Những khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (giai đoạn 1995 - 2005) (Trang 120)

- Các thị trường đang nổi và các nước đang phát triển

3.3.1.Những khó khăn, thách thức

8 Đồ gỗ 500 20.000 2.5 9 Thuỷ sản 600 000 7

3.3.1.Những khó khăn, thách thức

Bên cạnh những mặt thuận lợi, ta cũng phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn. Thách thức lớn nhất là trình độ phát triển của Việt Nam và Mỹ quá chênh lệch. Mỹ là nền kinh tế hàng đầu thế giới trong nhiều thập kỷ nay trong khi Việt Nam chỉ là nền kinh tế nhỏ mới chuyển sang cơ chế thị trường. Hệ thống kinh tế, chính trị và luật pháp của hai nước khác nhau hoàn toàn, gây ra những xung đột, khó khăn và nhận thức không đúng của cả hai phía về nhau. Trong quá trình thực thi BTA, phía Việt Nam phải rà soát, điều chỉnh lại một loạt các văn bản pháp luật cũng như hệ thống hành chính của mình. Kinh nghiệm quốc tế trong các lĩnh vực thương mại - đầu tư của hai nước cũng có sự chênh lệch lớn.

Ngoài ra, cũng có thể kể đến một khó khăn khách quan: là một nước đi sau trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế, Việt Nam cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao hơn so với mức yêu cầu đối với các quốc gia đang phát triển trước đây.

Một khó khăn nữa có thể kể đến là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp của ta chưa cao, trong khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, tỷ lệ thuận với quan hệ kinh tế - thương mại ngày càng phát triển và mở rộng. Quá trình thực hiện Hiệp định là quá trình cọ sát lợi ích, ta phải vừa hợp tác vừa đấu tranh để bảo đảm lợi ích của mình cũng như nguyên tắc công bằng và tự do thương mại như đã nêu trong BTA. Xu hướng bảo hộ có chiều hướng tăng mạnh tại Mỹ trong thời gian gần đây đặt ra nhiều vấn đề và khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp của ta, thể hiện rõ nhất trong vụ phía Mỹ kiện các

doanh nghiệp ta bán phá giá cá và tôm, điển hình mới đây là vụ kiện ông Bửu Huy (Công ty Thủy sản An Giang) tại Bỉ về gian lận thương mại, gây thiệt hại cho ta không chỉ về vật chất mà còn cả uy tín trong kinh doanh. Các tranh chấp thương mại xảy ra là một thực tiễn trong quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế, kể cả trong quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh thân cận ở Tây Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc… và đó cũng là vấn đề khó tránh khỏi trong quan hệ kinh tế giữa ta với Mỹ cũng như các nước khác. Đây là vấn đề các cơ quan quản lý Nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp của ta cần hết sức chú ý để chủ động có biện pháp đối phó thích hợp và có chiến lược phát triển hợp lý dựa trên sự hiểu biết về thị trường, luật lệ của Mỹ cũng như của các thị trường khác.

Thách thức lớn phải nói đến là khả năng cung cấp và xúc tiến của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém. Bên cạnh những yếu kém mang tính truyền thống như chủng loại hàng hoá nghèo nàn, chất lượng và mẫu mã chưa phù hợp, giá cả không cạnh tranh, năng lực tiếp thị còn kém thì một điểm yếu nổi bật của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ là quy mô sản xuất nhỏ và khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kém. Các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận thực hiện các đơn hàng số lượng lớn và thời gian giao hàng nhanh. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam thường hoạt động theo hình thức gia công, chưa đi vào sản xuất chế biến độc lập mà đối tác Mỹ không quen với hình thức nhập khẩu này. Điều này buộc các doanh nghiệp phải xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ qua trung gian tức là xuất khẩu hàng hoá được thương hiệu của một công ty nước khác, điều này làm hàng hoá của Việt Nam khó tiếp cận và tạo được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng nước Mỹ. Thêm vào đó, khả năng xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp vẫn chưa hiệu quả. Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm hiện nay được xây dựng và phê duyệt mỗi năm một lần.

Với thời gian mỗi năm một lần và phải chờ đến khi phê duyệt xong mới đi vào thực hiện nên có thể bỏ qua nhiều cơ hội tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại (tham gia hội chợ, triển lãm, tổ chức hội thảo…) hoặc không có thời gian chuẩn bị nên hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại không cao.

Môi trường cạnh tranh của Mỹ là rất quyết liệt và mạnh mẽ. Hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng vào thị trường này do nhu cầu nhập khẩu khổng lồ và đa dạng. Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đã tham gia vào thị trường này từ rất lâu và đã tạo dựng được hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phân phối trong khi Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trường này từ năm 2002 sau khi BTA có hiệu lực. Bên cạnh đó, những nước có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tương tự và có những mặt hàng chủ lực giống Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độthực sự là những đối thủ cạnh tranh lớn.

