Quá trình tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn 1991-2008 (Trang 49)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2 Quá trình tổ chức thực hiện

Từ sau năm 1996 đến nay, trong xu thế “chủ động hội nhập” kinh tế khu vực và quốc tế, việc phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Hà Tây nhằm phát huy nội lực của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu chung của tỉnh, của đất nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ngày càng được đẩy mạnh.

Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành trong cả nước kể từ ngày 1/1/200 cùng với việc Chính phủ bãi bỏ trên 100 loại giấy phép kinh doanh không còn phù hợp là bước tiến quan trọng trên con đường tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của Hà Tây nói riêng và phát triển kinh tế tư nhân trên cả nước nói chung.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Kinh tế tư nhân ở tỉnh Hà Tây có sự phát triển về số lượng cũng như ở các hình thưc sản xuất, kinh doanh. Các Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH ngày một tăng.

Bảng 2.1. Số cơ sở kinh tế tư nhân ở Hà Tây giai đoạn 1996-2000 Loại hình 1996 1997 1998 1999 2000

Doanh nghiệp tư bản tư nhân 485 547 638 889 1109 % so với năm trước 23,7 25,6 26,8 30,1 38,4 Doanh nghiệp tư nhân 783 869 980 1101 1139 % so với năm trước 17,5 18,6 20,1 26,4 27.2 Công ty TNHH 231 324 443 658 884 % so với năm trước 448,3 451,2 455,3 460,4 365,5 Công ty cổ phần 8152 9187 9227 1302 1345 % so với năm trước 72,7 63,1 65,3 56,4 57,1 Nguồn : Cục Thống kê tỉnh Hà Tây [16,36] Tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ 2001-2005 luôn ổn định và ở mức cao. Năm 2001 là 11,13%, 2002 là 12,19%, 2003 là 13,32%, 2004 là 13,62%, 2005 là 14,07% và năm 2006 là 14,31%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực kinh tế tư nhân hàng năm là 11,3% (giai đoạn 2001-2005) xấp xỉ tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này chứng tỏ rằng, kinh tế tư nhân đã có đóng góp vào GDP trên địa bàn tỉnh.[115.18]

Bảng 2.2. GDP phân theo thành phần kinh tế (giá hiện hành)

ĐVT. tỉ đồng

Khu vực 2001 2004 2005 2006

Tổng số 15.257,3 25.734,6 30.897,2 36.100,0 Khu vực kinh tế trong nước 10.668,7 16.174,4 18.636,5 21.349,5 -Kinh tế nhà nước 4.559,7 6.807,4 7.476,7 8.219,9 -Kinh tế ngoài quốc doanh 6.109,0 9.367,0 11.159,8 13.129,5 Khu vực FDI 4.588,6 9.560,2 12.260,7 147.751,1 Cơ cấu % 100 100 100 100 Khu vực kinh tế trong nước 69,93 62,85 60,32 59,14 - Kinh tế nhà nước 29,89 26,45 24,20 22,77 - Kinh tế ngoài nhà nước 40,04 36,40 36,12 36,37 Khu vực FDI 30,07 37,15 39,68 40,86

Nguồn : Cục Thống Kê Hà Tây[15,56] Số liệu cho thấy, năm 2001, GDP toàn tỉnh là 15.287,3 tỉ đồng, trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp 6.109 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 40,04%. Năm 2006, GDP toàn tỉnh là 36.100 tỉ đồng, trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là 13.129,5 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 36,37%. Mặt khác, thời kỳ 2001-2006, GDP của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh tăng từ 4588,6 tỉ (năm 2001) lên 14.751,10 tỉ (năm 2006) với tỉ trọng so với GDP toàn tỉnh lần lượt là 30,07% và 40.86%. Như vậy, nếu tính cả hai khu vực kinh tế tư nhân trong nước và kinh tế tư nhân có vốn nước ngoài thì tỉ lệ đóng góp vào GDP tòan tỉnh ngày càng tăng, năm 2001 là 70,11%, năm 2004 là 73,55% và năm 2006 là 77,32%, giữ vai trò chi phối. Trong khi đó tỉ lệ đóng góp của kinh tế nhà nước trên địa bàn giảm dần, năm 2001 là 29,89%, năm 2004 là 26,45%, năm 2006 còn 22,77%.

Trên lĩnh vực công nghiệp, tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân từ 12,09% (năm 2001) lên 12,50% (năm 2006), còn nhỏ bé so với kinh tế nhà

nước (lần lượt là 29,35% và 18,20%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (lần lượt 58,56% và 69,30%) .

Trên lĩnh vực nông nghiệp, tỉ trọng đóng góp của kinh tế cá thể, chiếm tỉ trọng cao 85,97% năm 2001 và 88,10% năm 2006. Trên lĩnh vực thương mại kinh tế tư nhân chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, năm 2001 chiếm tỉ trọng 82,6% và năm 2006 vẫn ổn định ở mức 82,10%.

