Thích ứng ở mặt thái độ với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 56)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Thích ứng ở mặt thái độ với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín

đào tạo tín chỉ của sinh viên trường ĐHKHXH&NV

53

vị trí hết sức quan trọng. Những sinh viên làm chủ đƣợc cảm xúc biểu hiện ở chỗ biết tạo ra sự hài lòng, thoải mái và sự hứng thú, biết đƣa ra những đánh giá và nhận định phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và biết điều khiển, điều chỉnh diễn biến tâm lý của mình thì thƣờng thích ứng rất tốt với hoạt động học tập, đồng thời luôn chủ động lựa chọn đƣợc phƣơng pháp học tập phù hợp với mục đích, nội dung, yêu cầu của hoạt động học tập nhằm đạt đƣợc kết quả tốt. Ngƣợc lại, những sinh viên có biểu hiện thiếu kiềm chế cảm xúc, tình cảm, không hài lòng, mệt mỏi, căng thẳng, hay lo lắng, thiếu tự tin, thậm chí thờ ơ với hoạt động học tập thì họ thƣờng thích ứng rất kém với hoạt động học tập.

3.1.2.1. Thích ứng ở mặt thái độ với các hoạt động đào tạo trong khi tổ chức hoạt động học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ của sinh viên

Để tìm hiểu thái độ của sinh viên với HĐHT theo phƣơng thức ĐTTC tại

trƣờng ĐHKHXH&NV, chúng tôi đã đã sử dụng câu hỏi:“Mức độ hài lòng của bạn

đối với các hoạt động đào tạo trong khi tổ chức hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ sau như thế nào?”. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.5: Mức độ hài lòng của sinh viên đối với các hoạt động đào tạo trong khi tổ chức học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ

STT Nội dung Tỷ lệ (%) ĐTB Rất hài lòng Hài lòng Ít hài lòng Không hài lòng NT1 NT3 Chung 1

Những quy định trong quy

chế đào tạo tín chỉ 16.0 33.0 34.0 17.0 2.59 2.37 2.48

2

Sắp xếp thời khóa biểu

môn học và lịch thi 30.7 40.0 18.0 11.3 2.92 2.88 2.90

3

Kiểm tra – đánh giá môn

học 18.7 58.0 15.0 8.3 3.09 2.65 2.87

4

Áp dụng phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với phƣơng thức đào tạo tín chỉ

22.3 42.3 28.7 6.7 2.71 2.91 2.80

5

Cung cấp đề cƣơng môn

học cho sinh viên 4.0 44.3 33.3 18.3 2.18 2.50 2.34

6

Công tác quản lý sinh viên

và quản lý lớp môn học 1.3 44.0 26.7 28.0 2.47 1.90 2.19

7

Thông báo từ Phòng Đào

54 STT Nội dung Tỷ lệ (%) ĐTB Rất hài lòng Hài lòng Ít hài lòng Không hài lòng NT1 NT3 Chung 8 Cách thức tổ chức đăng ký môn học 15.0 22.3 51.7 11.0 2.19 2.63 2.41 9 Cơ sở vật chất phục vụ học tập (giảng đƣờng, thƣ viện..) 1.3 44.0 26.7 28.0 2.37 2.00 2.19 10

Nội dung chƣơng trình

học 11.0 68.3 15.0 5.7 2.79 2.90 2.85

ĐTB chung 2.69 2.63 2.66

Qua ĐTB chung ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng, mức độ của sinh viên đối với các hoạt động đạo tạo trong khi tổ chức học tập theo phƣơng thức ĐTTC là ở mức độ hài lòng, ĐTB=2.66.

