Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH yên hòa vĩnh phúc (Trang 42 - 47)

2.2.1.1. Khái quát hộ nghèo trên địa bàn

Kết quả điều tra xác đinh hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp huyện năm 2010, năm 2011 như sau:

Năm 2010, toàn huyện có 24299 hộ, số hộ nghèo là 3844 hộ chiếm 15.82%, số hộ cận nghèo là 1800 hộ chiếm 7.41%. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo xã trong khoảng từ 13.3% đến 18.12%, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao ở các xã có cơ sở hạ tầng kém, giao thông khó khăn, xa trung tâm huyện,…Các xã có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất là Minh Hoàng, Tống Phan, Tam Đa và Minh Tiến; Minh Tân, Trần Cao và Quang Hưng là các xã có tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo thấp nhất huyện.

Năm 2011, tổng số hộ trong toàn huyện là 24848 hộ (tăng 2.26% so với năm 2010). Trong đó, số hộ nghèo là 2984 hộ, giảm 860 hộ tương ứng với 22.37%, chiếm 12.01%; số hộ cận nghèo là 1507 hộ, giảm 293 hộ so với năm 2010 (giảm 16.28%), tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 6.06%. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong các xã đều giảm; Đoàn Đào, Đình Cao và Quang Hưng là các xã có số hộ nghèo giảm nhiều nhất. Số hộ nghèo giảm tại các xã lần lượt là 111 hộ, 102 hộ và 147 hộ tương ứng giảm 3.35%, 3.55% và 8.33%.

Tỷ lệ nghèo đói ở mỗi địa phương là khác nhau. Đặc điểm tự nhiên, cơ sở hạ tầng và giao thông cũng là những nguyên nhân tạo nên sự nghèo đói. Những xã có hạ tầng nông thôn phát triển, giao thông thuận tiện, gần chợ đầu mối lớn có điều kiện phát triển kinh tế hơn, do đó tỷ lệ nghèo thấp hơn. Đó là

các xã: Quang Hưng, Trần Cao, Phan Sào và Minh Tân. Ngược lại, các xã có hạ tầng nông thôn kém phát triển, giao thông khó khăn, thương mại và dịch vụ kém phát triển như: Tống Phan, Minh Hoàng, Minh Tiến, Tam Đa có tỷ lệ nghèo đói cao. Khi tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi thì hiệu quả của các xã cũng khác nhau. Nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đều giảm nhưng tốc độ giảm nghèo ở các xã có điều kiện tự nhiện thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển, giao thông thuận lợi thì lớn hơn các xã có điều kiện tự nhiên kém thuận lợi, cơ sở hạ tầng kém phát triển, giao thông khó khăn.

Bảng 2.1: Số liệu về hộ nghèo và cận nghèo năm 2010 và năm 2011

TT Năm 2010 Năm 2011 TSH HN % CN % TSH HN % CN % 1 Đoàn Đào 2827 425 15.03 184 6.51 2688 314 11.68 181 6.73 2 Trần Cao 1790 255 14.25 112 6.26 1863 199 10.68 86 4.62 3 Minh Hoàng 1390 252 18.13 114 8.20 1385 206 14.87 109 7.87 4 Phan Sào 1666 267 16.03 128 7.68 1769 228 12.89 113 6.39 5 Minh Tân 1577 211 13.38 79 5.01 1628 155 9.52 63 3.87 6 Quang Hưng 1855 250 13.48 133 7.17 1999 103 5.15 136 6.80 7 Tống Phan 2204 382 17.33 190 8.62 2281 337 14.77 162 7.10 8 Đình Cao 2869 458 15.96 226 7.88 2869 356 12.41 171 5.96 9 Tiên Tiến 932 149 15.99 70 7.51 932 118 12.66 55 5.90 10 Minh Tiến 1332 238 17.87 111 8.33 1379 184 13.34 97 7.03 11 Tống Trân 1654 268 16.20 126 7.62 1716 217 12.65 77 4.49 12 Nguyên Hòa 1353 221 16.33 124 9.16 1367 176 12.87 91 6.66 13 Nhật Quang 1386 218 15.73 87 6.28 1518 193 12.71 72 4.74 14 Tam Đa 1464 250 17.08 116 7.92 1454 198 13.62 94 6.46 Tổng cộng 24299 3844 15.82 1800 7.41 24848 2984 12.01 1507 6.06

Hình 2.2: Tỷ lệ hộ nghèo tại các xã qua các năm

(Nguồn: Số liệu Phòng Lao động, TB& XH Yên Hòa)

Tỷ lệ cận nghèo so với tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn rất nhiều. Trong khi tỷ lệ hộ nghèo trung bình là 16% thì tỷ lệ cận nghèo trung bình khoảng 7%. Tác động của vốn vay ưu đãi từ NHCSXH và các chương trình, chính sách của Chính quyền địa phương cũng thu được những thành tựu cụ thể. Tỷ lệ cận nghèo giảm trung bình 1% từ năm 2010 đến năm 2011. Các xã khó khăn cũng là các xã có tỷ lệ cận nghèo cao hơn. Nhưng một số xã đã tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi khá hiệu quả, áp dụng KHKT trong sản xuất, chăn nuôi. Do đó, tỷ lệ cận nghèo đã giảm mạnh, điển hình là các xã Tống Trân, Nguyên Hòa, Đình Cao. Các xã có điều kiện thuận lợi hơn cũng có tỷ lệ giảm cận nghèo lớn như Trần Cao, Đoàn Đào và Minh Tân. Ngược lại, một số xã do điều kiện khó khăn, chưa tận dụng được nguồn vốn vay ưu đãi một cách có hiệu quả nên tỷ lệ nghèo và cận nghèo vẫn khá lớn. Tỷ lệ giảm nghèo và cận nghèo nhỏ, điển hình nhất là xã Minh Hoàng. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp bách đối với Chính quyền và Ngân hàng trong việc phân bổ nguồn vốn hợp lý đối với từng địa phương, đề ra các chính sách phát triển cụ thể đối với từng địa phương.