Các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước của Mỹ có xu hướng ngày càng tăng lên về số lượng cũng như thực thi. Các doanh nghiệp thực phẩm phải đăng ký cơ sở và quy trình sản xuất với cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Hàng thực phẩm phải được FDA kiểm tra trước khi nhập khẩu vào thị trường. Rất nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phải xin giấy phép khi nhập khẩu gây nên khó khăn hoặc mất thời gian. Mỹ còn đưa ra các tiêu chuẩn về lao động và môi trường. Một số mặt hàng theo yêu cầu của thị trường Mỹ phải đáp ứng được tiêu chuẩn SA8000, một tiêu chuẩn về quản trị trách nhiệm xã hội với các cải thiện về môi trường làm việc cho người lao động. Với trình độ phát triển kinh tế thấp như Việt Nam hiện nay thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được. Ngoài ra, các công cụ bảo hộ thường thấy trên thị trường Mỹ là thuế chống bán phá giá, thuế trợ cấp... trong đó Việt Nam đã từng là nạn nhân. Thậm chí hiện nay, các biện pháp chống khủng bố sau Ngày 11/9 như an ninh Container,... cũng tạo nên những rào cản mới cho hàng hoá xuất khẩu

vào Mỹ. Chi phí vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam sang Mỹ ngay cả so với các nước trong khu vực cũng cao hơn, thời gian vận chuyển cũng dài hơn do chúng ta vẫn chưa có tuyến vận tải biển trực tiếp giữa hai nước nên thường phải chuyển tải qua nước thứ ba thậm chí còn nhiều hơn. Ví dụ, hiện nay cước phí vận tải biển từ Việt Nam sang Mỹ cao hơn từ Trung Quốc sang Mỹ khoản 15 - 20%. Thời gian vận tải từ Việt Nam sang bờ Tây Mỹ trung bình khoảng 30 - 45 ngày so với từ Trung Quốc khoảng 12 - 18 ngày. Cước phí cao và thời gian vận chuyển dài là bất lợi rất khó khắc phục đối với hàng cổng kềnh, hàng giá trị thấp hoặc các hàng tươi sống.

Các nhà xuất khẩu Việt Nam thường mâu thuẫn với các nhà nhập khẩu Mỹ về điều kiện thanh toán. Do mới có quan hệ mua bán trên thị trường này nên các doanh nghiệp thường yêu cầu các nhà nhập khẩu Mỹ thanh toán bằng tín dụng thư không huỷ ngang, theo đó các nhà nhập khẩu Mỹ phải thanh toán tiền hàng ngay khi xuất trình đủ chứng từ, thông thường là trước khi hàng đến đích. Trong khi đó với những mặt hàng thực phẩm và một số mặt hàng khác phải được FDA kiểm tra trước khi cho phép nhập khẩu nên nhà nhập khẩu Mỹ không muốn thanh toán tiền trước vì sẽ gặp rủi ro phương thức thanh toán Mỹ thường sử dụng là D/A, D/P… thuận tiện và đơn giản và không gây tốn kém thì các doanh nghiệp Việt Nam lại không muốn áp dụng.

Khó khăn khác là việc tìm hiểu hệ thống luật pháp Mỹ. Có thể nói đây là một hệ thống pháp luật phức tạp và chồng chéo. Hàng hoá vào thị trường Mỹ chịu sự điều tiết của nhiều nguồn luật khác nhau. Một loại hàng hoá nhập khẩu vào thị trường có thể bị chi phối bởi Luật Thương mại và Cạnh tranh ban hành năm 1988, Luật Thuế quan, Luật Nông nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phát triển thương mại... Thêm vào đó, hàng hoá xuất khẩu vào thị trường này còn phải tuân thủ các nguồn luật khác nhau. Ví dụ, Mỹ có rất nhiều nguồn luật bảo vệ người tiêu dùng mà áp dụng cho hầu hết các sản

phẩm bán trên thị trường. Các nguồn luật này bao gồm các luật của liên bang như các đạo luật liên bang bảo vệ người tiêu dùng, luật liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm... và luật của các bang. Đôi khi luật bảo vệ người tiêu dùng của các bang còn khắt khe hơn so với liên bang. Mỹ theo hệ thống luật Anh - Mỹ nên các phán quyết của toà án cũng trở thành luật vì vậy gây nên rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Mỹ còn có một bộ luật mới được ban hành sau sự kiện khủng bố ngày 11/9 là Luật An ninh y tế và sẵn sàng đối phó với khủng bố sinh học được ký ngày 12/6/2002 nhằm đối phó với nguy cơ khủng bố vào nguồn cung cấp thực phẩm cho người và động vật.

Một thách thức lớn đối với ngành xuất khẩu của Việt Nam nữa là Mỹ vẫn coi nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường. Lý do của vấn đề này là mặc dù Việt Nam đã mở cửa thị trường đáng kể và đã cho phép có giới hạn quy luật cung cầu tác động tới sự phát triển kinh tế, song mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế vẫn còn ở mức làm cho giá cả và chi phí sản xuất không phải là thước đo thực sự của giá trị. Quyết định này sẽ vẫn còn được áp dụng cho các vụ bán phá giá mới cho đến khi có quyết định thay đổi của Bộ thương mại Hoa Kỳ.