Qua số liệu chi tiết chúng ta thấy rằng, đại đa số sinh viên rất hài lòng đến việc “thông báo từ Phòng Đào tạo qua hệ thống Email”, tỷ lệ sinh viên rất hài lòng và hài lòng đạt 88.3%, ĐTB=3.56 (mức độ rất hài lòng). Đây là tỷ lệ rất đáng ghi nhận (10/11 phƣơng án có ĐTB dƣới 3) cho nỗ lực từ phía Phòng Đào tạo trong việc cung cấp thông tin cập nhật đến cho sinh viên. ThS. Đinh Việt Hải, phó trƣởng

Phòng Đào tạo, trƣờng ĐHKHXH&NV chia sẻ: “Đây là ứng dụng rất nhỏ của

google và hoàn toàn miễn phí nhưng có một tác dụng vô cùng lớn cho những người làm đào tạo chúng tôi. Tôi thiết nghĩ nó cũng là kênh thông tin vô cùng hữu ích đến các em sinh viên. Thực tế hiện nay, chúng tôi đều gửi tất cả các thông báo cho sinh viên từ lịch thi, thời khóa biểu, điểm, học vụ…qua hệ thống email này. Ngoài ra nó cũng giúp giảm tải công việc tiếp sinh viên cho các anh em trong phòng nhờ các ứng dụng trong đó. Sinh viên chỉ cần check mail là có thể tự tìm hiểu thông tin và giải quyết công việc”. Điều này cũng là chia sẻ của rất nhiều bạn sinh viên, cụ thể:

“Việc hàng ngày của mình là check mail sinh viên đặc biệt là khi đăng ký môn học.

Cứ đọc kỹ hướng dẫn của Phòng Đào tạo là đăng ký ngon lành” (Lê Thị Đ, NT3,

LTH&QTVP), “Giờ muốn thắc mắc gì cứ gửi thư hoặc điền thông tin qua mẫu sẵn

mà Phòng Đào tạo dùng Google docs, đỡ phải đi lại lòng vòng mất thời gian”

(Nguyễn Thị N, NT1, VNH). Tuy nhiên vẫn còn 11.6% tỷ lệ sinh viên “ít hài lòng” và “không hài lòng” với “Thông báo từ Phòng đào tạo qua hệ thống Email”. Lý do

55

cơ bản của các bạn đó là “nhiều khi viết dài dòng khó hiểu”,“nhiều khi thư không

trả lời”. Đây là điều mà Phòng Đào tạo cần lƣu ý để nâng cao chất lƣợng nhận và

thông báo thƣ cho sinh viên.

Trong hoạt động học tập thì việc giảng viên truyền đạt tri thức đến sinh viên nhƣ thế nào có một vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt trong việc tổ chức đào tạo tín chỉ, đòi hỏi giảng viên phải có sự thay đổi phƣơng pháp giảng dạy cho phù hợp nhằm giúp sinh viên lĩnh hội tri thức một cách chủ động và hiệu quả cao nhất. Điều này cũng đƣợc sinh viên hết sức quan tâm. Có 22.3% sinh viên rất hài lòng và 42.3% sinh viên hài lòng với việc “Áp dụng phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với phƣơng thức đào tạo tín chỉ”, ĐTB = 2.80, trong đó mức độ hài lòng của sinh viên

NT3 cao hơn năm thứ nhất (ĐTBNT3 =2.91 > ĐTBNT 1=2.71). Sở dĩ có điều này vì

khi sinh viên NT3 đã có thời gian học lâu dài tại trƣờng nên đƣợc áp dụng nhiều

phƣơng pháp học tập của giảng viên. “Càng học, em càng thấy giảng viên nào có

phương pháp dạy tốt thì nhiều khi em chỉ cần nghe đã hiểu rồi mà em rất nhớ

những buổi giảng đó” (Lê Thị A, NT3, DLH); trong khi đó sinh viên NT1 khi học

kỳ đầu tiên chủ yếu là môn học đại cƣơng nên chƣa nhận thức rõ nét điều này. Tuy nhiên vẫn còn 35.4% ý kiến sinh viên tỏ thái độ “ít hài lòng” với việc “áp dụng phƣơng pháp phù hợp với phƣơng thức đào tạo tín chỉ”. Điều này xuất phát từ việc một số giảng viên chƣa áp dụng phƣơng pháp giảng dạy phù hợp.

