CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Một phần của tài liệu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái trợ lực điện (Trang 35)

7. Thời gian thực hiện đề tài

2.1CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Với hệ thống lái trợ lực bằng thủy lực truyền thống, sử dụng sức kéo từ động cơ đốt trong để dẫn động bơm thủy lực gặp phải những nhƣợc điểm chính là việc phụ thuộc vào số vòng quay của động cơ, mà số vòng quay động cơ thì liên tục thay đổi theo điều kiện vận hành. Điều đó gây trở ngại cho việc trợ lực lái ở các điều kiện di chuyển khác nhau của xe nhƣ:

- Khi ô tô ra vào chỗ đỗ, động cơ hoạt động ở số vòng quay thấp, dẫn tới áp suất bơm thủy lực không đủ để trợ lực, làm gia tăng lực đánh lái của tài xế lên vô lăng.

- Khi động cơ hoạt động ở số vòng quay thấp, việc gia tăng tải cho động cơ có thể gây chết máy.

- Khi ô tô hoạt động ở tốc độ cao, động cơ làm việc ở số vòng quay lớn dẫn tới bơm quay nhanh làm tăng áp suất thủy lực nên việc trợ lực lái tăng lên, điều này có thể gây mất cảm giác lái cho tài xế.

Các trở ngại trên đƣợc khắc phục trên một số ôtô bằng cách bố trí thêm bộ điều áp với sự điều khiển của ECU theo các chƣơng trình đã đƣợc cài đặt trƣớc. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp hoàn hảo vì vừa tạo nên một hệ thống lái cồng kềnh, lại vừa làm phức tạp cơ cấu lái.

Để khắc phục những trở ngại đó, năm 1988 hãng SUZUKI đã đƣa ra một hệ thống trợ lực lái kiểu mới trên xe Cervo Suzuki, hệ thống trợ lực lái đó đƣợc gọi là hệ thống lái trợ lực điện (Electric Power Steering).

Do có nhiều ƣu điểm, nên ngày nay hầu hết các hãng sản xuất ô tô nhƣ: Toyota, BMW, Huynda…điều lắp đặt hệ thống lái trợ lực điện trên những chiếc ô tô của mình.

Thiết Kế, Chế Tạo Mô Hình Lái Trợ Lực Điện. Trang 36

Một phần của tài liệu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái trợ lực điện (Trang 35)