Khái niệm sinh viên

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 30)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Khái niệm sinh viên

1.2.3.1. Định nghĩa về sinh viên

Sinh viên, tiếng Anh là Students, theo nguồn gốc tiếng Latin nghĩa là “người

làm việc nhiệt tình, người tìm hiểu khai thác tri thức”.

Theo “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên), sinh viên đƣợc hiểu là “Ngƣời học ở bậc đại học”[29]

Còn theo tác giả Vũ Thị Nho7 thì sinh viên là lứa tuổi từ sau tuổi Phổ thông

trung học đến khoảng 24-25 tuổi. Đây là lớp ngƣời đang theo học ở các trƣờng Đại học, cao đẳng, là tầng lớp tri thức của xã hội. Sinh viên là tầng lớp quan trọng trong mỗi chính thể, là đội ngũ chuyển tiếp, chuẩn bị cho nguồn lực lao động xã hội có trình độ cao của đất nƣớc.

Hoạt động chủ đạo của tuổi sinh viên là hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động nghề nghiệp.

1.2.3.2. Một số đặc điểm cơ bản của sinh viên

- Về thể chất: Đây là giai đoạn phát triển ổn định, đồng đều về hệ xƣơng, cơ bắp, tạo ra nét đẹp hoàn mỹ ở ngƣời thanh niên. Các tố chất về thể lực: sức mạnh, sức bền, dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh nhờ sự phát triển ổn định của các tuyến nội tiết cũng nhƣ sự tăng trƣởng các hoóc môn nam và nữ.

- Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ: Sinh viên là giai đoạn hoàn thiện về sự phát triển thể chất và sinh lý. Hoạt động của hệ thần kinh ở vào thời kỳ sung mãn nhất giúp sinh viên có thể tiến hành hoạt động học tập, lĩnh hội tri thức của mình ở mức độ chuyên sâu. Bản chất của hoạt động nhận thức của lứa tuổi này ở các trƣờng Đại học, Cao đẳng là đi sâu tìm hiểu những lĩnh vực, chuyên ngành khoa học cụ thể

27

nhằm trở thành những chuyên gia trong những lĩnh vực đó. Hoạt động này phải kế thừa những thành tựu đã có, đồng thời tiếp nhận và phát huy những thành tựu tri thức khoa học đƣơng đại cũng nhƣ góp phần sáng tạo ra các tri thức mới. Vì vậy, hoạt động nhận thức của sinh viên thƣờng đòi hỏi sự căng thẳng, mệt mỏi về trí tuệ và phối hợp nhiều thao tác tƣ duy nhƣ so sánh, phân tích, khái quát hoá, trừu tƣợng hoá...

- Sự phát triển về tự ý thức: Tự ý thức là một đặc điểm tâm lý quan trọng của con ngƣời, bắt đầu manh nha hình thành từ tuổi ấu thơ. Đặc điểm này giúp cá nhân tự nhận thức, đánh giá mình trong các mối quan hệ với ngƣời khác, từ đó tự điều chỉnh mình để thích nghi với xã hội và phù hợp với những định hƣớng giá trị của chính mình. Đối với sinh viên, tự ý thức là một nét phẩm chất không thể thiếu. Sự phát triển cao của đặc điểm tâm lý này giúp cho sinh viên có thể đánh giá động cơ, kết quả hành động, cũng nhƣ đánh giá tƣ tƣởng, tình cảm, phong cách đạo đức và hứng thú của chính mình, từ đó hiểu biết và có thái độ đúng đắn với chính mình và với xã hội. Tự ý thức giúp sinh viên đánh giá toàn diện và hoàn thiện nhân cách của mình cũng nhƣ tạo nên những nét độc đáo riêng của cá nhân để tự khẳng định mình trong xã hội.

- Đời sống xúc cảm, tình cảm: Thời kỳ sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ và tình cảm đạo đức. Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong quá trình học tập và đời sống của họ. Tình cảm trí tuệ biểu hiện rõ thái độ tích cực đối với việc chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; ở việc tự khám phá, lựa chọn, vận dụng sáng tạo các phƣơng pháp và phƣơng tiện học tập phù hợp với điều kiện môi trƣờng và hình thức tổ chức dạy học…nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ học tập. Đồng thời, tình cảm trí tuệ của sinh viên còn thể hiện ở việc họ tích cực học tập để trở thành chuyên gia của lĩnh vực chuyên ngành, vừa học tập chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của chuyên ngành khoa học khác đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nghề nghiệp trong tƣơng lai, của xã hội và cuộc sống bản thân. Tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ của sinh viên có chiều sâu rõ rệt, biểu hiện ở chỗ: Sinh viên có thể lý giải, phân tích một cách có cơ sở những gì mà họ yêu thích, họ có cách cảm, cách nghĩ riêng, có phong cách riêng.

28

- Sự phát triển về động cơ học tập: Một trong các hoạt động chủ đạo của sinh viên là học tập. Vì vậy động cơ học tập là một nét tâm lý quan trọng của sinh viên. Nó mang những nét đặc trƣng khác với các lứa tuổi khác. Đối với sinh viên, động cơ học tập bị chi phối bởi nhiều yếu tố cá nhân nhƣ nhu cầu, tình cảm, định hƣớng giá trị, thế giới quan, niềm tin... Ngoài ra, nó còn thể hiện rõ tính hệ thống. Hoạt động học tập của sinh viên không chỉ do một động cơ thúc đẩy mà thƣờng là rất nhiều động cơ đƣợc sắp xếp theo hệ thống. Ví dụ: các sinh viên thƣờng tham gia học tập vì động cơ nghề nghiệp, động cơ kinh tế, động cơ chiếm lĩnh tri thức, động cơ thể hiện mình,... nhƣng các động cơ này ở mỗi sinh viên khác nhau thì đƣợc sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên khác nhau. Chẳng hạn, có sinh viên thì đặt động cơ chiếm lĩnh tri thức lên hàng đầu, có sinh viên thì coi trọng động cơ thể hiện mình hơn cả.

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 30)