Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH yên hòa vĩnh phúc (Trang 69 - 76)

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động của Phòng Giao dịch NHCSXH Yên Hòa còn thể hiện một số hạn chế nhất định. Nguồn vốn của Phòng giao dịch NHCSXH Yên Hòa mới chỉ đáp ứng được trên 1/3 nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo, cận nghèo, vốn từ ngân sách Nhà nước là chủ yếu. Đồng thời, số tiền cho vay trung bình đối với một hộ gia đình là nhỏ, thời gian và lãi suất chưa linh động đối với các đối tượng vay vốn khác nhau. Đội ngũ cán bộ nhân viên của Phòng giao dịch còn mỏng và thiếu về trang thiết bị nên chưa kiểm soát tốt mục đích sử dụng vốn của các hộ gia đình. Một số hộ còn sử dụng vốn chưa đúng mục đích, chủ yếu dùng để mua sắm đồ dùng, xây dựng công trình NS&VSMT hoặc nuôi con ăn học. Đặc biệt, mặc dù thu nhập của các hộ nghèo sau khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi đều tăng nhưng tỷ lệ thoát nghèo còn thấp, chỉ đạt 10.93% (tác động của nguồn vốn đối với thu nhập trung bình của hộ gia đình còn hạn chế). Trình độ học vấn, kinh nghiệm của người nông dân nói chung và hộ nghèo nói riêng còn hạn chế, thời gian nhàn rỗi còn khá nhiều.

2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan

Theo nghiên cứu, 69.23% các hộ hoạt động chủ yếu trong nông nghiệp (thuần nông); 30.77% các hộ còn lại ngoài hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn tham gia hoạt động chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp hay buôn bán (nông nghiệp kiêm ngành nghề). Nông nghiệp là ngành sản xuất mang tính thời vụ cao, phương tiện sản xuất thô sơ, lạc hậu, cần nhiều lao động nhưng năng suất và thu nhập chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên. Vì vậy, nông nghiệp là ngành có thu nhập bấp bênh. Điều này cũng giải thích tại sao hộ

nghèo thường tập trung trong ngành nông nghiệp. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân dẫn đến đói nghèo đó là: thiếu sức khỏe, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu việc làm, thiếu đất canh tác, đông nhân khẩu, ít người làm, trình độ học vấn thấp hay hạ tầng nông thôn hạn chế. Nắm được đặc điểm của hộ vay vốn sẽ giúp các cơ quan, đoàn thể có thể phối kết hợp với các chương trình, dự án của NHCSXH nhằm nâng cao hiệu quả vốn vay đối với hộ nghèo, giúp hộ nghèo có thể phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống đặc biệt là nâng cao phúc lợi xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả nghiên cứu đặc điểm của chủ hộ thông qua các chỉ tiêu: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu và số lao động trong một hộ.

Thứ nhất, về giới tính chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu giới tính của chủ hộ- những người chủ gia đình giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập chính của hộ. Đồng thời chủ hộ là những người quyết định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyết định phương thức sử dụng vốn vay. Trong 247 hộ điều tra số chủ hộ là nữ chiếm 19.03% (47 hộ), số chủ hộ là nam chiếm 80.97% (200 hộ). Có thể thấy tỷ lệ chủ hộ là nữ giới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Đặc thù công việc ở khu vực nông thôn rất cần sức khỏe, sự bền bỉ, dẻo dai. Lao động nữ thường phù hợp với những công việc nhẹ nhàng nên sẽ gặp khó khăn hơn trong những công việc nông nghiệp. Như vậy có thể thấy nguyên nhân của sự nghèo đói tại địa phương không phải đơn thuần là do thiếu sức khỏe mà là do các nguyên nhân khác.

Thứ hai, về độ tuổi của chủ hộ: Hộ nghèo vay vốn ưu đãi từ NHCSXH tập trung nhiều nhất trong khoảng từ 40 đến 50 tuổi (chiếm 43.72%), thứ hai là nhóm tuổi từ 50- 60 (chiếm 27.94%), thứ ba là nhóm tuổi 30-40 (chiếm 19.43%). Hộ gia đình có 3 nhân khẩu chiếm 23.08%; hộ có 4 nhân khẩu chiếm 34.41%; hộ có 5 nhân khẩu chiếm 19.84%; Trong khi đó các hộ gia đình có từ 1 đến 2 nhân khẩu chỉ chiếm tỷ lệ là 16.19%.

