7. Bố cục của luận văn
1.2.1 Chủ trương chung của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ HàTây
Hội nghị lần thứ hai BCHTU (khóa VII) tháng 11/1991, đã thông qua Nghị quyết “về nhiệm vụ và giải pháp ổn định, phát triển kinh tế xã hội trong những năm 1992-1995”. Nhằm phát huy mạnh mẽ tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nước ta, sắp xếp lại, củng cố, tăng cường khu vực kinh tế quốc doanh, tiếp tục đổi mới kinh tế tập thể và loại bỏ những trở ngại đang kìm hãm các thành phần kinh tế khác, Hội nghị đã tập trung bàn về kinh tế ngoài quốc doanh, tiếp tục đổi mới kinh tế tập thể và loại bỏ những trở ngại đang kìm hãm các thành phần kinh tế khác.Trong chuyên đề về kinh tế ngoài quốc doanh, hội nghị đã đưa ra một số chủ trương biện pháp lớn nhằm để phát huy tiềm năng của kinh tế tư nhân.
Hiến pháp năm 1992 quy định: Kinh tế tư nhân được lập doanh nhiệp và chọn mặt hàng kinh doanh. Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được
chịn hình thức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển.
Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty cho phép công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty.
Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi được ban hành năm 1992. Luật này cho phép người nước ngoài và Việt kiều bỏ vốn thành lập cơ sở kinh doanh ở Việt Nam, Nhà nước bảo vệ tài sản và tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Luật đất đai (1993), Luật phá sản doanh nghiệp (1994), Luật Lao động (1994), Luật đầu tư trong nước (1994) đều có những điều đảm bảo cho quyền lợi của kinh tế tư nhân.
Ngoài ra nhà nước còn ban hành những pháp lệnh, thông tư, Nghị định, Nghị quyết, Quy định thủ tục về doanh nghiệp tư nhân và công ty tư nhân như “Pháp lệnh kinh tế cá thể, doanh nghiệp và công ty tư nhân” (1993), “Thủ tục thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân” (1994). Trong thủ tục thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp theo Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân có ghi “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của công ty, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của công ty với các doanh nghiệp khác và tính sinh lợi hợp pháp cảu việc kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, công ty có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động”.Trong 5 năm đầu đổi mới(1986-1990), Nghị quyết Đại hội VI và các Nghị quyết Trung ương sau đó được thực thi, thể hiện sức mạnh trí tuệ của Đảng và khả năng cách mạng của quần chúng. Nhưng nền kinh tế nước ta vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng. Chính sách cấm vận của Mỹ và sự sụp đổ của Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu làm nước ta mất nhiều thị trường, thu hẹp nhiều mối quan hệ kinh tế.
Trong quá trình đổi mới đất nước theo tinh thần Đại hội VI, một mặt phải tập trung xây dựng một cơ cấu kinh tế thích hợp, phát huy được hiệu quả của đường lối, mặt khác cũng phải kiên trì giải quyết những trì trệ, cản trở là sản phẩm của lề thói tư duy cũ, đó là những khó khăn bề ngoai, về mặt nội tại, bản thân đường lối chủ trương cũng luôn phải bổ sung để tự hoàn thiện.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng từ ngày 17 đến ngày 22/6/1991, họp công khai từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991 tại Hà Nội.Dự Đại hội có 1.176 đại biểu và khách quốc tế tham dự. Tại Đại hội, Đồng chí Nguyễn Văn Linh Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương và các Văn kiện Đại hội VII. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đến năm 2000, Báo cáo Chính trị, Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI. Đại hội đã bầu 146 đồng chí vào Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công được giao trọng trách là cố vấn Ban Chấp hành Trung ương.
Đại hội VII của Đảng là “Đại hội của trí tuệ-đổi mới, dân chủ-kỷ cương-đoàn kết”.Đại hội đã hoạch định con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm của Việt Nam và những giải pháp đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội. Đại hội đã củng cố thêm niềm tin tưởng của nhân dân đối với công cuộc đổi mới.
Đại hội VII(6/1991) đã kế thừa và phát triển đường lối đổi mới của Đại hội VI.
Thực tiễn cho thấy phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế xã hội. Đổi mới nền kinh tế, chuyển nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp và cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là hoàn toàn cần thiết để giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội. Song bản thân nền kinh tế thị trường không phải là liều thuốc vạn năng. Hơn nữa, cùng với sự kích thích sản xuất phát triển, kinh tế thị trường cũng là môi trường thuận lợi để nảy sinh và phát triển những loại tệ nạn xã hội. Để hạn chế và khắc phục những hậu quả tiêu cực ấy, giữ cho công cuộc đổi mới đúng hướng và phát huy bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý về kinh tế-xã hội bằng luật pháp, kế hoạch, chính sách.
Hơn 4 năm đưa Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống là một quá trình thử nghiệm, từng bước cụ thể hóa, tổ chức thực hiện những định hướng lớn của Nghị quyết Đại hội về Chính sách đối với kinh tế tư nhân bắt đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, tuy nhiên kinh tế tư nhân cũng bộc lộ những mặt hạn chế của nó.
Đại hội VII chủ trương : “tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với những bước đi vững chắc, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN”[33,61]
Đại hội đã đi sâu vào việc hoạch định chính sách kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cùng cơ chế vận hành của nó theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây diễn ra vào mùa xuân năm 1992 là Đại hội lần thứ XI do sự kế thừa 6 kỳ Đại hội trước khi hai tỉnh Hà Tây và Hà Sơn Bình hợp nhất. Đại hội diễn ra từ ngày 16 đến ngày 19-3-1992 tại Hội trường văn hóa Trung tâm tỉnh, có 318 đại biểu đại diện cho hơn 7 vạn đảng viên trong toàn Đảng bộ.
