Chủ trương của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ HàTây

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn 1991-2008 (Trang 44)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1Chủ trương của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ HàTây

Quan điểm lớn của Đảng về kinh tế tư nhân từ Đại hội VI trở đi là nhất quán. Đại hội VII cũng như các Hội nghị giữa nhiệm kỳ đều khẳng định phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách này được nhân dân hưởng ứng rộng rãi và đã đi nhanh vào cuộc sống. Chính sách ấy đã góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế, khơi dạy được nhiều tiềm năng và sức mạnh của nhân dân để phát triển sản xuất, dịch vụ tạo thêm việc làm và sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Đảng khẳng định chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó “ mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Các hinh thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp, không phân biệt sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cùng cạnh với nhau bình đẳng trước pháp luật” [33,34]

Đại hội cũng đề ra những chủ trương cụ thể đối với kinh tế tư nhân. Kinh tế tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh được pháp luật quy định. Bên cạnh đó, nhà nước cũng có thể liên doanh bằng nhiều hình thức với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước, hình thành loại hình kinh tế tư bản nhà nước. Quan điểm chỉ đạo bao trùm là nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần.

Trước hết, Đảng chủ trương lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân là mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh.

Chủ động kế hoạch đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tư bản tư nhân dần trở thành nền tảng, tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài. Đảng chủ động kế hoạch đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô nhà nước, khai thác triệt để vai trò tích cực đi đôi với khắc phục và nhăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế.

Đảng đề ra những chủ trương, chính sách đới với từng thành phần trong khu vực kinh tế tư nhân trên cơ sỏ kiểm soát và dự đoàn được sự phát triển của nó. Đảng cũng có sự chỉ đạo rất rõ ràng đối với kinh tế tư bản tư nhân vì : kinh tế bản tư nhân có khả năng góp phần vào xây dựng đất nước. Khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài, bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi đi đôi với tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật, có lợi cho nền kinh tế xã hội.

Đảng cũng chủ trương cho các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển của đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn nhân lực, thôn tính lẫn nhâu. Theo đó đòi hỏi phải có một hệ thống các văn bản pháp lý, các quan điểm, các nghị định, nghị quyết… của Đảng, Nhà nước và Chính phủ tạo điều kiện cho một môi trường thuận lợi, một hành lang pháp lý cho kinh tế tư nhân nói riêng và nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nói chung phát triển có tổ chức và hiệu quả.

Bên cạnh việc nhấn mạnh vai trò kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân, Đại hội VII còn đề cập đến một khía cạnh của kinh tế tư nhân, đó là khả năng tham gia vào việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.Thực thi chính sách bảo hộ sở hữu tài sản và vốn, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh và thực hiện tốt các nghĩa vụ.. đối với kinh tế tư nhân, mặt khác khuyến khích các chủ doanh nghiệp dành cổ phần ưu dãi để bán cho người lao động tại doanh nghiệp, xây dựng quan hệ hợp tác giữa chủ và thợ trên cơ sở thực hiện Luật Lao đông, đảm bảo lợi ích hợp pháp của cả hai bên.

Đại hội VII của Đảng là sự cụ thể hóa những chủ trương, chính sách một cách sáng tỏ, vượt bậc về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân thời kỳ này có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn so với các thời kỳ trước, bởi bên cạnh sự khẳng định trên phương diện đường lối, kinh tế tư nhân còn được khuyến khích phát triển bởi các chính sách ưa đãi, được pháp luật bảo hộ về vốn và tài sản hợp pháp.. Kinh tế tư nhân cũng dần khẳng định được vị thế của mình và ngày cáng có đóng góp lớn hơn cho xã hội…

Sau Đại hội VII, Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ (khóa VIII) tháng 12/1997 lại khẳng định: “ Tiếp tục cụ thể hóa chủ trương nhất quán xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần và khuyến khích quản lý tốt kinh tế tư nhân” [40.115 ],để thực hiện nhất quán đồng thời chủ trương phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế với các biện pháp cụ thể. Tỉnh ủy nghiên cứu thí điểm việc Nhà nước góp vốn mua cổ phần của các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước thêu nhà kinh doanh tua nhân quản lý doanh nghiệp.

Từ sau năm 1997 đến năm 2000, trong xu thế chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân nhằm phát huy nội lực của nền kinh tể để thực hiện mục tiêu chung của nước ta dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội càng dược đẩy mạnh.

Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành trong cả nước kể từ ngày 1/1/2000, cùng với việc chính phủ bãi bõ trên 100 loại giấy phép kinh doanh không còn phù hợp là bước tiến quan trọng trên con đường tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh nói chung và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng.

