Quan hệ thƣơng mại xuấ t nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (giai đoạn 1995 - 2005) (Trang 29)

2.1.1. Xuất khẩu

2.1.1.1. Mở rộng quy mô và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu

Quan hệ thương mại Việt-Mỹ, kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ, đã có những bước tiến đáng kể. Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu, thị trường Mỹ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Nguồn: Trang Web http://www.census.gov

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ xét về giá trị tuyệt đối trong vòng 9 năm (1994 - 2003) tăng trưởng vững chắc. Nếu năm 1994, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ mới đạt 50,6 triệu USD, thì năm 2002 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đã là 2394,7 triệu USD, tăng gấp 47 lần so với năm 1994, làm cho tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng lên 14,5% năm 2002 trong tổng kim ngạch xuất khẩu.Trong khi đó, hàng hoá của Việt Nam xuất sang EU - thị trường có quy mô tương đương với thị trường Mỹ - tăng đều qua các năm nhưng với tốc độ khá chậm chạp. Riêng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản - một trong những thị trường truyền thống và là thị trường gần - lại diễn biến không đều và có xu hướng giảm sút.

Xét về giá trị tương đối, có thể thấy tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ như sau:

Nguồn: Trang Web http://www.census.gov

Năm 1995, sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ, tốc độ xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Việt Nam tăng gần 3 lần so với chỉ một năm trước đó (tương ứng với 293,l%). Đồng hành với xu thế này, trong ba năm liền, từ 1994 đến 1996, tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được nhịp độ tăng trưởng rất cao. Tuy nhiên, sang năm 1997, do tác động trên quy mô lớn của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Đông Á, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ giảm xuống còn 17,1% so với mức 66,8% năm 1996. Một cách tương ứng, tốc độ tăng trưởng GDP và xuất khẩu giảm xuống 8,15% và 26,6%. Năm 1998, trong khi nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam như Nhật Bản và EU lâm vào suy thoái, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ lại phục hồi, tăng 42,6% và duy trì ở mức 35% trong năm 2000. Đến năm 2001, bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu và kinh tế Mỹ ảm đạm sau sự kiện 11 tháng 9, tốc độ vẫn đạt được hơn 28,2%. Không những thế, sang năm 2002, sau một năm triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng đột biến với 128% so với năm 2001, đóng góp khoảng 90% vào tăng trưởng tổng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra thế giới [38], kéo theo tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10% trong năm đó. Kết quả này cũng đánh dấu sự hồi phục xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu suy giảm. Theo

những số liệu của 6 tháng đầu năm 2003, thì xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng vững chắc.

Như vậy, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới, thị trường Nhật và Châu Âu chưa phục hồi, thị trường trong nước suy yếu dần, thì thị trường Mỹ đã trực tiếp mở ra lối thoát cho xuất khẩu của Việt Nam. Một cách gián tiếp, việc khai thác thành công thị trường Hoa Kỳ sẽ kích thích, nâng cao trình độ sản xuất trong nước, cho phép mở rộng quy mô sản xuất nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, tạo ra phản ứng dây chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển, dẫn tới sự mở rộng của đường giới hạn khả năng sản xuất, đáp ứng nguồn hàng cho xuất khẩu. Vì vậy thêm nhiều công ăn việc làm cũng sẽ được tạo ra, thu nhập và đời sống của nhân dân được cải thiện. Đó chính là những điều kiện cần thiết cho sự thịnh vượng của một quốc gia. Mặt khác, do nhập khẩu của Việt Nam thường dựa vào ba nguồn tiền chủ yếu là viện trợ, đi vay và xuất khẩu cho nên tăng trưởng xuất khẩu còn góp phần thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ để phát triển sản xuất. Chẳng hạn, ngành dệt may của Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất cao vào thị trường Mỹ sau khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực, nhưng cũng là ngành phải nhập một lượng nguyên liệu tương đối lớn từ chính thị trường này nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ.

Sở dĩ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ có thể tăng lên nhanh chóng như vậy là do Mỹ có nhu cầu rất lớn về nhiều loại hàng hoá vốn là thế mạnh của Việt Nam. Nhưng nguyên nhân chính đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu lại xuất phát từ những nỗ lực từ cả hai phía trong việc bình thường hoá quan hệ song phương và ký kết, đưa vào thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. Theo đó, phía Mỹ dành cho Việt Nam Quy chế Tối huệ quốc (MFN) hay còn gọi là Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường (NTRs). Vì vậy, trở ngại lớn nhất đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ là thuế quan đã được giảm một cách đáng kể, mở đường cho hàng

Việt Nam thâm nhập thị trường rộng lớn và có sức mua lớn nhất, đa dạng nhất thế giới này. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác giải thích hiện tượng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng nhanh chóng trong thời gian qua, đó là tỷ giá giữa USD và VND. Đô la Mỹ, ở nhiều giai đoạn, mặc dù mất giá so với các đồng tiền khác nhưng vẫn lên giá so với đồng Việt Nam ở các mức độ khác nhau. Hơn 10 năm nay, tỷ giá giữa USD và VND chỉ có diễn biến một chiều, tức thường xuyên tăng lên: năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%, năm 1999 tăng 1,1%, năm 2000 tăng 3,4%, năm 2001 tăng 3,8%, năm 2002 tăng 2,1%. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ và sang cả các thị trường khác diễn ra khá thuận lợi và các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ có lợi do 80% tổng giá trị giao dịch ngoại thương của Việt Nam được thanh toán qua đồng ngoại tệ chủ chốt này.

Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian qua cũng cho thấy một số hạn chế. Thứ nhất, vấn đề năng lực của Việt Nam trong việc khai thác thị trường này còn khiêm tốn. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh nhưng chưa vững chắc. Trong những năm khủng hoảng kinh tế khu vực hoặc biến động lớn trên thị trường Mỹ, có thể kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng về mặt tuyệt đối nhưng tốc độ thì giảm sút rõ rệt. Ngay cả năm 2002, kim ngạch và tốc độ tăng xuất khẩu sang Mỹ rất cao nhưng một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả đó là do các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đồng loạt một cách cơ học từ các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản sang Mỹ, để hưởng lợi ích do việc giảm thuế quan mang lại. Vì thế, năng lực sản xuất là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình khai thác tiềm năng của thị trường Mỹ. Thứ hai, vấn đề khả năng cạnh tranh chưa cao cũng gây khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Mỹ tuy rất rộng lớn về mặt quy mô và đa dạng về nhu cầu nhưng lại là thị trường quen thuộc của rất nhiều nước. Hơn nữa, hệ thống quy định,

luật lệ của Mỹ đối với hàng hoá nhập khẩu rất phức tạp. Trong khi đó, đối với Việt Nam, kinh doanh trên thị trường Mỹ còn là vấn đề khá mới mẻ vì thực tế là không phải bất cứ hàng hoá nào vào được thị trường EU, Nhật Bản - là những thị trường đã khá quen thuộc với doanh nghiệp Việt Nam - thì đều vào được thị trường Mỹ. Cho nên, khó khăn và thách thức đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để có thể phát huy vai trò quan trọng của thị trường giàu tiềm năng này.

2.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam theo hướng nâng cao tỷ trọng chế biến

Cơ cấu xuất khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các ngành hàng xuất khẩu. Nó được coi là một tiêu chí đánh giá trình độ sản xuất và tính hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Việt Nam từ khi đổi mới đã đề ra chiến lược "thay thế nhập khẩu, hướng ra xuất khẩu”, tích cực cải thiện cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại, trong đó nâng cao tỷ trọng các mặt hàng có giá trị chế biến cao. Trong điều kiện và trình độ hiện nay của Việt Nam, những mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu bao gồm: dệt may, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ, gạo,... Đây là những mặt hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng bởi tận dụng được nguồn nhân lực rẻ, có kỹ thuật, tiềm năng thuỷ hải sản phong phú và nhất là phù hợp với cơ cấu phát triển mặt hàng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 1 : Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam

Mặt hàng 1995 1998 1999 2001 2002

Dầu thô (nghìn tấn) 7.652,0 12.145,0 14.881,9 16.731,6 16.853,0

Dệt may (triệu USD) 850,0 1.450,0 1.746,0 1.975 ,4 2.7 10,0

Giày dép (triệu USD) 296,4 1.031,0 1.387,1 1.559,5 1. 828,0

Hải sản (triệu USD) 621,4 858,0 973,6 1.777,6 2.024,0

Cà phê (nghìn tấn) 248,1 3 82,0 482,0 931,0 711,0 Điện tử máy tính (triệu USD) - - 585,0 695,6 505,0 Thủ công mỹ nghệ (triệu USD) 102,0 158,0 168,0 235,2 327,0 Than đá (nghìn tấn) 2.821,0 3.162,0 3.260,0 4.290,0 5.870,0

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam (Kinh tế Việt Nam và thế giới 2002 2003)

Trong những năm 1995, 1996, 1997, 1998, tài nguyên thiên nhiên và nông sản là những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Việt Nam. Đây là những mặt hàng thô, giá trị xuất khẩu không cao. Các thị trường chính của Việt Nam trong thời gian này là Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Pháp... Tuy nhiên, từ năm 1999 cho đến nay, các mặt hàng xuất khẩu có tỷ lệ chế tạo cao như: dệt may, giày dép, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng chiếm ưu thế. Trong những kết quả đáng khích lệ đó thị trường Mỹ đã có tác động đáng kể, góp phần cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ trong từng thời kỳ như sau:

Từ năm 1994 đến năm 1995, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chủ yếu thuộc nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến trong đó 3 mặt hàng có giá trị lớn nhất là cà phê, chè, gia vị: 146,5 triệu USD; cá và hải sản: 19,5 triệu USD [53]. Mặc dù Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới hàng công nghiệp nhẹ nhưng chỉ đến năm 1995, sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ, hàng công nghiệp nhẹ của Việt Nam mới thâm nhập vào thị trường Mỹ với giá trị khiêm tốn 24,4 triệu USD [41], trong đó hàng may mặc chiếm 15,1triệu USD.

