Thành phần CTR đô thị của Quận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển nhằm phục vụ công tác phân loại CTR tại nguồn ở q4 (Trang 30)

TỔNG QUAN VỀ Q4 VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTR TẠI Q

2.3.2Thành phần CTR đô thị của Quận

Thành phần CTR là một trong những thông số quan trọng dùng để thiết kế, lựa chọn thiết bị, tính toán nhân lực và vận hành hệ thống kỹ thuật quản lý CTR. Sự quá tải về tìm năng đất đai để chôn lấp chất thải và yêu cầu bức bách về tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên để giảm giá thành sản phẩm, đã dẫn đến kỹ thuật tái sử dụng và tái chế CTR từ các quốc gia phát triển đến các nước đang phát triển. Gia tăng khả năng tái chế chất thải, giảm lượng chất thải đi vào bãi chôn lấp trong các năm tới là chiến lược của tất các thành phố trên thế giới.

Thành phần chất thải rắn của Quận được thể hiện trong bảng 2.2

Bảng 2.2 Thành phần chất thải rắn của Quận 4

STT Thành phần Tại trạm trung

chuyển Bãi chôn lấp

1 Thực phẩm 76,8 67,0 2 Nilon 12,5 13,2 3 Nhựa 0,8 1,7 4 Vải 0,5 5,2 5 Cao su mềm 0,7 1,7 6 Cao su cứng 1,3 0,8 7 Gỗ, tre nứa, lá cây 3,7

3,1 8 Mốp xốp 0.8 0.8 9 Giấy 0,4 3,2 10 Thuỷ tinh 0,2 0,3 11 Kim loại, lon đồ hộp 0,3

12 Da 0,5 1,3 13 Sành sứ 0,5 1,1 14 Carton 0 KDK 15 Pin 0,2 KDK 16 Bông gòn 0,8 0 Nguồn : Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận 4

KDK : không đáng kề khi % theo khối lượng ướt < 20%

Chất thải thực phẩm:

- Chất thải thực phẩm là thành phần còn lại của động vật, trái cây và rau quả thải ra trong quá trình lưu trữ, chế biến và tiêu thụ thực phẩm. Tính chất của loại thực phẩm này là có khả năng thối rữa cao và phân huỷ rất nhanh, gây mùi hôi thối, đặc biệt trong điều kiện (300c) và độ ẩm ( 80-90%)

- Chất thải thực phẩm phát sinh từ nhà bếp, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,… đây là loại chất thải có khả năng thối rữa cao.

Tro:

- Tro là phần còn lại trong quá trình đốt để cung cấp năng lượng, sưởi nóng và nấu nướng.

Chất thải đặc biệt:

- Chất thải đặc biệt bao gồm rác quét đường, thùng chứa, xác động vật,…

Chất thải nông nghiệp:

- Chất thải nông nghiệp sinh ra trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chất thải này bao gồm rơm rạ, sản phẩm chế biến, chất thải từ các lò mổ, chợ đầu mối,…

Chất nguy hại có trong chất thải rắn sinh hoạt:

- Bên cạnh các loại chất hữu cơ, chất thải rắn sinh hoạt còn lại có thể chứa các loại chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại là các loại chất thải sau:

a) Chất thải cháy nổ là chất thải lỏng với nhiệt độ chớp cháy dưới 600c hoặc là chất rắn có` thể cháy dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.

b) Chất thải ăn mòn là chất thải lỏng với pH thấp hơn 2 hoặc cao hơn 12,5 hoặc ăn mòn thép với tốc độ cao hơn 0,64cm/năm

c) Chất thải hoạt tính là chất thải không ổn định, có thể phản ứng với không khí hoặc nước, hoặc tạo thành hỗn hợp nổ với nước

d) Chất thải độc hại là các loại chất thải gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người, như kim loại nặng: Hg, Cr, Ni, Pb,…, các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, dầu nhớt, dung môi: benzen, toluen…

- Cũng như nhiều quận và thành phố, thành phần chất thải rắn sinh hoạt của quận cũng rất phức tạp bao gồm 14-22 thành phần tuỳ thuộc vào mục đích phân loại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển nhằm phục vụ công tác phân loại CTR tại nguồn ở q4 (Trang 30)