Thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 34)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.5. Thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh

của sinh viên

Về khái niệm thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên cũng có nhiều quan điểm khác nhau.

A.V. Petrovxki và các đồng nghiệp xem thích ứng với hoạt động học của sinh viên là một quá trình phức hợp, nhiều mặt và diễn ra nhiều cấp độ nhƣ sự thích ứng của ngƣời học đối với hệ thống học tập mới, đối với sự thay đổi chế độ làm việc và nghỉ ngơi, đối với việc hòa nhập trong tập thể mới

Theo tác giả Nguyễn Minh Đức cho rằng: sự thích ứng với hoạt động học tập là quá trình biến đổi trong đời sống tâm lý và hệ thống hành vi của ngƣời học, là quá trình ngƣời học lĩnh hội phƣơng thức hoạt động, ứng xử phù hợp đáp ứng đƣợc những yêu cầu của hoạt động học tập, hình thành đƣợc cấu tạo tâm lý mới tạo nên tính chỉnh thể của hành vi và hoạt động, đảm bảo cho học sinh tham gia hoạt động này có kết quả [10].

Theo Hoàng Trần Doãn thì thích ứng học tập là một quá trình thích nghi đặc biệt của cá nhân đối với điều kiện mới, là sự thâm nhập của cá nhân vào điều kiện mới một cách thuần thục và chính trong quá trình đó, con ngƣời không thụ động mà đƣợc bộc lộ trong quá trình hoạt động có đối tƣợng nhƣ một chủ thể động [8].

Nhƣ vậy, các tác giả trên đã nhấn mạnh vào tính tích cực và chủ động của ngƣời học. Đây cũng là yêu cầu hết sức quan trọng trong việc đổi mới phƣơng pháp học tập hiện nay.

Theo chúng tôi, thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên theo phương

thức đào tạo tín chỉ là một quá trình người sinh viên tích cực, chủ động, hoà nhập vào các điều kiện học tập, nội dung và phương pháp học tập mới, những yêu cầu, đòi hỏi mới của học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ để từ đó người học có những hành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi đó. Thông qua quá trình đó sinh viên thu nhận những tri thức mới, rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo mới để đạt hiệu quả cao trong học tập theo phương thức tín chỉ.

31

* Các chỉ số của sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ thể hiện trên các mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi.

- Thích ứng về mặt nhận thức: Nhận thức của ngƣời học là quá trình cá nhân khám phá, tìm hiểu các đặc điểm và lĩnh hội quy luật của sự vật hiện tƣợng trong thế giới khách quan. Nếu khả năng nhận thức tốt, nhanh nhạy, phù hợp với quy luật khách quan thì sẽ giúp quá trình thích ứng với hoạt động học tập diễn ra nhanh chóng, dễ dàng. Ngƣợc lại, nếu khả năng nhận thức hạn chế thì sẽ là rào cản làm cá nhân nắm bắt vấn đề chậm hơn, không toàn diện và quá trình thích ứng khó khăn hơn. Theo chúng tôi, thích ứng về mặt nhận thức của sinh viên với hoạt động học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ bao gồm:

+ Nhận thức về vai trò của sự thích ứng đối với hoạt động học tập theo phƣơng thức ĐTTC

+ Nhận thức về các đặc điểm, mục đích của việc tổ chức hoạt động học tập theo phƣơng thức ĐTTC

+ Nhận thức về mức độ quan trọng của các hình thức học tập theo phƣơng thức ĐTTC (tự học, học tập trên lớp, làm việc theo nhóm, thảo luận)

