7. Bố cục của luận văn
3.1.1 Những thành tựu chính
Trải qua gần 20 năm tái lập tỉnh (1991-2008), dưới sự lãnh đạo Đảng, tỉnh Hà Tây cùng cả nước tiến hành những bước dài trên con đường phát triển nền kinh tế từ chỗ khủng hoảng trầm trọng, từng bước ra khỏi khủng hoảng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được tăng cường, đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cùng cả nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới , Đảng bộ và nhân dân Hà Tây đã rút ra một vài nhận xét như sau:
Một là vận dụng tốt đường lối chủ trương của Đảng trong việc phát triển các thành phần kinh tế.
Trong đó có thành phần kinh tế tư nhân vào thực tiễn địa phương. Việc làm đó đã đem lại những kết quả to lớn thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp và dich vụ tăng nhanh, nông nghiệp giảm dần . Qua phân tích thực trạng kinh tế tư nhân ở Hà Tây cho thấy khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh cả về số lượng và vốn đăng ký.
Sự phát triển của kinh tế tư bản tư nhân là nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp nói chung ở Hà Tây. Các loại hình doanh nghiệp có mặt trong tất cả các nhóm ngành nghề, các huyện trong tỉnh.
Các đơn vị kinh tế tư nhân ở Hà Tây được phân bố phù hợp với lợi thế và điều kiện tự nhiên ở mỗi huyện, thị trong tỉnh. Một số huyện có truyền thống làng nghề như Thạch Thất, Hoài Đức, Đan Phượng.. có tập quán kinh doanh từ xa xưa cũng phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp tư nhân ,
cung cấp hàng hóa sản phẩn cho không chỉ thị trường trong tỉnh, Hà Nội mà còn cho các tỉnh thành và quốc tế.
Kinh tế tư nhân ở Hà Tây đã khẳng định được vị trí trong quá trình phát triển kinh tế của không chỉ đối với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ mà còn đối với cả nước.Thông qua sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đặc biệt là khơi dậy tiềm năng của các làng nghề, phát huy được lợi thế so sánh góp phần quan trọng đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và các chương trình hành động của Tỉnh ủy.
Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân không chỉ góp phần quyết định đến tăng trưởng kinh tế mà còn tác động đến cơ cấu kinh tế và các lãnh vực của đời sống xã hội. Kể từ năm 2000 đến nay, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh đã góp phần rất lớn, có tính quyết định vào giữ nhịp độ tăng trưởng kinh tế cũng như các vấn đề của tỉnh Hà Tây. Tuy đóng góp của từng đơn vị cá thể độc lập là không lớn nhưng với số lượng các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh lớn hiện nay nên hàng năm huy động được nguồn lực khá lớn vào sản xuất kinh doạnh.
Theo báo cáo thống kê của tỉnh Hà Tây, tính đến tháng 7/2008, khu vực kinh tế tư nhân đã có đóng góp tương đối lớn vào phát triển kinh tế chung của tỉnh, cụ thể:
Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: giá trị sản xuất tăng 40,61% so với cùng kỳ trong đó Công ty TNHH đạt 64 000 tỷ 402 triệu đồng chiếm 30,73 % và tăng 40,8 % so với cùng kỳ, công ty cổ phần đạt 45 000 tỷ 768 triệu đồng chiếm 10,87 % và tăng 30,87 so với cùng kỳ.
Về thương mại. dịch vụ và du lịch; tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu khu vực ngaoì nhà nước đạt 66 678 tỷ 768 triệu đồng, đạt 65% so với kế hoạch, tăng 78, 13 % so với cùng kỳ, trong đó giá trị hàng xuất khảu ước đạt 17,3 tỷ 234 ngàn USD đạt 50,5 % kế hoạch, tăng 34,17 % so với kế hoạch.
