Nhân tố Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (giai đoạn 1995 - 2005) (Trang 89)

- Các thị trường đang nổi và các nước đang phát triển

3.1.2.Nhân tố Việt Nam

Thực tế cho thấy, một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động đến triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam - Mỹ chính là những thành tựu của Việt Nam trong quá trình thực hiện đổi mới và những tác động của nó đến việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Nhờ những thành tựu đổi mới mà Việt Nam đã mở rộng được quan hệ kinh tế quốc tế của mình, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Những thành tựu đổi mới tác động đến quan hệ Việt - Mỹ ở hai khía cạnh quan trọng. Trước hết việc đổi mới đã làm cho tiềm lực kinh tế của Việt Nam lớn mạnh hơn trước, điều đó vừa tạo điều kiện vừa bắt buộc Việt Nam phải mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của mình để tiếp tục phát triển phát triển đất nước, vì Việt Nam càng phát triển càng cần có thị trường để bán sản phẩm, cần vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. Thứ hai, vị thế chính trị của Việt Nam trên thế giới và trên khu vực được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao hơn trước, Việt Nam đã thiết lập các quan hệ song phương và đa phương với nhiều nước và tổ chức quốc tế, như vậy, thế và lực của Việt Nam đã khác với thời kỳ chiến tranh và thời kỳ bị Mỹ cấm vận hoàn toàn. Chính trên vị thế mới, mối quan hệ song phương được thiết lập và tất yếu phải khác hơn trước. Bên cạnh những thành tựu của công cuộc Đổi mới, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, việc Việt Nam giành được quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) và những kết quả tích cực trong quá trình triển khai hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ được xem là quan trọng tác động chủ yếu tới triển vọng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.

 Những cam kết quan trọng

Năm 2007 đánh dấu một cột mốc cực kỳ quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Đây là bước đi dũng cảm nhất mà Việt Nam đã đạt được để tiến tới hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Trải qua 11 năm và 14 vòng đàm phán đa phương với các cuộc đàm phán quốc tế nảy lửa, ngày 11/1/2007 Việt Nam đã chính thức nhận tấm thẻ WTO. Cũng từ thời điểm đó, các cam kết gia nhập của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực.

Tự do hoá thương mại hàng hoá: khác với các quốc gia đang phát triển khác đã trở thành thành viên của WTO trong những năm gần đây, Việt Nam sẽ phải tuân thủ phần lớn các cam kết của mình khi gia nhập. Cắt giảm thuế quan sẽ phải hoàn thành trong 5 - 7 năm với những thay đổi lớn về cơ cấu thuế nhập khẩu. Thuế bình quân giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trong vòng 5 đến 7 năm. Mức thuế bình quân hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%, thực hiện trong vòng 5 đến 7 năm.

Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng gồm đường, trứng gia cầm, muối và lá thuốc lá. Riêng muối là mặt hàng WTO không coi là nông sản, do vậy thường không được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan nhưng Việt Nam kiên quyết giữ để bảo vệ lợi ích của diêm dân. Thuế nhập khẩu của các mặt hàng này sẽ rất cao nếu số lượng nhập khẩu vượt quá giới hạn cho phép. Số lượng hạn ngạch sẽ tăng 5% mỗi năm. Việt Nam cũng cam kết tham gia một số hiệp định tự do hoá theo ngành, những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để giảm thuế là từ 3 đến 5 năm.

Đáng chú ý nhất trong các cam kết của Việt Nam là các mặt hàng được cắt giảm thuế ngay từ đầu năm 2007 gồm 1812 dòng thuế, chiếm 17% biểu thuế, mức cắt giảm bình quân 44% so với hiện hành. Đây là các mặt hàng có thuế suất cao từ 30% trở lên và chủ yếu là hàng tiêu dùng nên đa số người dân sẽ được hưởng lợi. Riêng ngành dệt may có mức cắt giảm tương đối lớn và chắc chắn sẽ có tác động quan trọng đến sản xuất cũng như giá cả của nhóm này. Trong ngành may mặc, giảm từ mức trung bình khoảng 37% hiện nay xuống còn khoảng dưới 14%. Thuế nhập khẩu đối với hàng may sẵn sẽ giảm từ 50% xuống còn 20%. Hiện nay bình quân các ngành có mức bảo hộ thực tế ở khoảng 30%, việc cắt giảm thuế theo cam kết WTO sẽ giảm mức độ bảo hộ chung này xuống 15%, giảm đi 50% [10]. Mức độ chênh lệch bảo hộ giữa các ngành sẽ thu hẹp đáng kể, tức là những ngành hiện nay đang được bảo hộ cao sẽ bị ảnh hưởng. Cũng có nhiều ý kiến lo ngại việc cắt giảm thuế theo các cam kết gia nhập WTO sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách của nhà nước. Tuy nhiên có thể khẳng định về mặt trung và dài hạn những cam kết này sẽ không có khả năng gây tác động tiêu cực cho nguồn thu ngân sách của nhà nước. Kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế chỉ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hằng năm. Bên cạnh đó, nếu tính tác động giảm thuế dẫn đến tăng kim ngạch thương mại nói chung và tăng thu thuế nhập khẩu thì tác động tổng cộng từ việc giảm thuế trong hội nhập kinh tế quốc tế đến tổng thu ngân sách nhà nước sẽ thấp. Theo ước tính sơ bộ, tác động trực tiếp về cắt giảm thuế suất sẽ làm số thu giảm khoảng 10% tổng số thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu, chưa kể đến triển vọng là khi thực hiện thành công các cam kết trong WTO, có thể tăng trưởng kinh tế, nguồn thu ngân sách sẽ tăng lên …