- Thích ứng về mặt thái độ: Dù trong bất kỳ hoạt động nào, bản thân những ngƣời tham gia đều bày tỏ thái độ của mình và điều này cũng thể hiện rõ nét trong quá trình học tập của sinh viên. Những sinh viên làm chủ đƣợc cảm xúc biểu hiện ở chỗ biết tạo ra sự hài lòng, thoải mái và sự hứng thú, biết đƣa ra những đánh giá và nhận định phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và biết điều khiển, điều chỉnh diễn biến tâm lý của mình thì thƣờng thích ứng rất tốt với hoạt động học tập, đồng thời luôn chủ động lựa chọn đƣợc phƣơng pháp học tập phù hợp với mục đích, nội dung, yêu cầu của hoạt động học tập nhằm đạt đƣợc kết quả tốt. Ngƣợc lại, những sinh viên có biểu hiện thiếu kiềm chế cảm xúc, tình cảm, không hài lòng, mệt mỏi, căng thẳng, hay lo lắng, thiếu tự tin, thậm chí thờ ơ với hoạt động học tập thì họ thƣờng thích ứng rất kém với hoạt động học tập. Thích ứng ở mặt thái độ bao gồm:

+ Thái độ với những quy định trong quy chế và thông tin về ĐTTC + Thái độ với những quy định về thời gian học, thời gian thi

+ Thái độ với việc kiểm tra - đánh giá của trƣờng + Thái độ về những quy định về việc đăng ký môn học

32

+ Thái độ về nội dung đào tạo và cung cấp đề cƣơng môn học + Thái độ về phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên

+ Thái độ về cơ sở vật chất phục vụ học tập

+ Thái độ với các hình thức học tập theo phƣơng thức ĐTTC (tự học, học tập trên lớp, làm việc theo nhóm, thảo luận)

- Thích ứng ở mặt hành vi: Đây là những biểu hiện cụ thể của chủ thể hoạt động học tập ra bên ngoài. Những ngƣời thích ứng tốt trong hoạt động học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ thƣờng có biểu hiện chủ động, tích cực trong các hoạt động học tập. Thích ứng ở mặt hành vi bao gồm:

+Hành vi lập kế hoạch học tập và việc thực hiện kế hoạch này

+Mức độ tích cực trong việc chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp và tham gia ý kiến xây dựng bài trong các buổi học và thảo luận

+Mức độ giải quyết các khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học +Mức độ tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập

+Mức độ giải quyết những khó khăn của sinh viên trong quá trình đăng ký môn học

+Mức độ thành thạo với các hình thức học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ (tự học, học tập trên lớp, làm việc theo nhóm, thảo luận)

+Những kiến nghị của sinh viên nhằm nâng cao sự thích ứng với HĐHT theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ

Tóm lại, sự thích ứng với hoạt động học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ của sinh viên đƣợc biểu hiện qua ba mặt trên. Ba mặt này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, là một chỉnh thể thống nhất tạo nên đời sống tâm lý của con ngƣời. Thực tiễn cho thấy rằng nếu nhận thức đúng dẫn đến thái độ đúng, thì hành vi thể hiện trong quá trình học tập đúng. Ngƣợc lại, nếu nhận thức và thái độ chƣa đúng thì hành vi cũng chƣa đúng hoặc chƣa chính xác. Do đó, muốn tăng khả năng thích ứng với hoạt động học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ của sinh viên thì cần phải chú ý quan tâm đến cả ba mặt trên.

33

Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về trường ĐHKHXH&NV

Tháng 9/1995, trên nền tảng các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trƣờng ĐHKHXH&NV chính thức đƣợc thành lập và trở thành một thành viên của ĐHQGHN theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ. Đây là sự thay đổi có ý nghĩa bƣớc ngoặt, là bƣớc phát triển cao hơn của nhà trƣờng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nƣớc. Sứ mệnh của nhà truờng

đã đƣợc xác định: “Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có sứ mệnh đi

đầu trong sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”.

Trên cơ sở các khoa Văn học, Lịch sử, Ngôn ngữ, Triết học, nhà trƣờng tiếp tục thành lập một số khoa và bộ môn trực thuộc để đáp ứng nhu cầu phát triển của khoa học và xã hội: Khoa Báo chí và truyền thông, Khoa Đông phƣơng học, Khoa Quốc tế học, Khoa Du lịch học, Khoa Tâm lý học, Khoa Xã hội học, Khoa Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng, Khoa Thông tin- Thƣ viện, Khoa khoa học Quản lý, Khoa học chính trị, Khoa Xã hội học, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt và Bộ môn Nhân học

Thành tích về đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng đƣợc thể hiện thông qua các danh hiệu: Huân chƣơng Lao động hạng Nhất năm (1981), Huân chƣơng Độc lập hạng Nhất (2001), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2005), Huân chƣơng Hồ Chí Minh (2010); 10 nhà giáo đƣợc tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh và 16 nhà giáo đƣợc tặng Giải thƣởng Nhà nƣớc về khoa học, công nghệ; 25 nhà giáo đƣợc phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 56 nhà giáo đƣợc phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ƣu tú.