Bảng 2.21: Số chủ hộ chia theo nhóm tuổi và tỷ lệ của từng nhóm tuổi

Nhóm tuổi Số quan sát Tỷ lệ %

30-40 48 19.43

40-50 108 43.72

50-60 69 27.94

>60 19 7.69

Tổng 247 100

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Hình 2.10 : Tỷ lệ nhân khẩu

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Trong các nhóm tuổi thì hầu hết các hộ đều có số nhân khẩu lớn, số lao động ít. Có thể thấy trong 3 nhóm tuổi 20-30, 30-40 và 40-50 thì tỷ lệ hộ gia đình có số nhân khẩu từ 4 người trở lên là rất cao: 100% các hộ thuộc nhóm tuổi 20-30 có số nhân khẩu từ 4 người trở lên; trong nhóm tuổi 30-40 và 40-50 tỷ lệ này lần lượt là 85.41% và 69.44%. Cụ thể, trong nhóm tuổi từ 20-30 100% số hộ có số nhân khẩu từ 4-5 người; trong nhóm tuổi từ 30-40 tuổi, số hộ có 4 nhân khẩu chiếm 62.5%, số hộ có 5 nhân khẩu chiếm 20.83%; trong nhóm tuổi 40-50 tuổi, con số này lần lượt là 36.11% và 25%; trong nhóm tuổi từ 50-60 tuổi, số hộ có 3 nhân khẩu chiếm 36.23%, số hộ có 4 nhân khẩu chiếm 17.39%. Như vậy, đông nhân khẩu cũng là một trong những nguyên nhân của sự nghèo đói. Bên cạnh đó, số nhân khẩu của các nhóm tuổi 50-60, trên 60 chủ yếu là dưới 4 nhân khẩu hay tỷ lệ hộ gia đình có số nhân khẩu từ 4 người trở lên thuộc các nhóm tuổi này là thấp. Như vậy, thiếu sức khỏe cũng là nguyên nhân của nghèo đói.

Hình 2.11 : Tỷ lệ hộ gia đình có số nhân khẩu >=4 theo các nhóm tuổi

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Mặc dù số nhân khẩu của các hộ từ 4 người trở lên chiếm tỷ lệ cao nhưng trong từng hộ số lao động chủ yếu chỉ từ 1 đến 2 lao động. Trong nhóm tuổi 20-30 thì 100% các hộ có từ 1 đến 2 lao động; tỷ lệ lao động từ 1-2 người trong nhóm tuổi 30-40 là 91.64%; trong nhóm 40-50 là 89.81; nhóm 50-60 là 81.16% và nhóm tuổi trên 60 là 89.47%.

Bảng 2.22: Số lao động theo từng nhóm tuổi

Đơn vị: % Số lao động Tổng Nhóm tuổi 20-30 30-40 40-50 50-60 >60 1 19.43 33.33 14.58 15.74 24.64 31.58 2 68.42 66.67 77.08 74.07 56.52 57.89

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Như vậy, đông nhân khẩu, thiếu sức khỏe và ít lao động là nguyên nhân gây ra nghèo đói. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của nghèo đói chính là do trình độ học vấn của các hộ gia đình, đặc biệt là trình độ học vấn của chủ hộ. Do trình độ học vấn của chủ hộ hạn chế nên khó khăn trong việc tiếp cận với KHKT, cứng

nhắc trong việc cải tiến phương pháp sản xuất, chăn nuôi. Do đó, năng suất lao động thấp, tích lũy vốn hạn chế. Điều này cũng tác động ngược trở lại đối với quá trình sản xuất, sản xuất chủ yếu là với quy mô nhỏ, manh mún.

Hình 2.12: Trình độ học vấn của chủ hộ

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Ta thấy, chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 2 chiếm đa số với tỷ lệ là 74.49%, tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp 3 và cấp 1 lần lượt là 19.84% và 5.67%. Như vậy, trình độ văn hóa của các chủ hộ ở mức trung bình. Trình độ học vấn của chủ hộ là nữ giới thấp hơn trình độ học vấn của chủ hộ là nam giới. Số chủ hộ là nữ có trình độ cấp 1 là 12.77%, cấp 3 là 10.64%. Trong khi đó, tỷ lệ này đối với chủ hộ là nam lần lượt là 4% và 22%. Đồng thời, nhóm tuổi càng cao thì trình độ văn hóa càng thấp. Tỷ lệ hộ có trình độ cấp 1 tăng theo sự gia tăng của nhóm tuổi, tỷ lệ hộ có trình độ cấp 3 giảm theo sự gia tăng của nhóm tuổi. 100% số chủ hộ thuộc nhóm tuổi 20-30 có trình độ cấp 3, nhóm 30-40 là 27.08%; nhóm tuổi 40-50 là 25.93%; nhóm tuổi 50- 60 là 10.14%, nhóm tuổi trên 60 tỷ lệ này chỉ là 5.26%. Trong các nhóm tuổi trừ nhóm tuổi từ 20-30 thì tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp 2 là chủ yếu. Với trình độ này kết hợp với nguồn vốn vay, chủ hộ có thể nắm bắt được các thông tin cũng như có thể áp dụng KHKT, phương thức sản xuất, chăn nuôi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bảng 2.23: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo giới tính và nhóm tuổi Trình độ Giới tính Nhóm tuổi Nữ Nam 20-30 30-40 40-50 50-60 >60 Cấp 1 12.77 4 0 4.17 2.78 8.7 15.79 Cấp 2 76.6 74 0 68.75 71.3 81.16 78.95 Cấp 3 10.64 22 100 27.08 25.93 10.14 5.26