Hai là giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Quá trình cải cách doanh nghiệp tư nhân làm giảm dần số lao động ở các cơ sở nhà nước, trong khi đó nền kinh tế tập thể chưa phát huy được hết vai trò cho nên vấn đề giải quyết việc làm phụ thuộc vào khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi trình độ nguồn nhân lực còn thấp thì khu vực kinh tế tư nhân sẽ là khu vực thu hút lao động và giải quyết việc làm hiệu quả hơn cả. Trên thực tế, đến tháng 7/2008, khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đã thu hút 1.823.369 lao động, trong đó doanh nghiệp tư nhân là 1. 058.236 lao động kinh tế hộ cá thể là 765.133 lao động
Việc phát triển các làng nghề truyền thống có đóng góp đáng kể trong giải quyết lao động nhàn rỗi và nâng cao thu nhập cho bộ phận này. Bình quân một hộ làm làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã tạo được việc làm ổn định cho từ 4-6 lao động trong đó số lao động ngoài gia đình được sử dụng dưới hình thức là từ 2-4 lao động/ hộ. Có thể thấy một ví dụ điển hình, đó là làng nghề Vạn Phúc, Hà Đông có 1.650 lao động, chiếm 72,3 lưc lượng lao động của làng.Làng Hữu Bằng ở Thạch Thất sử dụng 5089 lao động làm đồ gỗ, kim khí…mức thu nhập của một hộ lao động chuyên nghề ở nông thôn thường cao gấp 2 đến 3 lần so với hộ thuần nông. Theo số liệu điều tra của Viện Kinh tế học, ở làng nghề Gốm sứ Bát Tràng cho thấy có 35 hộ số hộ có mức giá trị sản xuất hơn 100 triệu đồng/ năm và có thu nhập từ 25-35 triệu đồng / năm: 36% số hộ có mức thu nhập từ 20-25 triệu đồng / năm, 28,3% số hộ có mức thu nhập từ 10-20 triệu đồng/ năm.
Kinh tế tư nhân của tỉnh phát triển đã khuyến khích khả năng quản lý kinh doanh của đội ngũ doanh nhân và giúp họ ngày cáng hoàn thiện kỹ năng của mình. Mặc dù đội ngũ doanh nhân trên địa bàn tỉnh hình thành tự phát và có quá trình chưa lâu nhưng đã tỏ ra thích ứng khá nhanh với cơ chế thị trường cũng như yêu cầu của thời kỳ mới.
Việc khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào nhiều lĩnh vực công nghiệp- xây dựng, thương mại-dịch vụ đã làm cho cơ cấu kinh tế quận chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Đồng thời do hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân buộc các doanh nghiệp tư nhân do Trung ương và địa phương quản lý cũng phải khẩn trương sắp xếp, tổ chức hoạt động để có thể cạnh trạnh đứng vững trong cơ chế thị trường.
Ba là, Đảng không ngừng đưa ra các chủ chương chính sách thích hợp để phát triển kinh tế nhiều thành phần và đã thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Đảng và Nhà nước luôn tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân : sửa đổi bổ sung luật doanh nghiệp, xóa bỏ phân biệt đối sử giữa các thành phần kinh tế, ổn định pháp luật, quy định rõ những nghành nghề kinh doanh không được phép thực hiện, sửa đổi bổ sung một số một số cơ chế chính sách về đất đai, tài chính tín dụng, tiền lương, xúc tiến thương mại…Các chính sách trên đã và đang mang lại hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển
Bốn là, thúc đẩy cải thiện một số yếu tố môi trường kinh doanh .
Trước đổi mới, nền kinh tế tỉnh Hà Tây không tồn tại yếu tố cạnh tranh do sở hữu đơn nhất và vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Quá trình đổi mới, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và mở cửa, thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Từ đó, các quan hệ hàng hóa tiền tệ mới thực sự hình thành và phát triển ; các loại thị trường dần dần được thừa nhận và mở rộng.