Các ngành phi nông nghiệp, năm 2005 đóng góp vào GDP toàn tỉnh là 8.661,2 tỉ đồng chiếm 28,03% (trong đó có trên 85.000 hộ kinh doanh cá thể có tỉ lệ lớn hơn nhiều so với loại hình doanh nghiệp). Năm 2006, GDP của các ngành phi nông nghiệp tăng 24,65% so năm 2005, gần gấp đôi tốc độ tăng GDP trên địa bàn (là 14,31%). Chứng tỏ xu hướng đóng góp của kinh tế tư nhân vào các ngành phi nông nghiệp ngày càng gia tăng.

Bảng 2.3. Thu ngân sách Nhà nước

ĐVT. Tỉ đồng

2001 2004 2005 2006

Tổng thu 2.959,002 7.155,385 8.880,774 8.783,200 Thu nội địa 1.706,169 3.849,521 4.716,449 5.733,200 - Kinh tế quốc doanh 555,819 1.008,783 1.347,751 1.474,030 - Kinh tế ngoài quốc doanh 218,165 490,044 588,459 748,070 Khu vực FDI 374,643 1.173,350 1.402,119 1.920,000

Cơ cấu %

Tổng thu 100 100 100 100 Thu nội địa 57,66 53,80 53,11 65,27 - Kinh tế quốc doanh 18,78 14,10 15,18 16,78 - Kinh tế ngoài quốc doanh 7,37 6,85 6,63 8,52 Khu vực FDI 12,66 16,40 15,79 21,86

Biểu 2.1 cho thấy, đóng góp của kinh tế quốc doanh vào nguồn thu ngân sách Nhà nước toàn tỉnh ngày càng tăng. Năm 2001 là 218,165 tỉ đồng, năm 2004 là 490,044 tỉ (bằng 2,24 lần năm 2001), năm 2006 là 748,07 tỉ đồng tăng 27,12% so năm 2005. Thời kỳ 2001-2006, tỉ trọng đóng góp của kinh tế ngoài quốc doanh tương đối ổn định (năm 2001 chiếm 7,37%, năm 2004 chiếm 6,85% và năm 2006 chiếm 8,52%) và có giảm dần.[115,33]

Sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào nguồn thu ngân sách nhà nước còn nhỏ bé, song đã góp phần cải cách và nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh. Nếu so với doanh thu thuần của kinh tế tư nhân trong thời kỳ 2001-2006 ngày càng tăng tỉ trọng (16,17% năm 2001, 18,74% năm 2004, 18,67% năm 2005) thì sự đóng góp vào nguồn thu ngân sách chưa tương xứng.

Đến năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể đang trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Tỷ trọng đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp dân doanh trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001 và 28.8% năm 2002. Trong những năm qua mức vốn đăng kí trung bình trên một doanh nghiệp có xu hướng ngày một tăng lên. Theo báo cáo tổng kết 4 năm thi hành luật doanh nghiệp thời kì 1991-1999 vốn đăng kí bình quân trên một doanh nghiệp là gần 0.57 tỷ đồng, năm 2000 là 0.96 tỷ đồng, năm 2002 là 2.8 tỷ đồng, ba tháng đầu năm 2003 là 2.6 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ tiềm lực to lớn của khu vực kinh tế tư nhân, số doanh nghiệp có vốn đăng kí lớn ngày càng tăng cho thấy sự làm ăn hiệu quả và phát triển mạnh mẽ ở khu vực kinh tế tư nhân.Sự làm ăn hiệu quả của các doanh nghiệp tư nhân là do đã biết khai thác các thế mạnh của các nghành nghề trên khắp các địa bàn. Từ khi có chính sách đổi mới khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh, mở rộng các hoạt động kinh doanh trong hầu hết các

nghành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Kinh tế tư nhân không còn chỉ hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại mà đã mở rọng hoạt động trong các nghành công nghiệp, dịch vụ cao cấp như công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến, công nghệ thông tin, ngân hàng tài chính…Sự đa dạng hóa nghành nghề đầu tư đã thu hút được nhiều lao động và các doanh nghiệp cũng góp phần đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. Số công nhân có tay nghề lao động cao ngày càng nhiều, nhân viên kĩ thuật phát triển nhanh. Việc nâng cao chất lượng nguồn lao động do yêu cầu của công nghệ ngày càng hiên đại đang được các doanh nghiệp đầu tư, và ngày càng mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp.