3.3.2.Nhóm giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập tốt thị trường Mỹ

3.3.2.1. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước

 Phổ cập hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ cho các doanh nghiệp Như đã phân tích ở phần trên để có thể xâm nhập thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu rất nhiều luật và quy định về thương mại của Mỹ. Các doanh nghiệp phải nắm được những quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán giữa mình và các thương nhân Mỹ trong Luật Thương mại của Mỹ cùng những điểm khác biệt so với Luật Thương mại

Việt Nam. Mặt khác, luật và các quy định về thuế và hải quan của Mỹ như Danh bạ thuế thống nhất. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, cơ sở tính thuế hải quan hay những quy định về xuất xứ hàng hóa...có tác động trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể thành công trên thị trường nếu không nghiên cứu hệ thống hàng rào phi thuế quan với những quy định chi tiết về danh mục hàng hoá hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, những quy định về vệ sinh dịch tễ đối với hàng hoá nhập khẩu... hay Luật Chống phá giá, Luật Bù thuế của Mỹ.

Với một hệ thống những luật và quy định phức tạp như vậy và một thực tế rằng đối với các bang khác nhau ở Mỹ nhiều luật hay quy định lại khác nhau, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu và rất cần sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, Nhà nước cần tổ chức các khoá đào tạo, các lớp tập huấn hay hội nghị, hội thảo về hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ nhằm nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp về khía cạnh pháp lý trong kinh doanh với Mỹ. Đồng thời, Nhà nước cần khuyến khích các cơ quan, bộ, ngành liên quan và các cá nhân xuất bản và lưu hành những ấn phẩm hay băng đĩa về vấn đề này dưới dạng sách hay những bài viết trên báo, tạp chí hay đĩa hình...nhằm tạo ra nguồn thông tin phong phú và chính xác cho các doanh nghiệp tham khảo. Mặt khác, Nhà nước cũng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp một số địa chỉ tư vấn pháp luật đáng tin cậy cho các doanh nghiệp.

 Hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại

Mỹ là thị trường rất mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp hiện đang gặp khó nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin về thị

trường Mỹ cũng như thực hiện các hoạt động xúc tiến bán sản phẩm. Vì vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề này.

Thông qua thương vụ của Việt Nam tại Mỹ, Bộ Thương mại phải thu thập và phổ biến thông tin về thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp. Đồng thời, với những thông tin về thị trường như nhu cầu, đặc điểm, tính chất...của hàng hoá, Bộ thương mại nay là Bộ Công Thương và thương vụ Việt Nam tại Mỹ cần xây dựng một chiến lược tổng thể về thị trường để giúp các doanh nghiệp trong việc định hướng sản xuất và xây dựng chiến lược xuất khẩu cho riêng mình. Các doanh nghiệp sẽ biết được mặt hàng nào nên sản xuất và với chất lượng ra sao, với mức giá là bao nhiêu, đối thủ cạnh tranh trên thị trường cũng như về công tác xúc tiến bán sản phẩm, Nhà nước cần nhanh chóng thành lập Cục xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và tiếp thị. Chức năng của Cục xúc tiến thương mại là phổ biến thông tin và tổ chức, xúc tiến các hoạt động thương mại. Trên cơ sở chiến lược thâm nhập thị trường đã được hoạch định, Cục xúc tiến có nhiệm vụ xây dựng lộ trình hành động cụ thể để giúp các doanh nghiệp đưa hàng hoá Việt Nam ra thị trường nước ngoài.

3.3.2.2.Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp

 Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu Việt Nam

Hiện nay, thực trạng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là rất yếu kém. Các doanh nghiệp của Việt Nam thiếu đi cả hai yếu tố cần và đủ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Các yếu tố cần là lượng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ, với sự phân bổ về vốn không hợp lý; công nghệ và thiết bị đang được sử dụng trong các doanh nghiệp lạc hậu; lao động trình độ thấp và năng lực quản lý của các chủ doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đặc biệt là trong điều

kiện hội nhập quốc tế. Điều kiện đủ ở đây là các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang hoạt động trong một môi trường pháp lý chưa đầy đủ và hoàn thiện. Các doanh nghiệp khó có thể tận dụng các quy định của pháp luật làm vũ khí cạnh tranh với các loại hàng hoá của các nước khác. Để khắc phục những yếu kém đó ngoài nhiệm vụ rà soát sửa đổi hệ thống luật pháp đã nêu ở phần trên, các doanh nghiệp cần phải tự đánh giá khả năng của doanh nghiệp mình thông qua khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất trên thị trường trong nước và trên thị trường Mỹ. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải đánh giá khả năng phù hợp về công nghệ với các đối thủ cạnh tranh. Về khả năng này thì các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ bị thua kém các doanh nghiệp Mỹ rất xa. Tiếp theo, phải thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mẫu mã. Chất lượng sản phẩm và mẫu mã cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh. Việc

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (giai đoạn 1995 - 2005) (Trang 120)