Tổng hợp mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 91)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1.5. Tổng hợp mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo

đào tạo tín chỉ của sinh viên trường ĐHKHXH&NV

Từ những kết quả phân tích trên, chúng tôi tổng hợp lại các yếu tố Nhận thức – Thái độ - Hành vi để từ đó đánh giá xem mức độ thích ứng của sinh viên với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC, kết quả thu đƣợc là :

88

Bảng 3.17: Tổng hợp mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên

STT Các mặt biểu hiện ĐTB Thứ bậc Tổng

1 Nhận thức 3.19 1

2.79

2 Thái độ 2.76 2

3 Hành vi 2.42 3

Biểu đồ 3.9: Mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ 14.5 24.2 29.2 32.1 0 5 10 15 20 25 30 35 Thích ứng tốt Thích ứng khá Thích ứng trung bình Thích ứng kém Mức độ thích ứng với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC

Qua bảng số liệu tổng thể cả ba mặt nhận thức – thái độ và hành vi của thích ứng với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC cho ta thấy, mức độ thích ứng của sinh viên với HĐHT ở mức độ thích ứng Khá (ĐTB=2.79).

Kết quả cho thấy có 38.7% sinh viên thích ứng ở mức độ độ khá trở lên với các hình thức học tập theo tín chỉ. Tuy nhiên vẫn còn 29.2% sinh viên thích ứng ở mức độ trung bình và 32.1% sinh viên thích ứng kém. Đây là nhóm sinh viên cần đƣợc trợ giúp rất nhiều để nâng cao khả năng thích ứng của mình với các hình thức học tập.

Trong ba mặt biểu hiện của thích ứng với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC thì mặt nhận thức có biểu hiện ở mức độ cao nhất và hơn hẳn hai yếu tố kia, ĐTB=3.19 và tiếp sau đó là thái độ với ĐTB=79 và thấp nhất là mặt hành vi với ĐTB=2.42 (mức độ thích ứng trung bình). Điều này cho ta thấy đƣợc việc tổ chức và thực hiện học tập của sinh viên theo phƣơng thức ĐTTC đang thực sự cần phải quan tâm hàng đầu để nâng cao khả năng thích ứng của sinh viên cũng nhƣ từ đó

89 nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Theo chúng tôi, ba mặt nhận thức – thái độ - hành vi là ba bộ phận cấu thành nên sự thích ứng của sinh viên với các hình thức học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ một cách tổng thể. Nó đƣợc thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.4:Mối tương quan giữa ba mặt của thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên

Ghi chú: r** khi p<0.01

Qua sơ đồ trên chúng tôi thấy rằng, với (p<0.01) và hệ số tƣơng quan r>0 điềunày chứng tỏ ba mặt mặt nhận thức – thái độ - hành vi có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ và khăng khít (p<0.01) và các mối tƣơng quan này là quan hệ tỷ lệ thuận. Ý nghĩa của mối tƣơng quan này là khi thích ứng về mặt nhận thức cao thì biểu hiện thích ứng ở mặt thái độ và mặt hành vi cùng cao. Ngƣợc lại khi thích ứng ở mặt này thấp thì cũng sẽ nhận thấy sự thích ứng ở các mặt khác thấp đi. Điều đó chứng tỏ rằng, thích ứng với các hình thức học tập nói riêng và HĐHT nói chung là sự thống nhất giữa ba mặt, mỗi mặt luôn tồn tại trong một mối quan hệ nhất định với mặt khác. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, độ mạnh giữa các tƣơng quan này lại có sự chênh lệch nhất định. Cụ thể là trong tất cả các mối tƣơng quan thì mối tƣơng quan giữa thích ứng về mặt thái độ và hành vi có hệ số tƣơng quan lớn nhất (r=0,895, p<0.01). Tiếp theo là mối tƣơng quan giữa thích ứng về mặt nhận thức với mặt thái độ (r=0,872, p<0.01) và thứ ba là mối tƣơng quan giữa mặt nhận thức và mặt hành vi (r=0,869, p<0.01). Điều này cho ta thấy thích ứng giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi luôn đi liền với nhau. Mối tƣơng quan thể hiện sự nhất quán trong mối liên hệ từ nhận thức đến thái độ và hành vi.