Tiếp nối truyền thống và thành tích đáng tự hào đó, Trƣờng ĐHKXH&NV đang xây dựng trƣờng thành một đại học đứng đầu đất nƣớc về khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc; Tập trung xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế trên cơ sở quốc tế hoá các chƣơng

34

trình đào tạo, đẩy mạnh các hoạt động học thuật và mở rộng quan hệ hợp tác với các trƣờng đại học đẳng cấp cao ở khu vực và trên thế giới.

* Vài nét đánh giá về đào tạo theo tín chỉ tại Trƣờng ĐHKHXH&NV

Tháng 02/2006, Đảng ủy Nhà trƣờng đã ra nghị quyết thông qua “Lộ trình đào tạo tín chỉ ở Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đến nay việc thực hiện chuyển đổi để thể hiện đƣợc sự đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đào tạo tại Trƣờng. Nhà trƣờng đã trải qua 04 năm giai đoạn lần thứ nhất của quá trình chuyển đổi từ 2006 đến 2010 và giai đoạn 2011-2015 sẽ là giai đoạn thứ hai. Đây là giai đoạn chuyển đổi theo chiều sâu. Nhìn chặng đƣờng đã qua về đào tạo tín chỉ của Trƣờng, có thể khái quát những kết quả chủ yếu nhƣ sau:

-Đã nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên về yêu cầu và nhiệm vụ của đào tạo tín chỉ.

-Thực hiện thành công kế hoạch chuyển đổi đào tạo tín chỉ giai đoạn 2006- 2010 và đang triển khai giai đoạn 2011-2015

- Tạo bƣớc chuyển biến căn bản trong xây dựng chƣơng trình đào tạo, đề cƣơng môn học, tài liệu hƣớng dẫn học tập môn học, biên soạn giáo trình và kiểm tra –đánh giá.

-Đảm bảo đƣợc các điều kiện nâng cao khả năng thích ứng với đào tạo tín chỉ và chất lƣợng học tập sinh viên

-Chất lƣợng giảng dạy và học tập không ngừng nâng cao

-Công tác sinh viên bƣớc đầu bắt kịp với tiến trình chuyển đổi đào tạo, thực hiện tốt chính sách xã hội

Với quyết tâm của Nhà trƣờng cùng với sự ủng hộ và đầu tƣ mạnh mẽ của ĐHQGHN và nỗ lực của toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, Trƣờng ĐHKHXH&NV đang xây dựng trƣờng thành một đại học đứng đầu đất nƣớc về khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc.

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu

2.1.2.1. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2011- 4/2013 - Tháng 4/2011: hoàn thành đề cƣơng nghiên cứu

35

- Tháng 4/2011- 4/2012: hoàn thành phần lý luận và nội dung của đề tài - Tháng 4/2012: tiến hành nghiên cứu thực tiễn

- Tháng 4/2012: hoàn thành phần kết quả nghiên cứu - Tháng 4/2013: hoàn thành đề tài nghiên cứu.

2.1.2.2. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

- Xây dựng hệ thống khái niệm làm công cụ nghiên cứu, cụ thể hoá dƣới các chỉ báo để có thể đo đƣợc trong thực tiễn, sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết làm cơ sở lý luận của việc nghiên cứu.

