày vì để lâu, bột thóc sẽ bị giảm chất lượng, giảm tính ngon miệng. Lưu ý, thóc hạt sau khi nghiền bằng máy phải để nguội trước khi đóng gói bảo quản, cất giữ nơi khô ráo và tránh chuột bọ xâm hại.
+ Thóc mầm: thóc được ủ mầm phải được để nguyên trong dụng cụ dùng để ủ (bao tải hoặc thùng…), rồi lấy lần lượt từ trên xuống dưới cho thỏ ăn đến hết. Không nên đổ thóc ủ mầm ra các vật dụng chứa khác, vì mầm thóc chứa nhiều nước nên dễ bị héo, thối.
- Sử dụng:
+ Có thể cho thỏ ăn trực tiếp nguyên hạt hoặc được nghiền bột trộn đều với các loại nguyên liệu thức ăn khác nhau như bột đậu tương, cám gạo…
+ Thóc mầm có thể sử dụng làm thức ăn cho thỏ trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển thỏ đi xa trong thời gian dài mà không cần bổ sung nước uống vì trong mầm thóc có chứa hàm lượng nước cao, khi thỏ ăn sẽ không bị khát nước.
b. Một số loại phụ phẩm * Cám gạo:
49
- Cám gạo làm thức ăn cho thỏ cần bảo quản trong bao túi kín, cất giữ nơi khô ráo, tránh chuột bọ và tốt nhất là cám gạo sau khi mua về nên cho thỏ ăn ngay vì cám gạo rất dễ bị xuống dầu, giảm chất lượng dinh dưỡng.
- Cám gạo được sử dụng trực tiếp làm thức ăn cho thỏ hoặc trộn với các loại thức ăn khác như đậu tương, bột ngô, bột sắn… Đối với chăn nuôi thỏ cám gạo là loại thức ăn có tính ưu việt vì trong thành phần dinh dưỡng của chúng có chứa hàm lương xơ cao, rất phù hợp với sinh lý tiêu hóa của thỏ.
Lưu ý khi thấy cám gạo có hiện tượng bị đóng bánh, mùi ôi mốc thì phải ngừng ngay không nên cho thỏ ăn, tránh cho thỏ bị ngộ độc.
* Khoai lang củ loại:
Trong quá trình thu hoạch khoai lang những củ to được giữ lại làm lương thực cho người những củ nhỏ, xấu được loại ra để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Khoai lang củ chứa nhiều nước, nghèo protein, chất béo, các nguyên tố khoáng đa vi lượng, nhưng giàu tinh bột, đường và hàm lượng xơ thấp, dễ tiêu hóa
Khoai lang sử dụng cho thỏ ăn có thể để nguyên củ hoặc có thể cắt thành những lát nhỏ, tránh lãng phí thức ăn.
Khoai lang có thể được bảo quản sử dụng làm thức ăn cho thỏ trong thời gian dài. Trong thời gian bảo quản, lưu ý rải đều khoai ở những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào và không nên đổ khoai lang thành đống to dễ gây hà, thối.
50
* Rỉ mật đường:
Là loại phụ phẩm của công nghiệp chế biến mía đường. Rỉ mật đường có đặc điểm dinh dưỡng là giàu năng lượng nhưng nghèo đạm và chất xơ. Trong chăn nuôi thỏ rỉ mật đường được sử dụng để trộn với các loại nguyên liệu thức ăn khác như đậu tương, cám gạo, ngô… thành dạng bánh sau đó cho thỏ ăn. Tỷ lệ trộn rỉ mật đường trong hỗn hợp bánh này thường là từ 30 - 35%. Các loại nguyên liệu như đỗ tương, cám gạo, ngô… được trộn đều với nhau trước, rỉ mật đường được trộn vào hỗn hợp sau cùng. Hỗn hợp sau khi được trộn thường được sử dụng là thức ăn cho thỏ trong khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày.
Trong quá trình bảo quản rỉ mật, lưu ý rỉ mật phải được chứa trong các thùng chứa, tốt nhất là cá thùng chứa này nên để trong kho, tránh tiếp xúc trực tiếp với mưa, nắng.
c. Một số công thức hỗn hợp làm thức ăn cho thỏ
Dựa trên những nguyên liệu thức ăn sẵn có, dưới đây là một số công thức phối trộn thức ăn tinh cho thỏ:
Công thức 1 Công thức 2 - Cám gạo - Ngô mảnh - Đậu tương - Premix vitamin - Premix khoáng 40% 35,5% 22% 0,5% 2% - Cám gạo - Ngô mảnh - Đậu tương - Premix vitamin - Premix khoáng 50,5% 21% 26% 0,5% 2% Tổng cộng 100% 100%
51
Công thức 3 Thành phần thức ăn Khối lượng
(g)
Thành phần dinh dưỡng
Bột đường Đạm Xơ thô
Ngô nghiền mảnh 50 34,2 4,2 2,0
Thóc tẻ nghiền 50 20,5 2,7 11,2
Tấm gạo 70 51,0 5,9 0,6
Đậu tương nghiền 200 54,2 65,3 25,3
Cám gạo sát 450 172,3 43,6 88,2 Khô dầu lạc ép cả vỏ 150 53,2 31,2 36,6 Muối ăn 5 Premix vitamin 5 Premix khoáng 20 Tổng số 1000 388,4 152,9 163,9