Năm 1996 các mặt hàng giày dép, quần áo và hàng dệt kim Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 1996, mặt hàng

nhiên liệu khoáng và dầu mỏ của Việt Nam xuất sang Mỹ đã tăng từ 15.000 USD lên 80,6 triệu USD. Tuy có sự gia tăng nhanh như vậy, nhưng cũng chỉ bằng 1/10 giá trị xuất khẩu mặt hàng cùng loại của Việt Nam sang Nhật Bản.

Các năm tiếp theo từ 1997 đến 1999 những mặt hàng đã tận dụng được ưu thế về giá cả và sức cạnh tranh như cà phê, giầy dép, quần áo, thủy hải sản, dầu mỏ, tiếp tục khẳng định được vị trí của mình. Năm 1999, hàng điện tử máy tính của Việt Nam bắt đầu bước chân vào thị trường Mỹ tuy nhiên giá trị đạt được rất khiêm tốn. Nguyên nhân là do trước khi ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, nhiều hàng công nghiệp chế tạo xuất sang Mỹ của Việt Nam không được hưởng Quy chế Thương mại bình thường (NTRs), do đó mức thuế suất đối với các mặt hàng này cao hơn từ 5 đến 10 lần so với thuế quan Mỹ dành cho các nước khác nên chỉ có một tỷ trọng nhỏ hàng xuất khẩu của Việt Nam đi vào thị trường này (7% trong năm 2001). So sánh cơ cấu hàng xuất khẩu sang Mỹ với cơ cấu hàng sang EU, một thị trường có quy mô tương đương và lợi thế so sánh tương tự, việc không được hưởng Quy chế Tối huệ quốc đã khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ nghiêng về hàng hoá nguyên liệu (cà phê, cá và dầu thô). ảnh hưởng của việc không được hưởng Quy chế Tối huệ quốc thể hiện rõ nhất qua việc xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU năm 2001 nhiều hơn gấp 10 lần so với sang Mỹ (512 triệu USD so với 50 triệu USD) mặc dù Mỹ là nước nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới.

Đến năm 2002, sau một năm thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, với việc thuế quan áp dụng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam đã giảm từ 40% đến 70% xuống chỉ còn 3% - 4%, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh kể cả những mặt hàng vốn thuộc ưu thế của Việt Nam và những mặt hàng mà Việt Nam mới xuất khẩu. Cụ thể, bên cạnh sự bùng nổ hàng may mặc, xuất khẩu nhiều mặt hàng khác cũng tăng trưởng mạnh và có tiềm năng sinh lợi đáng kể trên thị trường Mỹ trong những năm tới, chủ yếu là hàng

công nghệ sử dụng nhiều lao động, bao gồm hàng điện tử, đồ gỗ, hàng hoá du lịch và các hàng công nghiệp chế tạo tạp phẩm khác. Xuất khẩu hàng chế tạo tăng hơn 500%, xuất khẩu hàng may mặc tăng 1769%, xuất khẩu đồ gỗ 499%, hàng hoá phục vụ du lịch 5433%, các hàng hoá chế tạo khác 847% và giày dép 70% [38]. Với kết quả này, hàng dệt may đã vươn lên đứng thứ hai, giày dép đứng thứ ba trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Như vậy, thị trường Mỹ đã mở ra khả năng cho Việt Nam xuất khẩu nhiều chủng loại hàng hoá hơn, trong đó có những mặt hàng có tỷ lệ chế biến cao. Hơn nữa, về lâu dài, thị trường Mỹ sẽ đóng vai trò là một trong những nhân tố quan trọng đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước.

2.1.1. 3. Đẩy nhanh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam

 Lĩnh vực dệt may

Hiện nay, khối lượng buôn bán hàng dệt may chiếm 5,7% tổng trị giá xuất khẩu toàn thế giới, khoảng 350 tỷ USD, trong đó 150 tỷ là hàng dệt, 200 tỷ USD là hàng may mặc sẵn [46]. EU và Mỹ là hai thị trường nhập khẩu chính, chiếm khoảng 60% giá trị của ngành dệt may thế giới [46]. Hàng năm, Mỹ phải nhập khoảng 45 - 50 tỷ USD (chiếm khoảng 6,6% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ) [5] loại hàng này, trong đó có nhiều cấp độ phù hợp với trình độ sản xuất của Việt Nam. Mỹ nhập chủ yếu từ các nước châu Á (chiếm trên 50% kim ngạch nhập hàng dệt may của nước này) [5]. Với tiềm năng nhập khẩu hàng dệt may lớn như vậy, Mỹ là một thị trường hấp dẫn nhiều quốc gia, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới, ngay cả Nhật Bản và các nước NICs Đông Á, cũng tranh thủ chiếm lĩnh thị trường dệt may này. Tại Việt Nam, ngành hàng dệt may phát triển rất mạnh vì có lợi thế là lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Hàng

năm, Việt Nam xuất khẩu gần 1,5 tỷ USD hàng dệt may ra nước ngoài, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng lên.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (giai đoạn 1995 - 2005) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)