Kiến nghị đối với NHCSXH cấp trên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH yên hòa vĩnh phúc (Trang 88)

Thứ nhất, phối hợp chặt chẽ hoạt động của NHCSXH với hoạt động của các quỹ xoá đói giảm nghèo, tập trung việc cung ứng vốn cho người nghèo vào một đầu mối là NHCSXH.

Nếu thực hiện được việc phối hợp các chương trình, các quỹ xoá đói giảm nghèo thông qua một đầu mối giải ngân là NHCSXH sẽ đem lại nhiều lợi ích:

- Ngân hàng có bộ máy tổ chức rộng lớn trên khắp cả nước, có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có phương tiện bảo vệ an toàn tiền bạc.

- Giúp các cấp uỷ Đảng, chính quyền nắm vững nguồn vốn xoá đói giảm nghèo của địa phương cấp mình, đối tượng được thụ hưởng từ đó chỉ đạo sâu sát, hiệu quả hơn.

- Khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu công bằng trong phân phối nguồn vốn, nơi tập trung quá nhiều, nơi quá ít, thậm chí là không có, do không kiểm soát được vì nguồn lực phân tán.

- Vừa bảo đảm được tính tự chủ của chủ dự án, vừa giúp cho các tổ chức đoàn thể thực hiện đúng chức năng của mình là người tổ chức, hướng dẫn người nghèo tổ chức sản xuất, tiếp thu kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý... vì ngân hàng chỉ là thủ quỹ thực hiện việc giải ngân và hưởng phí. Các chủ dự án không phải lo việc tổ

chức giải ngân, lo bố trí, đào tạo cán bộ cho công việc của một tổ chức tín dụng. - Tạo được sự tập trung nguồn vốn cho những xã, những vùng, những mục tiêu cần ưu tiên. Thông tin chính xác, kịp thời từ một đầu mối là NHCSXH, giúp cho việc chỉ đạo chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ và các cấp chính quyền đạt hiệu quả.

- Tăng cường được công tác kiểm tra giám sát nguồn vốn thông qua sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức đoàn thể, các chủ dự án thông qua việc cho vay, thu nợ, kiểm tra sử dụng vốn và hướng dẫn cách làm ăn đối với người nghèo, hạn chế rủi ro, thất thoát vốn.

Thứ hai, Ngân hàng cấp trên tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tác nghiệp: Để đảm bảo an toàn cho tài sản trong công tác cho vay và thu nợ, hiện nay cán bộ Ngân hàng CSXH Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai trực giao dịch cố định (nếu vào ngày thứ bảy, chủ nhật cũng vẫn tiến hành trực bình thường) và thu lãi trực tiếp từ các tổ trưởng làm tín chấp cho Ngân hàng và thu nợ trực tiếp của khách hàng tại các điểm giao dịch ở các UBND xã, thị trấn với mục tiêu chung của hệ thống NHCSXH là tạo điều kiện và tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất. Mặc dù có chế độ nghỉ bù nhưng lượng cán cán bộ biên chế còn ít và công việc ngày một nhiều nên Phòng giao dịch không thể bố trí nghỉ bù cho cán bộ – công nhân viên được, cán bộ của Phòng giao dịch NHCSXH Yên Hòa đều có tinh thần trách nhiệm trong công việc rất cao nhưng nếu duy trì thường xuyên như vậy thì hiệu quả công việc dù cố gắng hết sức cũng không thể ổn định tốt mãi được. Vì vậy đề nghị Công đoàn Ngân hàng cấp trên cố gắng quan tâm đi sâu đi sát đến quyền lợi của cán bộ công nhân viên kịp thời để khuyến khích, động viên tinh thần làm việc của cán bộ trong ngành.

Đề nghị NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc làm việc cụ thể với các sở ban ngành ở tỉnh. Tham mưu với UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo cụ thể và thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 09 của thủ tướng chính phủ và chỉ thị số 04 của Chủ tịch UBND tỉnh “về việc nâng cao năng lực cho hoạt động của NHCSXH”. Bởi vì NHCSXH lúc này lại

rất cần các cấp chính quyền xoá thiếu, giảm khó khăn trong việc triển khai nhiệm vụ của mình.

NHCSXH tỉnh tăng cường mở nhiều lớp đào tạo, huấn luyện cho cán bộ nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành.

Cán bộ viên chức tại NHCSXH cơ bản đều mới được tuyển dụng, nghiệp vụ chưa được chuyên sâu. Vì vậy các phòng nghiệp vụ, phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ thường xuyên kiểm tra nhằm uốn nắn kịp thời giúp các phòng hạn chế sai sót.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH yên hòa vĩnh phúc (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w