Đồng thời chúng tôi cũng tìm hiểu xem sự thích ứng giữa ba mặt nhận thức – thái độ và hành vi với kết quả học tập của sinh viên có mối tƣơng quan với nhau

Thái độ

Nhận thức Hành vi

.872(**) .895(**)

90

không. Kết quả cho thấy rằng, chúng có mối quan hệ với nhau (p<0.01) và tất cả các hệ số tƣơng quan đều >0 cho ta biết các mối quan hệ này có tỷ lệ thuận. Trong đó mối tƣơng quan giữa sự thích ứng về mặt nhận thức và kết quả học tập có mối tƣơng quan lớn nhất (r=0.587, p<0.01), sau đó là đến sự thích ứng về mặt hành vi với kết quả học tập (r=0.578, p<0.01) và thấp nhất là mối tƣơng quan giữa sự thích ứng về mặt nhận thức và kết quả học tập (r=0.569, p<0.01). Điều này cho thấy rằng khi sinh viên nhận thức cao, thái độ cao và mặt hành vi cũng cao thì kết quả học tập cũng cao và ngƣợc lại.

Nhƣ vậy qua phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NV đã có sự thích ứng với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC, tuy nhiên chỉ có gần một nửa sinh viên có mức độ thích ứng khá với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC

3.3.Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự thích ứng với hoạt động học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NV

3.3.1.Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường ĐHKHXH&NV

Để tìm hiểu mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan đến sự thích ứng với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC của sinh viên, chúng tôi đã đƣa ra câu hỏi: “Theo các bạn, những yếu tố khách quan nào dƣới đây ảnh hƣởng đến sự thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập?”. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.18: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên

STT Yếu tố ảnh hƣởng khách quan Tỷ lệ (%) ĐTB Ảnh hƣởng rất nhiều Ảnh hƣởng nhiều Ảnh hƣởng ít Không ảnh hƣởng NT1 NT3 Chung 1 Do cách thức tổ chức quản lý của nhà trƣờng chƣa khoa học 21.7 33.3 35.0 10.0 2.65 2.69 2.67 2 Áp lực từ cuộc sống sinh viên 29.7 28.3 10.7 31.3 2.61 2.52 2.56 3 Phƣơng pháp giảng dạy chƣa phù hợp 28.3 39.7 29.7 2.3 3.05 2.83 2.94

91 STT Yếu tố ảnh hƣởng khách quan Tỷ lệ (%) ĐTB Ảnh hƣởng rất nhiều Ảnh hƣởng nhiều Ảnh hƣởng ít Không ảnh hƣởng NT1 NT3 Chung 4

Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chƣa khách quan, chính xác 7.3 35.7 34.7 22.3 2.25 2.31 2.28 5 Khối lƣợng kiến thức mà sinh viên tiếp thu trong một ngày là quá nhiều 10.7 19.7 59.7 10.0 2.22 2.40 2.31 6 Quy trình đăng ký môn học chƣa hợp lý 32.7 49.7 10.7 7.0 3.02 3.14 3.08 7 Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo của nhà trƣờng chƣa đầy đủ, phong phú 4.0 18.7 39.7 37.7 1.98 1.80 1.89 8 Môi trƣờng đại học khác môi trƣờng phổ thông 26.0 34.0 26.3 13.7 3.25 2.19 2.72 9

Nội dung chƣơng

trình 3.7 6.3 34.0 56.0 1.51 1.64 1.58

10

Do bố trí thời gian học trên lớp cho các môn học chƣa hợp lý 26.0 34.0 18.0 22.0 2.89 2.39 2.64 11 Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập chƣa đáp ứng nhu cầu dạy, học 24.7 41.0 23.0 11.3 2.57 3.01 2.79 12 Không đƣợc hỗ trợ từ phía cố vấn học tập hoặc khoa quản lý

4.0 26.7 28.0 41.3

1.53 2.34 1.93

Qua bảng số liệu trên ta thấy các yếu tố khách quan đều có ảnh hƣởng nhất định đến mức độ thích ứng của sinh viên với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC. Mỗi yếu tố có ảnh hƣởng ở những mức độ khác nhau.

