DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ TRUYỀN NGOÀI NHÂN
Bài 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
BIỂU HIỆN CỦA GEN
I.MỤC TIÊU Học sinh:
-Hiểu được khái niệm ,phân biệt được thường biến và mức phản ứng.
-Phân biệt được sự khác nhau giữa đột biến và thường biến về tính chất ,biểu hiện,ý nghĩa. -Xác định được mối quan hệ của kiểu gen – môi trường – kiểu hình.Qua đó thấy rõ ý nghĩa của mối quan hể đó trong thực tiễn sản xuất.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC
Một số hình ảnh hoặc trang vẽ t/n của SV :cây mao lương ,rau mác , con tắc kè hoa. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
-Làm thế nào dể có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?
2.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
GV đặt vấn đè thực tế con đường từ gen tới tính trạng rất phức tạp.
*Hoạt động 1
GV nêu bài toán ở hoa liên hình có 2 giống hoa đỏ và hoa trắng.
Ptc: hoa đỏ x hoa trắng F1: 100% hoa đỏ F1 x F1 → F2: 3 đỏ :1 trắng
?Cho biết tính trạng trội lặn gen qui định tính trạng?
?Màu sắc hoa phụ thuộc yếu tố nào : Nhưng khi đem trồng cây
Hoa đỏ(tc) 350C hoa trắng Hoa đỏ (tc) 200C hoa đỏ Hoa trắng (tc) 350C hoa trắng Hoa trắng (tc) 200C hoa trắng
?Giống hoa đỏ thuần chủng hình thành màu sắc của hoa phụ thuộc vào 2 yếu tố là kiểu gen và nhiệt độ môi trường .
?Giống hoa trắng thuần chủng hình thành màu sắc của hoa có phụ thuộc vào các yếu tố nào ?
HS trả lời được :Giống hoa trắng thuần chủng hình thành màu sắc hoa chỉ phụ thuộc vào kiểu gen .
*Hoạt động 2
I-CON ĐƯỜNG TỪ GEN ĐẾN TÍNHTRẠNG TRẠNG
Gen(ADN) → mARN → Prôtêin → tính trạng
-Qúa trình biểu hiện của gen ua nhiều bước nhưng có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài chi phối.
II-SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENVÀ MÔI TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG
-Kiểu hình của cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Kết luận:
-Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã có sẵng mà chỉ truyền một kiểu gen .
-Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường .
-Môi trường quy định kiểu hình cụ thể trong giời hạn mức phản ứng do kiểu gen quy định .
-Kiểu hình là kết quả của sự tác động giữa kiểu gen và môi trường.
II-THƯỜNG BIỀN(dành cho chương trình nâng cao)
-Thưoờng biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng 1 kiểu gen được phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh
Giáo án Sinh 12 Kim Hằng GV tiếp tục phân tích ví dụtrên .
?Nguyên nhân nào làm phát sinh thường biến ?
?Các sinh vật cùng loài phản ứng như thế nào trước cùng một điều kiện môi trường ? Theo hướng nào ?
?Thường biến có di truyền không ?Tại sao? ?Thường biến có ý nghĩa gì đối với đời sống sinh vật ?
?Hậu quả và ý nghĩa của thường biến là gì?
*Hoạt động 3
GV cho HS đọc mục III
GV nêu ví dụ :ở gà ,nuôi bình thường → 2kg,lông vàng.
+Nuôi tốt :→ 2,5 kg ,lông vàng + Nuôi rất tốt → 3 kg ,lông vàng + Nuôi không tốt → 1,0 kg
→ Thường biến có giới hạn → mức phản ứng .
? Chế độ nuôi dưỡng ảnh hưởng lớn đến P nhưng ít ảnh hưởng màu lông ?
Mỗi kiểu gen có mức phản ứng khác nhau?
Trong sản xuất phải làm thế nào đạt và vượt năng suất ?
?Muốn tăng năng suất ta phải làm gì ? ?Muốn giữ vững năng suất cần đảm bảo khâu gì trong sản xuất nông nghiệp?
hưởng của điều kiện môi trường .
-Nguyên nhân :Do tác động trực tiếp của môi trường sống .
-Tính chất :
+Xảy ra đồng loạt ,định hướng ,có thể xác định được.
+Không làm biến đổi kiểu di truyền nên không di truyền cho thế hệ sau.
-Hậu quả :Tạo sự khác bioệt giữa các cá thể trong loài .
-Ý nghĩa :Giùp sinh vật biến đổi và thích nghi kịp thời với những thay đổi của môi trường.
III-MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN1.Khái niệm 1.Khái niệm
-Mức phản ứng là giới hạn của thường biến của cùng một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau .
Ví dụ:Lúa Trân Châu lùn:100tạ/ha/vụ
2.Đặc điểm:
-Mức phản ứng do gen quy định trong cùng một kiểu gen ,mỗi gen có một mức phản ứng riêng .
-Mức phản ứng thay đổi tùy theo từng loại tính trạng .
-Một số tính trạng ở sinh vật có mức phản ứng rộng hoặc hẹp.Mức phản ứng càng rộng ,sinh vật càng dễ thích nghi .
-Di truyền được vì do kiểu gen quy định
3.Ý nghĩa
Giống → kĩ thuật → năng suất .
-Đẩy mạnh công tác giống :chọn, cải tạo, lai giống.
-Tăng cường các biện pháp kĩ thuật :xử lí, chăm sóc, phòng trừ bệnh …
-Xác định đúng thời gian thu hoạch IV.CỦNG CỐ
-Hãy phân biệt thường biến và mức phản ứng của tính trạng? -So sánh tính chất biểu hiện của đột biến và thường biến? V.BÀI TẬP VỀ NHÀ
*Chuẩn bị câu hỏi 1, 2,3 và 4 SGK
Phần bổ sung kiến thức:
Đọc mục “Em có biết “ trang 59 SGK
Giáo án Sinh 12 Kim Hằng