Nhiều ý kiến của các bạn sinh viên cho rằng “Nhiều thầy cô cứ vào lớp là giảng,

nhiều khi chỉ đọc chép, sinh viên ngồi học ở dưới nhiều khi mất trật tự thầy cô cũng không quan tâm”, “Thầy cô giảng nhiều vấn đề ở đâu đâu không ăn nhập với bài cả, nhiều thông tin xã hội mà thầy cô đưa ra đã không còn phù hợp với hoàn cảnh nữa”, “Một số thầy cô chỉ giảng dạy lý thuyết trong giáo trình, rất ít khi liên hệ thực tiễn, điều này khiến chúng em cảm thấy giáo điều, khô khan, rất khó tiếp thu được”, “Giờ thảo luận mà cô toàn đưa ra vấn đề rồi bạn này đến bạn khác trình

bày sau đó cô tổng hợp lại, em thấy không có không khí trao đổi gì cả”…Điều này

cho thấy phƣơng pháp giảng dạy của một số bộ phận thầy cô còn chƣa đổi mới. Một trong những mục đích của đào tạo tín chỉ là nâng cao tính chủ động, sáng tạo cho sinh viên giúp sinh viên hình thành kỹ năng tự học. Vì vậy, đòi hỏi giảng viên phải là ngƣời sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy cho phù hợp để nâng cao hiệu quả tối

56 đa năng lực của sinh viên.

Đứng thứ ba trong mức độ rất hài lòng và hài lòng của sinh viên là “việc sắp xếp thời khóa biểu môn học và lịch thi”, chiếm tỷ lệ 70.7%, ĐTB=2.90 (mức độ hài lòng). Đây là tỷ lệ rất đáng mừng vì khi chuyển đổi từ niên chế sang tín chỉ tại trƣờng vào năm 2006 đã có rất nhiều ý kiến lo lắng việc giảng dạy, học tập, thi cử

sẽ nhƣ thế nào? Mức độ hài lòng này đƣợc các bạn sinh viên lý giải “Em có thể chủ

động sắp xếp thời gian khác các buổi học ở trường để làm thêm hoặc các việc cá nhân khác” (Nguyễn Cẩm A, NT1, DLH); “Nhà trường đều xếp lịch thi theo nguyên tắc là môn trước cách môn sau ít nhất 1 ngày nên khi ôn thi em không bị quá căng thẳng” (Trần Thị L, NT1, LTH&QTVP); “Việc sắp xếp thời khóa biểu giúp bọn em có thể ra trường sớm hơn dự kiến. Các anh chị khóa trên của em đều đã tốt nghiệp trước nửa năm. Em dự kiến cũng sẽ tốt nghiệp như vậy” (Đinh Yến C, NT3, TT-TV). Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc sắp xếp thời khóa biểu các môn học cũng chƣa thực sự hợp lý, có đến 29.3% sinh viên lựa chọn phƣơng án “ít và không hài lòng”. Thời khóa biểu các môn học đƣợc trải ra trong ngày từ tiết 1 đến tiết 13 (thông thƣờng là từ tiết 1 đến tiết 10), có những sinh viên phải học 02 tiết đầu buổi sáng và 02 tiết cuối buổi chiều. Điều này sẽ khiến nhiều sinh viên mất rất nhiều thời gian đi lại hoặc nếu có ở lại thì mất cả ngày, nhiều bạn sinh viên sẽ không còn thời gian tự học. Ngoài ra, lịch học nhƣ vậy khiến nhiều sinh viên rất khó sắp xếp việc học nhóm vì mỗi bạn sinh viên một thời khóa biểu khác nhau. Ngoài ra sinh viên cũng rất khó có thể tham gia các sinh hoạt Đoàn – Hội khác. Đây cũng chính là những điểm bất cập, đòi hỏi sinh viên cần chủ động hơn trong việc bố trí thời gian học tập và công việc khác một cách hợp lý và khoa học.