Đại hội đã nhận định tình hình địa phương có những chuyển biến đáng kể trên các mặt. Thực hiện đổi mới quản lý kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần đạt một số kết quả bước đầu. Thực tiễn cho thấy, phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước về kinh tế-xã hôi. Đổi mới nền kinh tế, chuyển nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là hoàn toàn cần thiết để giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội. Song bản thân nền kinh tế thị trường không phải là liều thuốc vạn năng. Hơn nữa, cùng với sự kích thích sản xuất phát triển, kinh tế thị trường cũng là môi trường thuận lợi để nảy sinh và phát triển những loại tệ nạn xã hội. Để hạn chế và khắc phục những hậu quả tiêu cực ấy, giữ cho công cuộc đơi mới đúng hướng và phát huy bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, Nhà nươc phải luôn thực hiện tốt vai trò quản lý về kinh tế-xã hội bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách.
Đại hội nhấn mạnh “ Tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với những bước đị vững chắc, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN” [103, 55] . Đại hội đã đi sâu vào việc hoạch định chính sách kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cùng cơ chế vận hành của nó theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đối với thành phần kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế tư bản tư nhân, Đại hội chủ trương phát triển mạnh kinh tế bằng nhiều hình thức, Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất theo sự quản lý hướng dẫn của nhà nước, hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức. Trong cơ chế đó các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện, thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đợn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh có hiẹu quả, nhà nước quản lý nền kinh tế nhằm định hướng dẫn dắt các thành phần kinh tế tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt đọng
sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường kiểm soát chặt chẽ và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
Đảng bộ tỉnh Hà Tây tái lập khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII vừa thành công rực rỡ. Đại hội đã tổng kết những thành tựu trong 5 năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và định hướng kinh tế xã hội đến năm 2000. Thành công của Đại hội VII là điều kiện thuận lợi để Đảng bộ tỉnh nhanh chóng ổn định tổ chức và bộ máy, sớm lãnh đạo nhân dân bước vào thực hiện phát triển kinh tế xã hội của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.
Trong toàn bộ quan điểm phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Nhận thấy vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế ngày càng được coi trọng nhất là sau khi có đổi mới chủ trương phát triển của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ Hà Tây luôn coi trọng phát triển kinh tế tư nhân để tạo động lực cho phát triển các ngành kinh tế khác.
Đại hội Đai biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XI diễn ra từ ngày 16 đến ngày 19-3-1992. Đại hội lần thứ XI do sự kế thừa 6 kỳ Đại hội trước khi hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình hợp nhất, sau đó là 4 kỳ Đại hội ở thời kỳ là tỉnh Hà Sơn Bình. Đại hội kiểm điểm, đánh giá thực trạng tình hình trong tỉnh những năm 1986-1991, vận dụng cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đến năm 2000 và Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII để định ra phương hướng nhiệm vụ trong những năm 1992-1995.
Đánh giá về những năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (1986-1991), Đại hội nhận thấy: Tình hình địa phương có những chuyển biến đáng kể trên các lĩnh vực: lương thực thực phẩm tăng khá, háng tiêu dùng phông phú đa dạng hơn trước. Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp và nông thôn được tăng cường. Thực hiện đổi mới quản lý kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần đạt một số kết quả bước đầu.
Đại hội VII thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội- một cương lĩnh có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Cương lĩnh xác định rõ “ Phương hướng cơ bản” cần nắm vững để thực hiện thành công thời kỳ quá độ ở nước ta là :phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
Cương lĩnh nêu bật những định hướng lớn về chính sách kinh tế, trong đó về kinh tế tư nhân được nhận định: Kinh tế cá thể còn có phạm vi tương đối lớn, từng bước đi vào con đường làm ăn hợp tác trên trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do pháp luật quy định. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển mạnh nhưng không phải là một thành phần kinh tế độc lập. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng. Các tổ chức kinh tế tự chủ và liên kết, hợp tác và cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh. Và, trong quá trình chuyển cơ cấu kinh tế hiện đại, nền kinh tế quốc sẽ bao gồm nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, nhiều trình độ công nghệ.
Đại hội đề ra Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000- một chiến lược được xây dựng theo các quan điểm phát triển: “ Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Nền kinh tế có nhiều thành phần với nhiều dạng sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đấy mạnh mẽ sự phát triển có hiệu quả của nền sản xuất xã hội. Mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều hoạt động theo cơ
chế tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật”[104, 82]
Đại hội khẳng định: Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biêt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hóa tư liệu sản xuất, không áp đặt hình thức kinh doanh, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh.
Để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tây phát triển dễ dàng, hợp pháp. Đảng bộ Hà Tây chủ trương “ tiếp tục đổi mới, bổ sung và đồng bộ hóa hệ thống pháp luật kinh tế”, đơn giản hóa các thủ tục về thành lập và hoạt động các doanh nghiệp.
Về cơ chế quản lý, tỉnh ủy Hà Tây chủ trương tạo môi trường và điều kiện cho sự cạnh tranh hợp pháp và sự hợp tác liên doanh tự nguyện, bình đẳng giữa các đơn vị và mọi thành phần kinh tế , xóa bỏ độc quyền và đặc quyền ở hầu hết các ngành và các lĩnh vực, chấp nhận sự phá sản của các đơn vị làm ăn thua lỗ.
Trên cơ sở tổng kết phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, tại Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ 11(tháng 12/1995), đã thông qua Nghị quyết “về nhiệm vụ và giải pháp ổn định, phát triển kinh tế