Như vậy có thể khẳng định,việc cắt giảm thuế theo cam kết WTO sẽ thúc đẩy hơn nữa các ngành, các mặt hàng trong nước nâng cao khả năng cạnh

tranh để phát triển, chứ không phải là sự thủ tiêu các doanh nghiệp trong nước như nhiều người từng nghĩ kết quả trực tiếp nhất của việc cắt giảm thuế quan sẽ là cạnh tranh nhiều hơn giữa hàng hoá nội địa và hàng hoá nhập khẩu. Trong một số trường hợp nhất định, các nhà cung cấp trong nước cả hàng hoá và dịch vụ sẽ có tiềm năng trở nên cạnh tranh hơn. Cắt giảm bảo hộ dường như sẽ cải thiện sự sẵn có của đầu vào nhập khẩu với chi phí thấp hơn, và thường là chất lượng tốt hơn. Trong trường hợp hàng hoá và dịch vụ có thể không phù hợp với lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và có thể phải buộc giảm hoặc chấm dứt sản xuất.

Một mảng cam kết quan trọng khác nữa của Việt Nam là trao cấp thương quyền. Chính phủ Việt Nam dành quyền kinh doanh đầy đủ cho tất cả các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) không muộn hơn ngày 1/1/2007, ngoại trừ một số sản phẩm do nhà nước quản lý. Việt Nam hưởng thời gian chuyển đổi tới ngày 1/1/2009 thì mới dành cho các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài quyền nhập khẩu một số mặt hàng dược phẩm thiết yếu tới đời sống con người cũng như những sản phẩm nhạy cảm về đạo đức và trật tự xã hội và tới ngày 1/1/2011 thì mới dành cho các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài quyền xuất khẩu gạo. Quyền kinh doanh đầy đủ dành cho các cá nhân và doanh nghiệp nói trên bao gồm quyền được bán sản phẩm nhập khẩu cho mọi cá nhân hoặc doanh nghiệp có quyền phân phối sản phẩm đó tại Việt Nam. Các cam kết về quyền kinh doanh của Việt Nam sẽ áp dụng cho tất cả thành viên WTO trên cơ sở nguyên tắc MFN.

Mở cửa thị trường dịch vụ: Việt Nam cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ trong đó các ngành dịch vụ được thương lượng rất kỹ là: Dịch vụ phân phối hàng hoá, viễn thông và tài chính. Các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia cung cấp dịch vụ phân phối hàng hóa sẽ phải liên doanh với các doanh

nghiệp của Việt Nam. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, phần vốn góp của nước ngoài bị giới hạn ở mức tối đa là 49%, nhưng tỉ lệ này sẽ được dỡ bỏ vào ngày 1/1/2008. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phép làm đại lý, là nhà bán buôn và kinh doanh bán lẻ tất cả các mặt hàng nhập khẩu hợp pháp và các sản phẩm sản xuất trong nước theo quy định của pháp luật ngoại trừ xi măng, phân bón, rượu ..., sau 3 năm các hạn chế sẽ được dở bỏ và việc thành lập các đại lý cung cấp dịch vụ bán lẻ sẽ được cho phép trên cơ sở "xem xét nhu cầu của nền kinh tế” [10].

Từ 1/4/2007, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép mở ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các pháp nhân và thể nhân phải có giấy phép mới được hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Một trong số những điều kiện chính để thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 20 tỉ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. Để thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 10 tỉ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn Để thành lập công ty tài chính 100% vốn nước ngoài hay công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài hay công ty tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài hay công ty cho thuê tài chính liên doanh là tổ chức tín dụng nước ngoài phải có tổng tài sản có trên 10 tỉ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. Việt Nam coi những điều kiện này là cơ sở đảm bảo cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Về việc thành lập đại diện thương mại, ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ không được đối xử như một tổ chức hay một cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, mà sẽ được hưởng quy chế đối xử quốc gia giống như một ngân hàng thương mại Việt Nam. Đối với việc góp vốn dưới dạng mua cổ phiếu, tổng vốn sở hữu do các tổ chức và cá nhân nước ngoài nắm giữ trong một ngân

hàng liên doanh không được vượt quá 30% tổng vốn đăng ký của ngân hàng, ngoại trừ trường hợp ngoại lệ do luật Việt Nam quy định hoặc do các nhà lãnh đạo có thẩm quyền cho phép.