2.1.2.3. Giai đoạn khảo sát thực trạng

a/Giai đoạn khảo sát thăm dò

- Mục đích khảo sát thăm dò:

+ Hoàn thiện nội dung, hình thức của các bảng hỏi

+ Xác định những phƣơng pháp bổ trợ phục vụ cho mục đích nghiên cứu + Hình thành các phƣơng pháp xử lý kết quả nghiên cứu

- Quy trình thăm dò:

+ Sử dụng phƣơng pháp quan sát, lấy những thông tin để xây dựng bảng hỏi + Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn để làm rõ hơn những thông tin thu đƣợc từ các phƣơng pháp khác.

+ Lập phiếu điều tra mẫu (30- 50 phiếu)

b/Giai đoạn khảo sát thực trạng:

- Chọn mẫu nghiên cứu - Phân tích mẫu nghiên cứu

c/Tiến hành khảo sát:

- Thời gian khảo sát thăm dò: tháng 4- 5/2012 - Thời gian khảo sát thực trạng: 4-5/2012

2.1.3. Cách chọn mẫu nghiên cứu

Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 300 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba của 06 ngành trong trƣờng. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

36

Bảng 2.1:Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Các tiêu chí Số lƣợng Số lƣợng Tỷ lệ Khóa học NT1 150 50.0% NT3 150 50.0% Giới Nam 40 13.3% Nữ 260 86.7% Ngành Báo chí 50 16.7% Du lịch học 50 16.7%

Lƣu trữ học và quản trị văn phòng 50 16.7%

Thông tin - Thƣ viện 50 16.7%

Triết học 50 16.7% Việt Nam học 50 16.7% Kết quả học tập học kỳ 1 Xuất sắc 8 2.7% Giỏi 38 12.7% Khá 185 61.7% Trung bình 51 17.0% Không xếp loại 17 6.0%

Nơi ở hiện nay

Nhà riêng với gia đình 18 6.0%

KTX và làng sinh viên 92 30.7%

Nhà trọ 177 59.0%

Ở nhà ngƣời thân 13 4.3%

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tìm đọc, phân tích và khái quát các công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Chúng tôi xây dựng 20 câu hỏi cho đối tƣợng là sinh viên, trong đó có các câu hỏi đóng (đƣa ra các phƣơng án trả lời sẵn để ngƣời đƣợc hỏi lựa chọn), câu hỏi mở (để cho ngƣời đƣợc hỏi tự đƣa ra quan điểm của mình về vấn đề nghiên cứu) và câu hỏi kết hợp (bao gồm các phƣơng án lựa chọn sẵn và các phƣơng án do ngƣời đƣợc hỏi đƣa ra) nhằm thu thập thêm thông tin.

37

Chúng tôi chú trọng quan sát các hoạt động học tập của sinh viên tại trong lớp học, thƣ viện, các nhóm thảo luận, làm việc nhóm, qua các thời điểm đăng ký môn học.

2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

Tiến hành phỏng vấn một số khách thể là sinh viên và giảng viên, cán bộ là công tác quản lý để làm phong phú thêm kết quả nghiên cứu của đề tài.

* Đối tƣợng là sinh viên

- Đánh giá của các bạn về vai trò của sự thích ứng của bản thân mình với hoạt động học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ?

- Những thuận lợi và khó khăn của các bạn gặp phải khi đăng ký môn học? - Lý do các bạn đánh giá mức độ quan trọng của các hình thức học tập? -Thái độ của các bạn với các hình thức học tập nhƣ thế nào? Lý do nhƣ thế nào?

- Vai trò của cố vấn học tập đối với hoạt động học tập của các bạn nhƣ thế nào?

- Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tới sự thích ứng thích ứng với hoạt động của bản thân? Những đề xuất của bản thân đối với việc nâng cao sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên?

* Đối tƣợng là giảng viên, cán bộ quản lý, cố vấn học tập:

- Đánh giá của thầy cô về thực trạng thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ?

- Những cách thức quản lý sinh viên và lớp môn học đang áp dụng? Thực trạng và giải pháp

- Đánh giá của thầy cô về vai trò của cố vấn học tập

- Phƣơng pháp giảng dạy của thầy cô đang áp dụng đã phù hợp với phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ hay chƣa?

- Đánh giá thầy cô về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập theo phƣơng

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)