Khái niệm về tín chỉ

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 29)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Khái niệm về tín chỉ

Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về tín chỉ, ở đây xin nêu cách hiểu đƣợc đề cập trong “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín

chỉ” ban hành năm 2007 (thƣờng gọi là Quy chế 43)5: Tín chỉ đƣợc sử dụng để tính

khối lƣợng học tập của sinh viên. Một tín chỉ đƣợc qui định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ

sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án tốt nghiệp. Đối với những

học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu đƣợc một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân [3].

Theo quy chế 3079, ban hành tháng 10 năm 2010 của ĐHQGHN về quy chế

đào tạo tín chỉ 6, khái niệm tín chỉ đƣợc hiểu là: Tín chỉ là đại lƣợng xác định khối

lƣợng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên tích lũy đƣợc từ môn học trong 15 giờ tín chỉ thông qua các hình thức: a) Lên lớp: sinh viên học tập trên lớp thông qua bài giảng, hƣớng dẫn trực tiếp của giảng viên tại lớp học hoặc qua các lớp học video trực tuyến; b) Thực hành: sinh viên học tập thông qua thực hành, thực tập, làm thí nghiệm, làm bài tập, thảo luận, đọc và nghiên cứu tài liệu dƣới sự trợ giúp trực tiếp của giảng viên; c) Tự học bắt buộc: sinh viên tự học tập và nghiên cứu tài liệu theo hình thức cá nhân hoặc tổ/nhóm ở nhà, ở thƣ viện, trong phòng thí nghiệm, … theo kế hoạch, nhiệm vụ và nội dung do giảng viên giao, đƣợc kiểm tra để đánh giá điểm môn học.

5Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BCD&ĐT ngày 15/8/2007: Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo thệ thống tín chỉ, Hà Nội

6Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quy chế đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ban hành ngày 26/10/2010), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội

26

Giờ tín chỉ là đại lƣợng đo thời lƣợng học tập của sinh viên, đƣợc phân thành ba loại theo các hình thức dạy - học và đƣợc xác định nhƣ sau:

a) Một giờ tín chỉ lên lớp bằng 01 tiết lên lớp và 02 tiết tự học; b) Một giờ tín chỉ thực hành bằng 02 tiết thực hành và 01 tiết tự học;

c) Một giờ tín chỉ tự học bắt buộc bằng 03 tiết tự học bắt buộc nhƣng đƣợc kiểm tra, đánh giá. [7]

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)