 Những cơ hội lớn cho Việt Nam và thương mại toàn cầu

Thế giới chào mừng Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam - Ngôi sao đang lên của thương mại thế giới, sự kiện Việt Nam được kết nạp vào WTO, tháng 1 - 2007 đã gây tiếng vang lớn đối với dư luận quốc tế. Các quan chức thương mại cao cấp của Mỹ, Ô-xtrây-li-a cùng nhiều hãng thông tấn báo chí của nước ngoài đã đánh giá tích cực, phản ánh đậm nét về bước ngoặt trọng đại này của Việt Nam.

Theo nhận định của những quan chức này thế giới sẽ được hưởng lợi từ nền kinh tế năng động của Việt Nam. Phát biểu với các phóng viên tại trụ sở của WTO ở Giơ-Ne-Vơ (Thụy Sĩ), Tổng giám đốc WTO Pa-Xcan La-Mi đánh giá Việt Nam là một trong những ngôi sao đang lên của thương mại thế giới. Ông La-mi cho rằng việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có lợi cho cả Việt Nam và WTO. Từ Oa-Sinh-Tơn, Đại diện thương mại Mỹ Xu-Dan Soáp cho biết, Mỹ rất vui mừng trước việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới. Bà Soáp khẳng định, thế giới sẽ được lợi từ việc một nền kinh tế năng động và phát triển nhanh như Việt Nam tham gia hệ thống buôn bán toàn cầu. Bà Soáp bày tỏ hy vọng sau sự kiện này, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ sẽ bước sang một trang mới. Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Ố-Xtrây-Li-A Oa-Ren Tru-Xơ bày tỏ tin tưởng, sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đẩy mạnh hơn nữa tốc độ hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Trong đánh giá hàng năm về tình hình kinh tế các nước Đông Nam Á, Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) cho rằng, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra những cơ hội mới thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.

Sự kiện này cũng đặt Việt Nam trước sự cạnh tranh quyết liệt toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam cần cải cách nhanh một số ngành công nghiệp để tận dụng triệt để những lợi ích của việc gia nhập WTO.

 Đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế

Việc gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam tiến vào thị trường lớn toàn cầu, nâng cao địa vị quốc tế và thúc đẩy hơn nữa sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ chủ động tham gia chế định chính sách mậu dịch toàn cầu, bình đẳng hưởng các đãi ngộ dành cho một thành viên WTO, sau 11 năm nỗ lực, việc Việt Nam đạt được mục tiêu gia nhập WTO chứng tỏ Việt Nam đã hòa nhập nhịp nhàng vào thế giới và tự tin bước vào vũ đài kinh tế thế giới, là nền kinh tế phát triển năng động nhất Châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ kinh tế mậu dịch với thế giới, một số quốc gia cũng sẽ dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam.

Cùng ngày, đài phát thanh “tiếng nói A-rập" đã dành toàn bộ thời lượng đưa tin về sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và chuẩn bị tổ chức Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế APEC, sự kiện quốc tế lớn nhất từ trước tới nay được tổ chức tại Việt Nam. Đài này đã điểm lại lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, tinh thần lao động cần cù, vượt khó của người Việt Nam, cũng như chính sách yêu hoà bình của Việt Nam và khẳng định rằng bằng nội lực của mình, Việt Nam đã vươn lên hàng ngũ các nền kinh tế có nhiều hứa hẹn, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu, trở thành đối tác đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế.

 Kỷ nguyên mới cho các luồng vốn đầu tư

Cùng với việc trở thành thành viên của WTO, quá trình chuẩn bị môi trường đầu tư cho sân chơi mới cũng đã được Việt Nam thúc đẩy và đất nước

này sẽ trở thành điểm thu hút đầu tư lớn của nước ngoài, ngoài việc hướng tới mở cửa thị trường các sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghiệp, Việt Nam cũng sẽ phải tăng cường bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ.

Tờ ''Thời báo Tài chính" của Đức đánh giá sự kiện này là một mốc quan trọng trong việc hòa nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Bài báo dẫn nhận định của các chuyên gia cho biết, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra một luồng sinh khí tăng trưởng mới. Báo "Làn sóng Đức" nêu rõ, Việt Nam đã thực hiện những cải cách sâu rộng trong suốt thập kỷ qua để đáp ứng các quy định về thành viên của WTO và nước này hiện đã là một trong những nền kinh tế đạt tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Tuần báo "Mail and Guardian" của Nam Phi, một trong những tờ báo có uy tín nhất của nước này, đã đăng lại bài của phóng viên AFP về việc Việt

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (giai đoạn 1995 - 2005) (Trang 89)