DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ TRUYỀN NGOÀI NHÂN
BÀI 19 :TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I.MỤC TIÊU: Giải thích được quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến. Nêu được thành tựu tạo giống thực vật bằng công nghệ tế bào. Trình bày được kĩ thuật nhân bản vô tính ở động vật. Trọng tâm: quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
Giáo án Sinh 12 Kim Hằng II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : hình 19 SGK
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là ưu thế lai ? Nêu phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai. 2.Bài mới :
Hoạt động 1: I.TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
.HV: nghiên cứu I.1 .GV:Làm thế nào để chọn ra các cá thể có gen và tổ hợp gen mong muốn? . GV:Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước như thế nào ?
.HV: nghiên cứu I.2 .GV: Một số thành tựu tạo giống ở VN?
.GV: Cách thức nhận biết sơ bộ các cây 4n trong số các cây 2n.
I.Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến 1.Quy trình
.Dùng các tác nhân đột biến khác nhau để tạo nguồn biến dị rồi từ đó chọn ra các cá thể có gen và tổ hợp gen mong muốn. .Các bước của quy trình:
+Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến với cường độ liều lượng thích hợp, thời gian xử lí thích hợp.
+Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình đột biến mong muốn.
+Tạo dòng thuần chủng.
2.Một số thành tựu tạo giống ở VN
.Trên đối tượng vi sinh vật, thực vật, các nhà di truyền học sử dụng tia phóng xạ hoặc hóa chất tạo ra nhiều chủng vi sinh vật , giống cây trồng như lúa, đậu tương … có nhiều đặc điểm quý.
.Sử dụng côsixin tạo ra được giống cây dâu tằm tứ bội, sau đó lai nó với dạng lưỡng bội để tạo ra dạng tam bội có năng suất suất lá cao dùng cho ngành chăn nuôi tằm. ( Cây 4n có cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá to hơn cơ quan sinh dưỡng cây 2n)
.Không gây đột biến ở động vật bậc cao vì hệ gen của chúng phức tạp, đột biến làm mất cân bằng hệ gen dẫn đến rối loạn về sinh lí, giảm sức sống , giảm khả năng sinh sản, có khi gây chết.
Hoạt động 2 : II.TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
.HV: nghiên cứu II.1 .GV: Lai tế bào sinh dưỡng ( xôma) là gì? .GV: Cách tiến hành?
II.Tạo giống bằng công nghệ tế bào 1.Công nghệ tế bào thực vật
a.Lai tế bào sinh dưỡng ( xôma) là sự dung hợp 2 tế bào trần khác loài , tạo tế bào lai chứa 2 bộ NST 2n của 2 tế bào gốc.
.Cách tiến hành :
+Loại bỏ thành tế bào, tạo tế bào trần.
+Nuôi tế bào trần khác loài trong môi trường đặc biệt để chúng dung hợp nhau .Để tăng tỉ lệ kết thành tế bào, người ta sử dụng vi rút Xenđê đã giảm hoạt tính hoặc dùng xung điện cao áp…
+Dùng môi trường chọn lọc để phân lập những dòng tế
Giáo án Sinh 12 Kim Hằng .GV: Ý nghĩa? VD tạo cây
lai giữa khoai tây và cà chua
.GV: Ngoài lai tế bào xôma, còn cách nào lai tế bào TV không?
.GV: Kết quả? .HV: nghiên cứu II.2 .GV: trong tự nhiên có nhân bản vô tính ở động vật không? .GV: người ta có thể tiến hành nhân bản vô tính ở động vật không ?
.GV: Kĩ thuật nầy cho phép tạo ra giống ĐV mang gen người, nhằm cung cấp cơ quan nội tạng của người cho việc thay thế, ghép nội quan cho người bệnh mà không bị hệ miễn dịch của người loại thải.
.GV: Cấy truyền phôi là gì?
.GV:Áp dụng đối với thú quý hiếm hoặc các giống vật nuôi sinh sản chậm và ít như bò
bào lai phát triển bình thường.
+Dùng hoocmôn kích thích tế bào lai phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.
.Ý nghĩa: tạo ra giống mới mang đặc điểm 2 loài có nguồn gen rất khác nhau mà lai hữu tính bình thường không thục hiện được.
b.Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm, phát triển thành cây đơn bội (n) →tạo giống cây trồng
.Từ 1 tế bào đơn bội (n) được nuôi trong ống nghiệm → tạo các mô đơn bội, xử lí hóa chất côsixin gây lưỡng bội hóa tạo nên cây lưỡng bội hoàn chỉnh.
.Kết quả: tạo cây lưỡng bội có kiểu gen cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen
2.Công nghệ tế bào động vật a.Nhân bản vô tính động vật
+ Nhân bản vô tính động vật trong tự nhiên: hợp tử trong những lần phân chia đầu tiên vì lí do nào đó tách ra thành nhiều phôi riêng biệt →các cá thể giống nhau.
+ Nhân bản vô tính động vật nhân tạo : nhân bản cừu Dolly . Nhân bản vô tính động vật nhân tạo được nhân bản từ tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục , chỉ cần tế bào chất của trứng
.Kĩ thuật nầy cho phép nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm, nhân bản động vật biến đổi gen, hoặc tăng năng suất trong y học, chăn nuôi
b.Cấy truyền phôi : cắt phôi động vật thành nhiều phôi, cấy các phôi nầy vào tử cung các con vật khác nhau, tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.
IV. CỦNG CỐ :
1.Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
2. So sánh công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật V.DẶN DÒ
.Trả lời câu hỏi và làm bài tập trang 82
Giáo án Sinh 12 Kim Hằng