Triển vọng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam Mỹ

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (giai đoạn 1995 - 2005) (Trang 114)

- Các thị trường đang nổi và các nước đang phát triển

3.2.Triển vọng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam Mỹ

Những nhân tố tích cực trên đây đem lại lạc quan cho rất nhiều người. Không chỉ giới doanh nhân của Việt Nam và Mỹ đánh giá cao về Hiệp định thương mại mà dư luận quốc tế cũng cho rằng đây là cơ hội tốt cho cả hai bên. Về phía Mỹ, trong tương lai, mặc dù nền kinh tế Mỹ sẽ có những lúc thăng trầm và phải cạnh tranh gay gắt với hai trung tâm kinh tế EU, Nhật Bản nhưng Mỹ sẽ vẫn duy trì được vị thế của một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Mặc dù phải đang đối mặt với các vấn đề kinh tế như thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại, thất nghiệp nhưng nước Mỹ vẫn đang thi hành các chính sách về lãi suất, về thuế… nhằm khôi phục lại lòng tin của người tiêu dùng Mỹ, giảm tỷ lệ thất nghiệp và đưa nền kinh tế phát triển. Mặt khác, với quy mô khổng lồ của nền kinh tế Mỹ như hiện nay, có thể khẳng định rằng, Mỹ sẽ tiếp tục là quốc gia dẫn đầu thế giới về kim ngạch xuất nhập khẩu, đồng thời vẫn là nước nhập siêu lớn nhất trên thế giới. Cơ cấu thương mại của Mỹ, về cơ bản, sẽ không có sự thay đổi lớn. Mỹ chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng vốn là thế mạnh của Mỹ như các sản phẩm công nghệ cao (điện tử, phần mềm tin học, viễn thông, máy bay, ô tô.), hàng tiêu dùng cao cấp, nông sản chế biến và nhiều loại hình dịch vụ Nhập khẩu của Mỹ sẽ phần lớn vẫn là hàng tiêu dùng, nguyên liệu thô, thực phẩm, máy móc… Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của Mỹ bao trùm trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, cùng với mức độ tự do hoá thương mại ngày càng lớn trên thế giới, các công cụ bảo hộ được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đồng thời tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường này không hề suy giảm. Đó sẽ vẫn là thách thức đối với bất cứ một loại hàng hoá nào của Việt Nam có mặt trên thị trường này.

Chính sách thương mại của Mỹ trong thời gian tới là tiếp tục triển khai trên thực tế những quan điểm mà Mỹ đã đưa ra và mở rộng quy mô tác động của chính sách đó để thu lợi nhiều hơn. Mỹ phấn đấu hạ mức thuế quan trung bình trên thế giới xuống còn 0,5%. Đến lúc đó, Mỹ có thể thâm nhập hầu hết thi trường trên thế giới và hầu như không chịu tác động lớn nào. Với xu thế của thương mại thế giới là phát triển không ngừng cả về chiều sâu và chiều rộng, các nước giàu sẽ được lợi nhiều nhất và các nước phát triển ngày càng có vai trò lớn trong thương mại toàn cầu thì nước Mỹ vẫn tiếp tục là bạn hàng lớn của tất cả các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng và là một nhân tố quan trọng có tiếng nói quyết định đối với quá trình tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn thế giới.

Định hướng chung của thương mại Việt Nam được nêu trong chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010, theo đó, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2005 là 16% năm, nhập khẩu tăng bình quân 15% năm. Để đạt được mục tiêu nói trên, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: "phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả bền vững" [45; tr.24], “tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, tiến tới gia nhập WTO…" [45; tr.199] Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ được triển khai theo hướng " phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm mạnh xuất khẩu hàng thô và hàng sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao... tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất - nhập. Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước" [45; tr.24]. Nhìn chung,

trong những năm tới đây, danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ không có sự thay đổi lớn. Đến năm 2010 và 2020, Việt Nam vẫn nhập khẩu các mặt hàng như: dầu sản phẩm, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị… Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam chủ yếu là dầu thô, than đá, gạo, cà phê, dệt may, giày dép… Ngoài ra, trong bối cảnh thương mại thế giới như đã phân tích ở trên chính sách về phát triển thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng được định hướng một cách cụ thể, theo đó, Việt Nam sẽ "chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới" [45; tr.200]. Như vậy việc tăng cường quan hệ Việt - Mỹ có thể coi là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung cũng như trong định hướng xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng. Dự tính, trong 10 năm tới, thị trường Mỹ sẽ là khâu đột phá trong số các thị trường chính của Việt Nam với tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Mỹ đạt 10% vào năm 2010 và tăng lên 13 % vào năm 2020 và xuất khẩu vào thị trường này có thể tăng từ 13% (2010) lên 16% (2020). Do đó, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 sang khu vực Bắc Mỹ với trọng tâm là thị trường Mỹ, có thể tăng gấp 2 - 3 lần so với hiện nay (đạt khoảng 15 - 20%).

Bảng 14: Số liệu dự báo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường

Đơn vị: Triệu USD

STT Mặt hàng XK sang Mỹ NK của Mỹ từ các nƣớc Thị phần VN tại Mỹ (%) 1 Giày dép 1.500 180.000 8.33 2 Hàng may mặc 1.500 60.000 2.5 3 Máy móc 1.500 40.000 0.38 4 Hàng điện tử 1.500 60.000 2.5 5 Hàng khác 1000 50.000 0.2 6 Đồ chơi 1.000 20.000 5 7 Nông sản chế biến 500 12.000 4.17

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (giai đoạn 1995 - 2005) (Trang 114)