Yếu tố khách quan cản trở lớn nhất đến mức độ thích ứng với HĐHT của sinh viên theo phƣơng thức ĐTTC là “Quy trình đăng ký môn học chƣa hợp lý” với 81.4% ý kiến trả lời là “ảnh hƣởng rất nhiều và nhiều”, ĐTB=3.08. Nhƣ ở trên chúng tôi đã phân tích thì có thể thấy rằng sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong

92

quá trình đăng ký môn học, điều này dẫn tới rất nhiều các bạn sinh viên không hài lòng với hoạt động này. Điều này theo chúng tôi ghi nhận là do áp lực của việc đăng ký môn học gây cho sinh viên những trạng thái tâm lý bị căng thẳng, lo lắng trong khi việc tổ chức môn học thƣờng diễn ra vào gần cuối thời điểm của học kỳ, nhiều kỳ học diễn ra trong khi thi cũng là thời điểm rất căng thẳng của sinh viên. Đây là một trong những nguyên nhân mà sinh viên cảm thấy “sợ tín chỉ” và vì vậy rất khó mà thích ứng với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC. Điều này đƣợc thể hiện qua một

số trao đổi với sinh viên: “Vừa vào trường bọn em chưa biết tín chỉ là gì nhưng đã

bị các anh chị dọa về đăng ký môn học là rất “khủng khiếp” nên em cứ bị ám ảnh mãi”; “Thời điểm đăng ký môn học thường diễn ra trong thời gian cuối học kỳ và kéo đến thời gian thi. Mà thực tế thì ai cũng biết rồi, cứ đăng ký môn học là cả trường cứ loạn cả lên. Bọn em thì mất ngủ mấy ngày đêm chỉ để trông mong đăng ký được môn học. Kỳ nào cũng thế, khắc phục cũng khó nên bảo sao sinh viên khó thích ứng được với tín chỉ như thế”.

Yếu tố “phƣơng pháp giảng dạy chƣa phù hợp” với ĐTB=2.94 (mức độ thƣờng xuyên), đúng thứ 2/12. Trong đó có 28.3% sinh viên trả lời có “ảnh hƣởng rất nhiều”, 39% “ảnh hƣởng nhiều”, 29,7% “ảnh hƣởng ít” và chỉ có 2.3% cho rằng “không ảnh hƣởng”. Điều này xuất phát từ thực tiễn hoạt động đào tạo vì để sinh viên có thể chiếm lĩnh đƣợc tri thức ở mức độ nào ngoài yếu tố chính bản thân sinh viên thì phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên cho sinh viên là yếu tố vô cùng quan trọng. Phƣơng pháp học tập có phù hợp với môn học thì sẽ giúp sinh viên có sự thích thú từ đó khơi gợi cho sinh viên sự tìm tòi khám phá những tri thức mới. Nếu phƣơng pháp giảng dạy không phù hợp sẽ dẫn tới việc sinh viên không thích nghe giảng, không tiếp thu nội dung giảng dạy thì tất yếu sinh viên sẽ rất khó thích ứng với hoạt động học tập này. Điều này đƣợc một số bạn sinh viên chia sẻ nhƣ sau:“Nếu giảng viên mà giảng cứ như ru ngủ hoặc chỉ đọc chép thì rất khó để sinh viên thích thú được, điều này em nghĩ để học cho hiểu đã khó chứ nói gì đến thích ứng tốt với nó ạ”; “lên đại học em được học với nhiều phương pháp giảng dạy mới như xêmina, làm việc nhóm nhưng giảng viên ít khi hướng dẫn sẽ làm như thế nào nên có tham gia cũng không hiệu quả gì”.

93

vật chất phục vụ giảng dạy, học tập chƣa đáp ứng nhu cầu dạy, học”, ĐTB=2.79. Trong đó có 24.7% sinh viên cho rằng ảnh hƣởng “rất nhiều”, 41% “ảnh hƣởng nhiều”, 23% “ảnh hƣởng ít” và 11.3% là “không ảnh hƣởng”. Điều này cũng đã đƣợc chúng tôi đề cập đến khi hỏi sinh viên về mức độ hài lòng về cơ sở vật chất

của Nhà trƣờng. Cũng theo nhiều ý kiến của sinh viên cho rằng “chúng em học có

môn đến gần 120 bạn, phòng thì nhỏ, quạt thì quay lờ đờ, trời thì nóng thì thử hỏi làm sao mà học tốt được?”, “những buổi chúng em muốn học nhóm thì không biết tập trung ở đâu vì tất cả giảng đường khi học xong môn nào là đóng cửa môn đó”; “nhiều lớp học có máy chiếu nay thay mai hỏng nên nhiều khi thuyết trình nhìn hình ảnh không rõ, cứ nhập nhà nhập nhòe. Hôm nào bị như thế coi như là thuyết trình tay vo thôi ạ”.