Hình 2.3: Tỷ lệ cận nghèo tại các xã qua các năm

(Nguồn: Số liệu Phòng Lao động, TB& XH Yên Hòa)

2.2.1.2. Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo a. Các nguồn tín dụng đối với hộ nghèo

Ngoài chương trình cho vay hộ nghèo thì các hộ nghèo còn có thể vay vốn từ các chương trình khác do Ngân hàng chính sách xã hội xây dựng. Chẳng hạn chương trình cho vay dự án 120, cho vay XKLĐ, cho vay dự án KFW, cho vay HSSV, cho vay NS&VSMT, đặc biệt là chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở. Để tạo điều kiện tốt nhất cho hộ nghèo, hộ nghèo có thể vay cùng lúc nhiều chương trình nhằm tăng nguồn vốn huy động để mở rộng sản xuất, hay thực hiện tái vay vốn khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.

Nguồn vốn của Phòng giao dịch NHCSXH Yên Hòa bao gồm vốn do cấp trên chuyển về và vốn huy động tại địa phương. Cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Nguồn vốn của Phòng giao dịch NHCSXH Yên Hòa Đơn vị: Triệu đồng Năm Tổng nguồn vốn Cấp trên Tỷ lệ vốn cấp trên Địa phương Tỷ lệ vốn địa phương 2009 113.937 113.637 99.74 % 300 0.36 % 2010 133.532 132.032 98.88% 1.500 1.12% 2011 165.725 163.373 98.58% 2.352 1.42%

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của phòng giao dịch NHCSXH Yên Hòa)

Tổng nguồn vốn năm 2009 là 113.937 triệu đồng, tăng 29.821 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng 35.4%. Trong đó, nguồn vốn cấp trên chuyển về là 113.637 triệu đồng, vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2009 là 300 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.

Kế hoạch nguồn vốn đến 31/12/2010 là 144.438 triệu đồng, tăng 30.501 triệu đồng so với năm trước với tỷ lệ tăng 26.7%. Thực tế đến 31/12/2010, nguồn vốn là 133.532 triệu đồng, đạt 92.4% so với kế hoạch. Nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2010 là 1.500 triệu đồng, trong đó huy động tiết kiệm thông qua tổ VV&TK là 1.019 triệu đồng thông qua 4 tổ chức hội: Hội Nông dân 366 triệu đồng, Hội Phụ nữ 475 triệu đồng, Hội CCB 113 triệu đồng, Hội ĐTN 65 triệu đồng.

Tổng nguồn vốn đến 31/12/2011 là 165.725 triệu đồng/ 166.343 triệu đồng đạt 99.6% kế hoạch. So với năm trước nguồn vốn tăng 32.193 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 24.1%. Nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2011 là 2.352 triệu đồng/ 2350 triệu đồng đạt 100% kế hoạch. Trong đó, huy động thông qua tổ TK&VV là 1.571 triệu đồng, thông qua 4 tổ chức hội: Hội Nông dân 561 triệu đồng, Hội Phụ nữ 716 triệu đồng, Hội CCB 179 triệu đồng, Hội ĐTN 115 triệu đồng.

Tổng nguồn vốn năm 2012 theo kế hoạch đầu năm là 194.100 triệu đồng, tăng 28.375 triệu đồng so với năm 2011, với tỷ lệ tăng khoảng 17.12%.

Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn địa phương chiếm tỷ trọng rất nhỏ, cao nhất là 1.42% năm 2012.

Hình 2.4: Tổng nguồn vốn và vốn cấp trên chuyển về qua các năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên Phòng giao dịch NHCSXH Yên Hòa)

Có thể thấy tốc độ tăng nguồn vốn qua các năm chưa cao. Năm 2010 nguồn vốn tăng 17.2% so với năm 2009; tỷ lệ gia tăng nguồn vốn năm 2011 so với năm 2009 là 45.5%. Trong đó, Vốn cấp trên chuyển về là chủ yếu, tiềm lực vốn tại địa phương còn hạn chế. Qua các năm vốn huy động tại địa phương tăng lên nhưng cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Năm 2009 vốn huy động tại địa phương chiếm 0.26%; năm 2010 và 2011 tỷ lệ này lần lượt là 1.12% và 1.41%. Như vậy, tỷ lệ tích lũy của các hộ chưa cao đặc biệt là hộ nghèo. Tỷ lệ tích lũy của hộ nghèo rất thấp, nên bị động trong quá trình SXKD, không chủ động về vốn nên phụ thuộc nhiều vào vốn ưu đãi từ NHCSXH. Nếu không được tiếp tục vay vốn rất có thể các hộ sẽ lại rơi vào tình trạng nghèo đói.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH yên hòa vĩnh phúc (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w