Hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển nhằm phục vụ công tác phân loại CTR tại nguồn ở q4 (Trang 42)

TỔNG QUAN VỀ Q4 VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTR TẠI Q

2.5.4Hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường

Kinh nghiệm của Thái Lan, Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ,… cho thấy PLCTRTN là một trong những biện pháp không những hỗ trợ cho việc giảm thiểu lượng chất thải cần được xử lý mà còn góp phần làm giảm thiểu các tác động đến môi trường do chất thải gây ra.

Tại sao phải PLCTRTN? Hiện tại, chúng ta chưa có những bằng chứng thực tế cụ thề, nhưng cũng không quá khó để có thể chứng minh được rằng phân loại chất thải

rắn đô thị tại nguốn có ý nghĩa to lớn với việc nâng cao năng lực của hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, nâng cao hiệu quả của hệ thống tái sinh, tái chế và tái sử dụng các phế liệu và nhờ đó kéo theo nhiều lợi ích khác như tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng, giảm các tác động do chất thải rắn sinh hoạt gây ra đối với môi trường, và tiết kiệm quỹ đất làm bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị khi một lượng khổng lồ chất thải rắn thực phẩm được tái sử dụng làm phân compost hoặc vật liệu che phủ,…

Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn đặt ra nhằm góp phần khắc phục những nhượt điểm của hệ thống kỹ thuật quản lý CTR đô thị hiện tại bao gồm:

Khâu thu gom và vận chuyển: Trang bị thêm và cải tiến hệ thống thu gom - vận chuyển hiện tại. Quy trình thu gom, trung chuyển - vận chuyển được cải tiến và quản lý chặt chẽ hơn.

Khâu xử lý chất thải rắn: Những lợi ích của chương trình phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn trong xử lý chất thải rắn có thể kể đến bao gồm:

- Công tác phân loại tại nguồn dễ dàng hơn so với phân loại chất thải rắn sau khi đã thu gom hỗn hợp. Theo kinh nghiệm xử lý CTR làm phân bón hữu cơ của Xí Nghiệp Chế Biến Phế Thải Đô Thị Hà Nội cho biết do chưa có phân loại tại nguồn, CTR thải về nhà máy gặp rất nhiều khó khăn trong khâu phân loại nên chi phí quá lớn và sản phẩm chưa loại bỏ hết tạp chất.

- Loại bỏ được các chất nguy hại có trong chất thải rắn sinh hoạt nên có thể tái sử dụng chất thải thực phẩm làm phân compost.

Khâu chôn lấp tại bãi chôn lấp: Đối với các bãi chôn lấp, phân loại chất thải rắn tại nguồn giúp:

- Giảm thiểu khí methane (CH4) và CO2 gây hiệu ứng nhà kính khi một phần lượng chất thải thực phẩm được sử dụng làm phân compost, cũng như khi các chất hữu cơ khó có khả năng phân huỷ sinh học khác như giấy, carton,… đã được tách riêng để tái chế.

- Chất thải rắn phân huỷ có thể sử dụng làm phân rất tốt và không nhiễm các chất nguy hại cho đất và cây trồng.

- Tăng thời gian hoạt động của các bãi chôn lấp khi chôn lấp riêng chất thải rắn thực phẩm, dẫn đến tăng quỹ đất của thành phố.

- Nước sinh ra từ bãi chôn lấp được xử lý dễ dàng hơn.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển nhằm phục vụ công tác phân loại CTR tại nguồn ở q4 (Trang 42)