Việc phát triển mạnh trong mọi nghành nghề mà pháp luật không cấm đã làm đa dạng các hình thức tổ chức doanh nghiệp. Nếu trước đây khu vực kinh tế tư nhân chỉ gồm các doanh nghệp tư nhân và hộ kinh tế cá thể thì hiện nay có thêm các hình thức khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… Doanh nghiệp tư nhân là loại hình mới được phục hồi và phát triển rất nhanh sau khi có luật doanh nghiệp tư nhân, còn công ty cổ phần mới ra đời chủ yếu sau khi ban hành luật công ty năm 1990. Theo số liệu điều tra của viện quản lý kinh tế trung ương năm 1994 cho thấy: 77.7% các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là thành lập mới, còn 23.3% số công ty là do chuyển đổi hình thức tổ chức ( từ doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân). Hiện nay công ty trách nhiệm hữu hạn đang là hình thức được yêu thách nhất và phát triển rất mạnh trong cả nước.

2.2 Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2000 đến năm 2008

2.2.1 Chủ trương của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ Hà Tây

Bước vào thế kỷ XXI, cách mạng nước ta vừa đứng trước những vận hội lớn vừa phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức không thể xem thường. Đại hội Đại biểu toàn quốc làn thứ IX đã được triệu tập họp từ ngày

19 đến ngày 22/4/2001 tại Hà Nội. Đại hội đã phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội IX thông qua Báo cáo Chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010:phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 2001-2005: Báo cáo về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, Báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 6. ..

Quan điểm của Đảng ta về nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, về vai trò của kinh tế tư nhân là nhất quán kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI(1986) và ngày càng bổ sung, hoàn thiện hơn vào những năm gần đây, đặc biệt là từ Đại hội IX của Đảng (2001) và qua các quyết định mới của Chính phủ và Nhà nước ta từ năm 2001 đến nay.

Đường lối kinh tế của Đảng ta được Đại hội IX(4/2001) xác định : “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống cơ sở vật chất của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bào vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế xã hội với an ninh quốc phòng” [ 35,67]

Đại hội chủ trương : “phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu như: Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thưc do luật định và được pháp luật

bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh theo hình thức sở hữu kahcs nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từng bước hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh…Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế vè quy mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực mà trong những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, khuyến khích hợp tác, liên doanh với nhau và với doanh nghiệp nhà nước, chuyển thành doanh nghiệp cổ phần và bán cổ phần cho người lao động”[42,234]

Để thực hiện “phương hướng và nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005”do Đại hội IX đề ra, Đảng ta chỉ đạo phải đồng bộ hóa và hoàn thiện bước đầu các cơ chế quản lý kinh tế.

Thi hành Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam(khóa VIII), Chỉ thị số 54- CT/TW , ngày 22/5/2000 và Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ chính trị, Hướng dẫn của Ban tổ chức Trung ương về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, ngày 3/7/2000, Ban thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số &%-CT/TU về Đại hội Đảng các cấp.

Thực hiện chỉ thị số 75 của Ban Thường vụ tỉnh ủy, đêns tháng 11/2000, các Đảng bộ tiến hành Đại hội. Từ ngày 24 đến ngày 27-12-2000, tại Hội trường Tỉnh ủy Đảng bộ tỉnh Hà Tây tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XIII. Tham dự Đại hội có 297 đại biểu, đại diện cho gần 8 vạn Đảng viên của toàn Đảng bộ.

Trong 4 ngày làm việc, Đại hội đã tiến hành đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh trật tự xã hội, công tác quân sự địa phương, công tác xây dựng Đảng và Mặt trận, đồng thời đề ra phương hướng nhiệm vụ trong 5 năm 1996-2000, bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.

Đại hội đã đánh giá tổng quát trong nhiệm kỳ qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ và nhân dân Hà Tây đã nỗ lực phấn đấu cơ bản hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh nhiệm kỳ 1996-2000, đó là: kinh tế phát triển khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực. Đấy mạnh phát triển kinh tế tư nhân theo hướng hội nhập quốc tế, nhất là lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân. Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIII đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm 2001-2005. Đây là những năm đầu thế kỷ XXI, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tây sát cánh cùng với cả nước tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bước vào năm 2001, Đảng bộ , chính quyền đã kế thừa những kinh nghiệm qua 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với những thời cơ và thách thức mới.

Trong năm đầu tiên, Tỉnh ủy tập trung quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII trên tất cả các lĩnh vực từ giáo dục chính trị tư tưởng, lãnh đạo kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và công tác xây dựng Đảng.

Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Tỉnh ủy chú trọng quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2-NQ/TƯ và lần thứ 3-NQ/TƯ ( khóa IX), nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của kinh tế tư nhân.Trong việc khảo sát thực tiễn nhằm phục vụ việc phát triển kinh tế tư nhân. Tỉnh ủy đề ra chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh(khóa VII) thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ V, BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về “ tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn 1991-2008 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)