Quy chế PNTR

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (giai đoạn 1995 - 2005) (Trang 78)

Ngày 9 tháng 12 năm 2006 Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật về Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với VN, PNTR đã được

Tổng thống Bush ký cùng với một loạt sắc thuế và dự luật quan trọng trong dự luật cả gói - vốn đã được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua từ hôm 9/12 - bao gồm từ việc cắt giảm thuế cho doanh nghiệp Mỹ cho đến mở rộng lợi ích thương mại cho một số nước đang phát triển. Việc phê chuẩn của Tổng thống Mỹ là bước cuối cùng để PNTR có hiệu lực.

Phát biểu sau khi phê chuẩn, Tổng thống Bush nói việc trao PNTR cho Việt Nam phù hợp với mong muốn thúc đẩy sự thịnh vượng chung trên thế giới của nước Mỹ, và cách tốt nhất để thực hiện mong muốn này là thông qua mở cửa thị trường và tự do thương mại. Tối 11/1 , Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và Liên minh các doanh nghiệp Mỹ ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tổ chức tiếp khách, đánh dấu việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO và sự kiện bình thường hóa hoàn toàn quan hệ Việt Nam - Mỹ. Buổi lễ diễn ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới tại Thủ đô Washington với sự tham dự của hơn 300 quan khách, gồm các Nghị sĩ Quốc hội, Đại diện Chính quyền, Bộ Ngoại giao, Thương Mại, Quốc phòng, Đại diện Thương mại Mỹ, cùng đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Mỹ và bà con Việt Kiều. Trong phát biểu tại sự kiện này, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nguyễn Tâm Chiến nói rằng hơn một thập kỷ trôi qua kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ được thiết lập, giờ đây có thể tuyên bố rằng quan hệ giữa hai nước đã bình thường hóa hoàn toàn.

"Chúng ta sẽ được chứng kiến khối lượng đầu tư và buôn bán lớn hơn và lớn hơn nữa giữa hai nước, sẽ chứng kiến các cuộc tiếp xúc chính thức ngày càng tăng giữa các cơ quan hành pháp và lập pháp hai nước, việc đa dạng hơn nữa các hình thức giao lưu, trao đổi giữa các cộng đồng văn hóa, khoa học, giữa quân đội và công dân hai nước" [50].

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - Lê Dũng - Đã ra tuyên bố bày tỏ quan điểm của Việt Nam về vấn đề này "Việt Nam hoan nghênh việc

Quốc hội Mỹ vừa thông qua dự luật về Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam. Đây là một bước đi quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân hai nước" [50].

Như vậy, kể từ nay, đạo luật bổ sung Jackson - Vanik 1974 gồm những điều khoản hạn chế thương mại áp đặt đối với Việt Nam sẽ không còn hiệu lực. Quan hệ thương mại với Việt Nam sẽ không còn bị đem rà xem xét cân nhắc hằng năm như trước đây, theo quy định của đạo luật này. Đồng thời, Mỹ sẽ dành cho Việt Nam những ưu đãi như bất cứ thành viên nào của WTO.

Nói tóm lại, Hiệp định Thương mại song phương đã mở ra cơ hội to lớn cho các nhà doanh nghiệp hai nước. Nếu như kim ngạch thương mại hai chiều năm 2001 chỉ đạt gần 1,4 tỷ USD thì con số của năm 2003 là 5,8 tỷ USD, cả năm 2004 khoảng 6 tỷ USD. Hiện Hoa Kỳ đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng tăng lên mạnh mẽ. Thương mại hai chiều tăng có lợi cho người sản suất và người tiêu dùng của cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Mới đây, đường bay thẳng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vừa được nối lại sau 30 năm gián đoạn. Đây là điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới. Về đầu tư, Mỹ đã có 266 dự án tại Việt Nam với tổng giá trị khoảng 2 tỷ USD trong đó có 219 dự án trị giá 1,3 tỷ USD đang còn hiệu lực. Nếu tính cả đầu tư của các công ty Mỹ qua nước thứ ba thì con số này khoảng 2,6 tỷ USD. Những con số trên chưa phản ánh đúng được tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước. Bởi Việt Nam và Mỹ có tiềm năng to lớn nếu không nói là vô cùng to lớn để phát triển quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư. Mỹ là thị trường rộng lớn với gần 300 triệu dân, đầy tiềm năng về nguồn vốn đầu tư, khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Việt Nam là nền kinh tế phát triển năng động, một thị trường khá lớn với trên 82

triệu dân gắn kết với thị trường tự do ASEAN với trên 500 triệu dân, đang trong quá trình hội nhập quốc tế với hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế. Đây sẽ là những điều kiện tiềm năng to lớn góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới. Nhìn lại chặng đường phát triển hơn 10 năm của quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự phát triển vượt bậc so với các giai đoạn trước đó. Nổi bật trong số đó là quan hệ xuất - nhập khẩu hàng hoá và quan hệ đầu tư. Mỹ tuy đầu tư vào Việt Nam khá muộn, trong so sánh với ngay cả một số nước ASEAN như Singapore, Malaysia v.v., nhưng mau chóng trở thành bạn hàng hàng đầu của Việt Nam. Lần đầu tiên, hàng hoá của Việt Nam cũng có cơ hội thâm nhập thị trường Mỹ. Đặc biệt, sau khi Hiệp định thương mại song phương được ký kết, chúng ta đã được hưởng quy chế buôn bán bình thường, ngày 19/12/2006 Quốc hội Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) tiếp đến tháng 1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Từ nay hàng hoá Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử mà là cạnh tranh bình đẳng cùng hàng hoá của các quốc gia là thành viên của WTO. Đánh dấu sự hội nhập thành công của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Thế Giới. Đây chính là nguồn cổ vũ, động viên, hỗ trợ vô cùng quan trọng đối với một nền kinh tế còn non yếu như Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (giai đoạn 1995 - 2005) (Trang 78)