Sự ra đời và phát triển của kinh tế tư nhân (bao gồm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) trên địa bàn sau đổi mới, là lực lương kinh tế cơ bản thúc đẩy cải thiện một số yếu tố của môi trường kinh doanh. Đó là : Quan tâm đến qui hoạch và định hướng phát triển kinh tế tư nhân, với việc hình thành 23 khu công nghiệp và 16 cụm công nghiệp với diện tích đất hàng ngàn ha,
thúc đẩy thị trường đất đai phát triển, cung ứng mặt bằng cho sản xuất kinh doanh. Xây dựng định hướng ngành nghề lĩnh vực ưu tiên đầu tư cũng như xác định những địa bàn khuyến khích đầu tư. Cải cách hành chính và đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư và thuế. Phát triển một số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp về : tư vấn pháp lý, chuyển giao công nghệ, đào tạo, sở hữu công nghiệp, tín dụng, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư.
Tóm lại những thành tựu mà kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tây, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang trong quá trình hình thành, nhất là khi Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời và có hiệu lực năm 2000, đã hồi sinh và phát triển mạnh mẽ về số lượng, qui mô và tham gia vào hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã phát triển vượt bậc. Vai trò và vị trí của kinh tế tư nhân đang tăng lên khi đã huy động được ngày càng nhiều nguồn nội lực và ngoại lực cho đầu tư trực tiếp phát triển sản xuất, kinh doanh ; khi trở thành nguồn cung chủ yếu tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động ; khi đã đóng góp đáng kể nâng cao tổng cung và tổng cầu, thúc đầy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ đó, đã làm tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, làm tăng phạm vi, qui mô và mức độ thị trường hóa của nền kinh tế tỉnh Hà Tây trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế .
Sở dĩ có được những thành tựu trên là do. Các công ty tư nhân khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ nên nguồn vốn đầu tư nhỏ không đủ để đầu tư vào các nghành cần nguồn vốn lớn như công nghiệp, cơ sỏ hạ tầng… các nguồn vốn của ngân hàng, Nhà nước cho vay thì thường có thời gian ngắn không tạo sự yên tâm cho chủ đầu tư vì không dễ thu hồi vốn nhanh trong các nghành công nghiệp, cơ sở hạ tầng… Hơn nữa trình độ lao động còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ ngày càng hiện đại.
Tâm lí muốn thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng qua các nghành thương mại dịch vụ, trình độ quản lí của các doanh nhân còn thấp, chưa có chiến lược đầu tư lâu dài nên các doanh nghiệp tư nhân thường có quy mô nhỏ và ít đầu tư vào các nghành công nghiệp.
Hành lang pháp lí và các chính sách cụ thể còn phức tạp hoặc chưa đủ sức thu hút các doanh nhân bỏ vốn đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghệ cao, cơ sở hạ tầng… do đó chưa hình thành cơ cấu đầu tư tư nhân có hiệu quả cho nền kinh tế.
Ở một số tỉnh thành đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi chưa có những chính sách phù hợp để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, cũng như đang còn thiếu thốn rất nhiều điều kiện để các doanh nhân đầu tư như về chất lượng nguồn lao động, cơ sở vật chất hạ tầng…
Các cơ quan quản lí hoạt động kém hiệu quả, chức năng chồng chéo không những gây khó khăn cho việc đăng kí kinh doanh mà còn khó khăn cho việc quản lí các cơ sở kinh doanh dẫn đến các hiện tượng buôn lậu, trốn thuế, lách luật… của các công ty tư nhân.
Chính ví vậy chúng ta muốn nâng cao được khả năng cạnh tranh quốc tế khi hội nhập thì cần phải quyết tâm giải quyết các nguyên nhân trên, ngoài việc khắc phục trong các chính sách quản lý của Nhà nước chúng ta cũng cần phải có những chiến lược phát triển lâu dài, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân, phải tăng quy mô vốn tự có và tài sản của mỗi doanh nghiệp.