Hệ thống quét dọn thu gom

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển nhằm phục vụ công tác phân loại CTR tại nguồn ở q4 (Trang 32)

TỔNG QUAN VỀ Q4 VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTR TẠI Q

2.4.2Hệ thống quét dọn thu gom

Hiện tại, chất thải rắn sinh hoạt của Quận 4 do hai đội thu gom: đội thu gom CTR dân lập và đội thu gom công lập.

(1). Đội thu gom rác công lập

- Do CTDVCI Quận 4 quản lý, đội thu gom chia làm 3 tổ với tổng số công nhân 66 người, công việc chính của các tổ là quét đường và thu gom CTR của các hộ trên tuyến đường chính. Tổng số trang thiết bị của đội bao gồm:

Xe ép 5 tấn : 1 chiếc Xe ép 4 tấn : 2 chiếc Xe ép 2 tấn : 2 chiếc Xe ba gác tay : 20 chiếc Thùng nhựa 660L : 19 thùng

a) Quy trình thu gom CTR trên địa bàn quận của đội thu gom công lập như sau: Công ty Dịch Vụ Công Ích quận đảm nhiệm việc thu gom CTR và quét dọn vệ sinh trên các tuyến đường chính trên địa bàn quận bằng lực lượng công nhân của công ty, đưa về bộ trung chuyển tại đường Tôn Thất Thuyết P.18. Tại đây lực lượng công nhân của HTX vận tải công nông vận chuyển rác tiếp về bãi chôn lấp tập trung của thành phố. Phần thu gom CTR ở các khu dân cư trong hẻm do lực lượng dân lập đảm nhiệm, lực lượng này dưới sự quản lý của UBND các phường.

- Tổ 1 phụ trách các tuyến đường: Nguyễn Tất Thành ( Tôn Đản- cầu Tân Thuận), Tôn Thất Thuyết, Tôn Đản, Xóm Chiếu, Nguyễn Khoái, Nguyễn Thần Hiếu, Bến Vân Đồn (cầu dừa- cù lao Nguyễn Kiệu), Tân Vĩnh, Vĩnh Hội, các đường nội bộ số 1,2 …49, chung cư phường 3.

- Tổ 2 phụ trách tuyến đường: Hoàng Diệu (Đoàn Văn Bơ - đường 48), Bến Vân Đồn ( cầu dừa- Cầu Callmette), Đoàn Văn Bơ (1/2 tuyến cầu callmette – Hoàng Diệu và từ Lê Văn Linh – Tôn Đản ), Đoàn Văn Bơ nối dài (Tôn Đản - Nguyễn Thần Hiếu), Nguyễn Tất Thành( Nguyễn Văn Linh – Tôn Đản, Nguyễn Hữu Hào, Vĩnh Khánh, Đường 20m, Khánh Hội.

- Tổ 3: phụ trách việc quét dọn lại các tuyến đường chính sau khi tổ 1 và 2 làm xong nhiệm vụ.

b) Thời gian hoạt động: 2h30-7h, 7h-11h 13h-16h, 16h-18h30

(2) . Đội thu gom CTR dân lập

- Được thành lập một cách tự phát do một cá nhân hay nhiều cá nhân tập trung với nhau tạo thành một tổ. Tổng số tổ của đội là 15 tổ với số công nhân 112 người. Họ tự trang bị thiết bị thu gom và hợp đồng trực tiếp với hộ gia đình, nghiệp đoàn là tổ chức đại diện nhằm bảo đảm quyền lợi lao động và tổ chức sinh hoạt định kỳ cho những người thu gom CTR dân lập. Tổng số trang thiết bị của đội là 72 chiếc xe gồm:

Xe gác đạp : 41 chiếc

Xe gác máy : 31 chiếc

- Các đội vệ sinh đảm nhiệm thu gom 95% lượng CTR phát sinh từ hộ gia đình, phương tiện sử dụng là xe ba gác đạp và xe ba gác máy để chở CTR tới tram trung chuyển do hợp tác xã Công Nông quản lý tại số 1 Tôn Thất Thuyết. Mức lương trung bình của công nhân vệ sinh là 2.600.000 đồng/ tháng.