Từ năm 1998 đến năm 2000,Đảng và Nhà nước đã xây dựng được một khung pháp lý liên quan đến kinh tế tư nhân bao gồm các văn bản quan trọng ( Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)-1998, Nghị định số 50/NĐ- CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ và phát triển, Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về quy chế đầu tư và quản lý xây dựng, Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 27/7/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp, Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 3/2/1999 của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp.

Đây chính là cơ sở pháp lý cho kinh tế tư nhân tồn tại, hòa nhập và phát triển với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đương nhiên những văn bản trên cần tiếp tục được bổ sung, sửa đổi cho chặt chẽ, sát thực đối với phạm vi điều chỉnh của nó, đảm bảo tính hướng đạo “định hướng xã hội chủ nghĩa”

Với ba kỳ Đại hội Đảng, đất nước tròn 15 năm xây dựng theo đường lối đổi mới (1986-2000), và cũng là lúc bước vào một thiên niên kỷ mới. Những thành tựu của 15 năm nói trên, nhất là thành tựu của chặng đường 5 năm cuối (1996-2000) về phát triển kinh tế xã hội có vai trò và sự đóng góp khá quan trọng của kinh tế tư nhân.

Sau 10 năm đổi mới (1986-1996) thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đất nước ta đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã tiến hành Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 1996- 2000. Đây là Đại hội thứ XII kể từ khi Đảng bộ tỉnh Sơn Tây và Đảng bộ tỉnh Hà Đông đại hội lần thứ I.

Từ ngày 24 đến ngày 27-4-1996, tại Hội trường Tỉnh ủy đã diễn ra Đại hội Đại biểu tỉnh Hà Tây lần thứ XII. 298 đại biểu chính thức thay mặt cho các đảng viên ở các cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ đã về dự.Trong 4 ngày làm việc, Đại hội đã:

Thảo luận thông qua biên bản tập hợp ý kiến của đại biêu Đại hội các cấp trực thuộc Đảng bộ tỉnh về dự thảo văn kiện của Ban chấp hành Trung ương Đảng trình Đại hội đại biêu Toàn quốc lần thứ VIII của Đảng.

Thảo luận báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ nhiệm kỳ 1996-2000.

Bầu Ban chấp hành mới của Đảng bộ và đại diện đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng.

Đại hội thông qua diễn văn khai mạc chỉ õ nhiệm vụ của Đại hội lần này có nhiều nội dung rất quan trọng, đặc biệt là thỏa luận, đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn nhằm phát huy tốt hơn tiềm năng, lợi thế sẵn có, đưa kinh tế xã hội của tỉnh phát triển với tốc độ cao hơn , có cơ cấu hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, thực hiện các chính sách xã hội, làm lành mạnh quan hệ xã hội, giữ vững, ổn định chính trị.

Đánh giá về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 1992-1995, báo cáo chỉ rõ: tỉnh Hà Tây được tái lập tháng 10/1991, đến tháng 3/1992 mới tiến hành Đại hội tỉnh, chậm hơn 1 năm so với Đại hội các tỉnh khác. Mặc dù

trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, giành được những thắng lợi quan trọng.

Về xây dựng kinh tế, toàn tỉnh đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 1991-1995, kinh tế đại phương dần dần ổn định và có bước phát triển. Trong 5 năm 1991-1995, tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân hằng năm 9,5%. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vượt mức chỉ tiêu. Các thành phần kinh tế dần dần thích ứng với cơ chế mới, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển năng động. [113.44]

Kinh tế tư nhân trong đó thành phần kinh tế tư bản tư nhân có nhiều chuyển biến quan trọng, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH tình hình phát triển số lượng cũng tương tự. Các loại hình kinh tế tư bản tư nhân có tốc độ tăng trưởng cao so với mức tăng 60 % giai đoạn 1993-1994 xuống còn 37 %/ năm ( giai đoạn 1996-1997) và giảm còn 4 %/ năm vào năm 1998. Như vậy, nếu xét về số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp TBTN có tốc độ gia tăng mạnh và cao hơn so với các loại hình kinh tế cá thể, tiểu chủ khoảng gần 3 lần. Cụ thể là doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trưởng giai đoạn năm 1997 là 36 %, năm 1998 còn 7%: công ty TNHH có tốc độ tăng trưởng tương ứng là 49 % và 3%, công ty cổ phần là 138 % và 13 % và mức bình quân chung của khu vực kinh tế tư nhân vào khoảng 20%.

Kinh tế tư nhân càng đóng góp nhiều cho sự phát triển của kinh tế đất nước càng có chỗ đứng trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn 1991-2008 (Trang 44)