Việc kiểm tra – đánh giá dù trong hình thức đào tạo và cấp bậc nào đi nữa thì đây vẫn đƣợc coi là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lƣợng đào tạo. Đối với sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NV thì có 76.7% sinh viên “rất hài lòng” và “hài lòng” với việc kiểm tra – đánh giá và tỷ lệ ít hài lòng và không hài lòng và 23.3%.

Đồng thời, chúng tôi cũng đã đƣa ra câu hỏi: “Theo các bạn, việc kiểm tra, đánh giá

kết quả môn học theo hình thức đào tạo tín chỉ ở trường ta như thế nào ? để tìm hiểu thái độ của sinh viên với việc kiểm tra – đánh giá của Nhà trƣờng. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau :

57

Biểu đồ 3.3: Thái độ của sinh viên đối với việc kiểm tra, đánh giá của Nhà trường 58 17.3 16.7 8 46 19.3 28.7 6 52 18.3 22.7 7 0 10 20 30 40 50 60 NT1 NT3 Chung

Khách quan, phản ánh chính xác quá trình học tập Tương đối chính xác Ít chính xác Không chính xác

Qua bảng số liệu trên ta thấy có 52% sinh viên cho rằng quá trình kiểm tra- đánh giá của Nhà trƣờng là “Khách quan, phản ánh chính xác quá trình học tập”, 18.3% sinh viên cho là “Tƣơng đối chính xác”. Còn 22.7% sinh viên chƣa tin tƣởng vào cách đánh giá của Nhà trƣờng nên cho rằng việc đánh giá là “ít chính xác”. 7% là tỷ lệ sinh viên thể hiện thái độ không tin tƣởng vào quá trình kiểm tra, đánh giá của Nhà trƣờng. Tỷ lệ đánh giá trên của sinh viên cũng khá tƣơng đồng với mức độ hài lòng của sinh viên vào quá trình này. Những bạn sinh viên có ý kiến không hài

lòng và cho rằng việc đánh giá là không chính xác, có sự nhìn nhận nhƣ sau: “cùng

một môn học, mỗi thầy cô cho điểm thường xuyên một kiểu, có thầy chỉ điểm danh cho điểm, trong khi em học, thì thầy bắt làm bài tập nhỏ này đến bài tập lớn kia mới có điểm. Bạn em, cứ đi học đầy đủ là được 9 điểm rồi”; “điểm danh cho điểm là không chính xác được”; “Khi đi thi môn Lịch sử văn minh thế giới, khi bóc đề mới phát hiện ra phần này mình không học vì khi dạy thầy chỉ bảo đọc sách thôi chứ có giảng đâu. Nhìn các bạn khác trong phòng thi, nhiều bạn trong phòng cùng học thầy đó mà ức không tả được”; “Bài thi khối xã hội chấm làm sao chính xác tuyệt đối được, em nghĩ nhiều khi do thầy cô khi chấm đang vui hay buồn mà thôi”. Đồng thời, ta cũng thấy sự hài lòng và mức độ tin tƣởng của sinh viên có xu hƣớng giảm

58

“Khách quan, phản ánh chính xác quá trình học tập”: NT1= 58% > NT3 = 46%). Đây là sự so sánh rất đáng phải suy ngẫm đặc biệt từ phía lãnh đạo nhà trƣờng và đội ngũ giảng viên giảng dạy cần phải đƣa ra quy trình thực sự khách quan, khoa học cho quy trình đánh giá – kiểm tra học tập của sinh viên.

Trong quá trình học tập của sinh viên theo phƣơng thức ĐTTC thì đòi hỏi sinh viên phải hiểu đƣợc nội dung chƣơng trình học tập của mình. Đây cũng là phƣơng án mà sinh viên lựa chọn ở mức độ rất hài lòng và hài lòng ở tỷ lệ cao là 79.3%, ĐTB =2.85. Đây là con số rất ấn tƣợng,vì khi sinh viên có sự hài lòng với nội dung học tập của mình sẽ thúc đẩy sự hứng thú đối với ngành học của mình. Điều này sẽ là cơ sở để giúp sinh viên có thể chủ động chiễm lĩnh tri thức với một thái độ hết sức chủ động.