Yếu tố “Môi trƣờng đại học khác môi trƣờng phổ thông” có ĐTB=2.72 (mức độ thƣờng xuyên), tuy nhiên lại rơi vào nhóm sinh viên NT1, ĐTB=3.25 (mức độ ảnh hƣởng rất nhiều), trong khi sinh viên NT3, ĐTB=2.19 (mức độ ảnh hƣởng ít). Đây là điều cũng dễ hiểu vì sinh viên NT1, khi mới bƣớc vào cảnh cửa đại học đặc biệt lại đƣợc chuyển sang hình thức đào tạo khác biệt với bậc học phổ thông với rất nhiều thứ mới mẻ, khác biệt đòi hỏi sinh viên phải chủ động rất cao để hòa nhập và chiếm lĩnh hoạt động này. Vì vậy mà đối với sinh viên NT1 “môi trƣờng đại học khác với môi trƣờng phổ thông” là nhân tố có ảnh hƣởng cao đến nhƣ vậy. Đồng thời, chúng ta cũng nhận thấy rằng chính “áp lực từ cuộc sống sinh viên” cũng là một trong những yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến sự thích ứng học tập của sinh viên với ĐTB=2.56 (mức độ thƣờng xuyên). Trong đó có 29% sinh viên “ảnh hƣởng rất nhiều”, 28.3% “ảnh hƣởng nhiều”, 10.7% là ảnh hƣởng ít và chiếm 1/3 tỷ lệ sinh viên cho rằng “không bị ảnh hƣởng” với tỷ lệ là 31.3%. Một thực tế là sinh viên trƣờng ĐKHXH&NV đa phần đều đến từ các vùng quê hoặc miền núi, rất ít sinh viên sinh sống tại thành phố hoặc ở Hà Nội. Trong khi đó chi phí sinh hoạt ở Hà Nội vô cùng đắt đỏ, rất nhiều sinh viên đã phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày với nỗi lo cơm, áo, gạo tiền. Bên cạnh đó, sinh viên phải đủ bản lĩnh để vƣợt qua những cám dỗ, những tệ nạn xã hội xung quanh. Chính điều này cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sự thích ứng với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC của sinh viên.

94

ĐTB =2.67 và “Do bố trí thời gian học trên lớp cho các môn học chƣa hợp lý”, ĐTB=2.67. Hai nhân tố này góp phần không nhỏ trong việc gây khó khăn cho sự thích ứng với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC của sinh viên. Thực tế hai vấn đề này chúng tôi cũng đề cập đến ở phần trên giúp nhìn nhận khách quan hơn về hai yếu tố ảnh hƣởng này. Theo chúng tôi ghi nhận đƣợc từ phía các bạn sinh viên, cách thức quản lý chƣa khoa học dẫn tới một số bạn sinh viên có biểu hiện lơ là, thậm chí còn bỏ học và học hộ nhƣng không bị phát hiện và xử lý. Đồng thời về việc bố trí thời

gian học một số bạn cho rằng: “Như thời khóa biểu của em đây chẳng hạn, em đăng

ký 7 môn thì có 2 môn là 2 tiết buổi sáng đầu buổi sáng và 2 tiết cuối buổi chiều và 2 ngày em học cả ngày. Chính vì thế những buổi học như thế em chẳng còn cách nào khác là lúc ngồi sân trường, lúc căng tin, quán nước, lúc ở thư viện vì bọn em không được vào giảng đường mà. Những ngày như thế không phải em mà ai cũng mệt cả. Những buổi học ca chiều em rất căng thẳng và mệt mỏi nên cũng không tiếp thu được gì cả”. Vì không thích ứng đƣợc với thời gian học nên thời gian sử dụng của sinh viên không hợp lý đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất vẫn đang quen với cách học ở bậc phổ thông chỉ học buổi sáng hoặc buổi chiều. Điều này cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ thích ứng với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC của sinh viên.

Đối với sinh viên thì kết quả học tập luôn có một vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá trình độ và năng lực của bản thân. Vì vậy nếu “quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chƣa khách quan, chính xác” thì sẽ có những tác động không nhỏ đến thái độ học tập của sinh viên. Chính vì điều này mà vẫn có 7.3% sinh viên cho rằng điều này sẽ “ảnh hƣởng rất nhiều”, 35.7% “ảnh hƣởng nhiều” đến sự thích ứng học tập của sinh viên.

Qua kết quả bảng số liệu trên, ta cũng thấy rằng có 10.7% sinh viên cho rằng “Khối lƣợng kiến thức mà sinh viên tiếp thu trong một ngày là quá nhiều” có “ảnh hƣởng rất nhiều” và 19.7% “ảnh hƣởng nhiều” đến sự thích ứng với HĐHT theo

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)