- CTRSH từ các nguồn phát sinh khác nhau được thu gom bằng hệ thống contener cố định. Với hình thức thu gom bằng hệ thống contenner cố định, công nhân thu gom sẽ đẩy xe thu gom rỗng từ nơi tập trung đến hộ gia đình đầu tiên của tuyến thu gom, hiện nay tại các hộ gia đình được đổ vào thùng thu gom và thùng rỗng được trả về vị trí cũ. Trong quá trình thu gom CTR tại hộ gia đình, công nhân thu gom thuộc đội công lập kết hợp với quét đường trên tuyến đường họ đảm nhận. Quá trình này cứ lập đi lập lại cho đến khi xe thu gom đầy CTR, sau khi xe đầy rác người thu gom đẩy về điểm hẹn(đối với thu gom công lập) để chuyển lên xe lớn hơn ( xe ép 2 tấn, 4 tấn và 7 tấn ) và trạm trung chuyển ( đối với thu gom CTR dân lập). Sau khi chuyển CTR lên xe vận chuyển hoặc trạm trung chuyển, công nhân vệ sinh lại lấy CTR tiếp theo với tuyến thu gom khác,

(i) Trang thiết bị thu gom:

• Thùng chứa cho công tác thu gom

Theo số liệu thống kê Quận đã trang bị 80 thùng 240L, dùng cho việc chứa CTR nơi công cộng, trường học và trên đường. Nhưng hiện tại số lượng thùng sử dụng với mục đích này chiếm một tỉ lệ rất thấp (30%) trong tổng số được trang bị.

• Xe đẩy tay

Công tác vệ sinh tại Quận bao gồm:

- Quét đường: do lực lượng vệ sinh quận thực hiện

- Thu gom CTR tại hộ dân: do lực lượng vệ sinh thuộc CTDVCI quận và lực lượng tư nhân cùng thực hiện.

Mặt dù tại các phường có tổ chức các nhóm lấy CTR dân lập nhưng chưa có quy chế chung một cách cụ thể và ở phường cũng không có kinh phí hoạt động, do đó UBND chỉ thực hiện đến công đoạn cấp giấy phép hành nghề cho tư nhân.

(ii) Tư nhân hành nghề lấy CTR tại hộ dân chưa được quản lý tốt, do đó trong công tác thường gây ra một số khó khăn trong việc gìn giữ vệ sinh nơi công cộng và mỹ quan đô thị như:

- Tư nhân lấy CTR trên nhiều phường do đó phải làm thực sớm ( bắt đầu từ 5h sáng), sau khi xe đầy CTR, công nhân thu gom đẩy CTR về tram tập trung của Quận. Với phương tiện xe ba gác thô sơ, cũ kỹ, dùng thùng carton và tole cũ dựng lên để xe chứa được nhiều CTR, các xe này chờ tại trạm trung chuyển quá lâu, làm CTR bị nén ép nước chảy xuống đường gây ô nhiễm môi trường.

- Do việc sắp xếp địa bàn hoạt động không hợp lý nên đôi khi có sự cạnh tranh giữa hai lực lượng thu gom công lập và dân lập, vì thế thường xảy ra việc cạnh tranh giành thị phần. Rõ nét nhất là tại các hộ nằm trên các tuyến đường, sau khi công nhân quét dọn đường phố xong, các hộ do tư nhân lấy CTR đem các bịch nilon để trước nhà, gốc cây,lề đường. Trong trường hợp lao động thu gom tư nhân không lấy CTR, công nhân quét đường không dám lấy CTR, do đó không đạt chất lượng cao gây mất mỹ quan đường phố.

- Chất thải rắn sau khi được đổ ra từ các hộ gia đình được các đội thu gom của Công ty Dịch Vụ Công Ích quận và dân lập dến thu gom tận nhà bằng các loại xe đẩy tay. Các loại xe đẩy tay này được sơn bằng nhiều màu khác nhau ( màu vàng cam, màu xanh lá cây…) và có nhiều kích thước khác nhau, có loại 660 lit, có loại 1,1m x 1,1m x 1,0m… Hầu hết các xe thu gom từ các hộ dân đều chở quá đầy do cơi cao thùng xe, dẫn đến hiện tượng rơi vãi rác trên đường thu gom. Sau khi thu gom đầy CTR, các xe đẩy của đội công lập được cho ra các điểm hẹn ở đường phố chính, còn các đội dân lập đưa ra các bô trung chuyển ( nếu gần). Hàng tháng, theo quy định của Quận mỗi hộ gia đình phải trả lệ phí thu gom cho đội thu gom dân lập là 10.000đồng/ tháng.hộ. Tuy nhiên theo khảo sát thực tế, mức lệ phí này thường giao động cao hơn khoảng 10.000 – 20.000 đồng/ tháng.hộ tuỳ theo khối lượng rác của mỗi hộ gia đình cho công tác thu gom này. Còn đối với đội thu gom công lập chỉ thu phí 5.000đồng/ tháng. hộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển nhằm phục vụ công tác phân loại CTR tại nguồn ở q4 (Trang 32)