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

c. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nguồn vốn tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH Yên Hòa còn hạn chế. Vốn và trình độ học vấn là hai yếu tố quan trọng quyết định tới thu nhập của hộ gia đình đặc biệt là hộ nghèo. Qua khảo sát ta thấy lượng vốn vay trung bình đối với một hộ là 23.58 triệu đồng. Tại các xã Tống Phan, Quang Hưng và Đình Cao lượng vốn vay trung bình lần lượt là 22.84 triệu đồng, 22.79 triệu đồng và 25.33 triệu đồng. Phần lớn tổng vốn vay hiện tại của các hộ đều dưới 30 triệu đồng (chiếm 76.52%), tại xã Tống Phan tỷ lệ này là 78.26%, Quang Hưng là 72.5% và Đình Cao là 78.67%. Có thể thấy, lượng vốn vay đối với các hộ là khá phù hợp, một mặt có thể giúp các hộ mở rộng sản xuất, chăn nuôi mặt khác đây cũng là khoản vay trong khả năng chi trả của các hộ. Tuy nhiên, so với các nguồn vốn khác trên địa bàn thì lượng vốn vay trung bình đối với một hộ vẫn thấp. Để thúc đẩy các hộ nghèo phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất chăn nuôi theo quy mô lớn thì NHCSXH cần tăng lượng vốn vay ưu đãi cho các hộ. Theo điều tra phỏng vấn thì nguồn vốn mà các hộ mong muốn vay trong khoảng từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Bảng 2.24: Tỷ lệ hộ nghèo theo các mức vốn vay (%)

Vốn vay Tổng Tống Phan Quang Hưng Đình Cao

10 20.24 25 17.5 17.33

10-20 29.15 32.61 23.75 30.67

20-30 27.13 20.65 31.25 30.67

40-50 6.07 7.61 6.25 4

> 50 4.86 5.43 5 4

Tổng 100 100 100 100

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Thứ hai, hầu hết các hộ nghèo đều hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp- một ngành chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu và dịch bệnh. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cấp, ngành và doanh nghiệp còn chưa thực sự đồng bộ, hoạt động của các cơ quan là riêng rẽ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong công cuộc XĐGN. Thời điểm vay vốn với thời điểm hướng dẫn, chuyển giao KHKT chưa trùng khớp, làm giảm hiệu quả của nguồn vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo. Đặc biệt, tư tưởng trọng nam kinh nữ vẫn còn khá nặng nề, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên vẫn chiếm một tỷ lệ lớn; cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, hệ thống giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe còn nhiều bất cập.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH Yên Hòa- Vĩnh Phúc. Các kết quả tiêu biểu như sau:

1. Tổng nguồn vốn và dư nợ cho vay của NHCSXH đối với hộ nghèo tăng qua các năm. Tuy nhiên, quy mô và tốc độ còn hạn chế, chỉ đáp ứng được trên 1/3 nhu cầu vay vốn của hộ nghèo. Bên cạnh đó, tổng dư nợ chương trình HSSV, NS&VSMT cũng có xu hướng tăng, đây là nguồn vốn quan trọng cùng với vốn hộ nghèo sẽ giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển SXKD, tăng thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội.

2. Số vốn vay trung bình đối với hộ nghèo tăng lên từ 8.864 triệu đồng/ hộ năm 2009 đến 13.607 triệu đồng năm 2010 và 23.322 triệu đồng năm 2011. Tuy nhiên, để hộ nghèo có điều kiện phát triển SXKD hơn nữa thì số vốn trung bình đối với hộ nghèo cần gia tăng. Nhu cầu vốn trung bình của các hộ là từ 30-50 triệu đồng.

3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo đó là: Trình độ học vấn, số nhân khẩu, nghề nghiệp và số vốn vay. Tác động của vốn vay đối với các xã là khác nhau phụ thuộc vào trình độ học vấn, nghề nghiệp và

mục đích sử dụng vốn của các hộ.

4. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chung toàn huyện và các xã giảm đáng kể. Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là rõ rệt. Nhờ vốn vay ưu đãi mà các hộ gia tăng thu nhập, có tiền nuôi con ăn học, xây dựng các công trình nhà ở và NS&VSMT. Một số hộ chuyển từ nhóm nghèo lên nhóm cận nghèo, một số hộ thoát nghèo hoàn toàn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH

NHCSXH PHÙ CỪ- VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH yên hòa vĩnh phúc (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w