Thực tiễn đào tạo khi chuyển sang phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ thì sinh viên phải tiến hành thao tác đăng ký môn học trên mạng internet (ở trƣờng ĐHKHXH&NV thì sinh viên đăng ký môn học qua Portal Sinh viên). Đây là vấn đề mà sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NV hết sức quan tâm. Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã hỏi chuyên viên Đinh Quang Hùng, cán bộ phụ trách đăng ký môn học

cho sinh viên và đã có sự lý giải nhƣ sau: “Việc sinh viên hết sức quan tâm đến

đăng ký môn học nhiều như vậy cũng là dễ hiểu thôi vì không chỉ trường mình mà tất cả các trường hợp đều như vậy. Nó giống như một “ngày hội lớn” mà đối với sinh viên thì ai cũng “căng sức ra mà chạy”… Thực tế, từ khi tôi quản lý công việc này đến nay, chưa nào năm mà không khí nó trầm lắng cả. Cứ thời gian đó thì Facebook chỉ toàn status đăng ký môn học mà thôi... ”; hoặc ý kiến của nhiều bạn

sinh viên nhƣ sau: “Cứ thời gian đăng ký môn học là bọn em ngày không dám ăn,

đêm không dám ngủ để trực đăng ký môn học”( Trƣơng Văn V, NT3, TRH), “bọn

em mới lần đầu tiên được trải nghiệm đăng ký môn học, đúng là kinh hoàng thật, bảy cung bậc tình cảm “hỷ, nộ, ái, thương, sầu, bi, thảm” đều có. Đúng là không để ý đến nó thì mình chỉ có nghỉ học mà thôi” (Nguyễn Thị Q, NT1, Du lịch học),

“không đăng ký đủ số tín chỉ thì không được học bổng, có khi phải nghỉ học nữa, mà khổ nhất là nhiều môn tiên quyết không đăng ký được mà phải chậm tốt nghiệp

đến một năm sau nữa” (Nguyễn Thị C, NT3, LTH&QTVP). Nhƣ vậy, sự quan tâm

59

viên phải thích ứng với hoạt động này. Tuy nhiên, sinh viên trƣờng ĐHKHX&NV có mức độ hài lòng và rất hài lòng chỉ ở con số khiêm tốn là 27.3% (hơn ¼ tổng số lƣợt sinh viên), trong khi, mức độ không hài lòng và ít hài lòng có tỷ lệ 62.7%, ĐTB=2.41 (Mức độ ít hài lòng). Nếu so sánh giữa sinh viên NT3 và NT1 thì có sự khác biệt rõ rệt, sinh viên NT3 có ĐTB=2.63 (mức độ hài lòng) còn sinh viên NT1 có ĐTB =2.19 (mức độ ít hài lòng). Điều này sẽ đƣợc chúng tôi tìm hiểu kỹ ở phần nghiên cứu tiếp sau.

Bất cứ một môi trƣờng nào cũng đều có những quy định, quy chế nhằm hƣớng con ngƣời vào những chuẩn mực, những giá trị cốt lõi của môi trƣờng đó. Sinh viên học tại trƣờng ĐHKHXH&NV hiện tại đang đƣợc áp dụng quy chế 3079 của Đại học Quốc gia Hà Nội về đào tạo tín chỉ. Những quy định trong quy chế này thì tỷ lệ đánh giá “rất hài lòng” và “hài lòng” và “ít hài lòng” và “không hài lòng” ở tỷ lệ gần ngang nhau, tỷ lệ 49% và 51%, ĐTB = 2.48. Trong khi rất nhiều bạn sinh

viên cho rằng: “quy chế mà nhà trường đang áp dụng có rất nhiều điểm giúp ích

Một phần của tài liệu Sự thích ứng với hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)