Kiến nghị với các cấp chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH yên hòa vĩnh phúc (Trang 84 - 88)

Một là, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở là giải pháp phát huy hiệu quả nguồn vốn:

Các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với các Đoàn thể, tìm giải pháp tích cực để giúp người nghèo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ NHCSXH, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo.

- UBND huyện chỉ đạo Ban giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH Yên Hòa- Vĩnh Phúc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của NHCSXH, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyển tải nguồn vốn cho vay ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đồng thời có biện pháp thu hồi nợ

gốc và lãi đầy đủ, kịp thời, đảm bảo nguồn vốn tín dụng ưu đãi phải được bảo tồn và phát triển, đồng thời cho vay phải đảm bảo đúng đối tượng.

- Quan tâm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

- Các Hội, Đoàn thể phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc giúp cho các hộ nghèo tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi; Tăng cường phổ biến kinh nghiệm sản xuất, tiến bộ KHKT, phương thức làm ăn mới cho các Hội viên để vừa phát huy hiệu quả đầu tư của nguồn vốn ưu đãi, vừa đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội đôn đốc, thu hồi nợ, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn theo đúng qui định.

- NHCSXH huyện phát huy tinh thần tự lực, vượt khó, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn đối với khách hàng, thực sự là người bạn tin cậy của các hộ gia đình nghèo; Phối hợp với các Hội, Đoàn thể tăng cường kiểm tra, đôn đốc đối với các hộ gia đình vay vốn; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với người dân, đảm bảo hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, góp phần tích cực vào công tác XĐGN tại địa phương.

- Tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư; thúc đẩy tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chính sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và chính sách bảo hộ xuất khẩu…

- Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận phát triển cho người dân nông thôn trong việc tiếp cận với hệ thống giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng nhằm nâng cao trình độ dân trí và thể lực của lao động nông thôn.

Thiếu kiến thức là lý do ảnh hưởng đến hiệu quả vay vốn của hộ nghèo. Để các hộ nông dân nghèo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và trách được rủi ro, giúp các hộ nghèo nắm được cách làm, cách sử dụng và quản lý tốt đồng vốn trong sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường. Thì cần phải nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết khoa học kỹ thuật của các hộ nghèo cần tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm. Cơ quan khuyến nông huyện cần phải kết hợp với chính quyền cơ sở, với các ban ngành, các tổ chức đoàn thể địa phương tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và kiến thức quản lý cho hộ nghèo. Cần giúp cho các hộ nghèo nắm vững các kiến thức khoa học kỹ thuật, đặc biệt kỹ thuật làm tăng năng suất lao động. Qua đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn vay góp phần tích cực vào giảm nghèo bền vững.

Thông qua các tổ chức hội, đoàn thể, tập hợp đội ngũ trí thức đang làm việc và nghỉ hưu trên địa bàn xây dựng các nhóm, tổ sở thích để trao đổi, khai thác những những kinh nghiệm trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng thu nhập cho bà con nông dân, lấy mô hình mẫu là những hộ làm kinh tế khá giỏi, có đào tạo nghề qua các lớp tập huấn do xã hoặc dự án mở để bà con học tập và nhân rộng, tự xóa nghèo và làm giàu trên quê hương.

Chính quyền địa phương cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các ngành liên quan; đầu tư kinh phí cho phong trào; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi rút kinh nghiệm học tập giữa các địa phương. Hình thành và gắn kết chặt chẽ mối liên kết 4 nhà: Nhà nước- Nhà khoa học- Nhà Doanh nghiệp- Nhà nông trong việc làm giàu trên chính quê hương, đồng đất của gia đình và các hộ nông dân.

Ba là, mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là khâu đột phá, đặc biệt trong thời kỳ cả nước xây dựng nông thôn mới, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng yêu cầu thực tế. Địa phương cần tập trung chỉ đạo gắn kết giữa dạy nghề với giải quyết việc làm, phát huy thế mạnh của từng địa phương; huy động hệ thống chính

trị cùng hưởng ứng tham gia, huy động các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp để hỗ trợ cho người học nghề có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh và tự tạo việc làm mới, có thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Tránh để xảy ra tình trạng “đánh trống ghii tên”, người dân đến đăng ký học nhưng không tham gia đầy đủ, đối tượng học không phải là người sản xuất mà là đối tượng hưu trí, ghi điểm ghi danh để lấy tiền hỗ trợ. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ không chú trọng vào số lượng mà sẽ siết chặt quản lý về chất lượng; không tổ chức dạy và học khi người lao động không dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học. Thời gian đào tạo phải phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm quy trình sản xuất của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, từng địa phương và phù hợp với điều kiện của người học nghề. Ví dụ một xã đào tạo lớp chăn nuôi thì phải xác định chăn nuôi gì, xác định thời gian học bao lâu, học về có làm ở địa phương được không? Chính quyền xã phải vào việc cùng với huyện quy hoạch ngành nghề đào tạo để người dân biết và đăng ký học. Kết thúc khóa học, lao động có thể tự sửa chữa nhỏ trong gia đình và sử dụng hiệu quả các công cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, biết cách phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cây trồng, tập trung sản xuất chăn nuôi, thâm canh tăng vụ, đưa sản phẩm trở thành hàng hóa cung cấp cho thị trường.

Bốn là, tăng cường công tác truyền thông về Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ):

Sự phối hợp chặt chẽ của các cấp lãnh đạo sẽ là một trong những giải pháp thúc đẩy công tác DS - KHHGĐ để đạt được kết quả cao nhất. Bên cạnh đó, cũng cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, các cấp lãnh đạo, nổi bật trong đó là sự phối hợp nhịp nhàng của các hai lực lượng, đó là cán bộ chuyên trách dân số, các ban ngành đoàn thể và cán bộ y tế cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản; đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên dân số. Cần đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể và huy động được đông đảo các lực lượng xã hội tham gia tuyên truyền vận động về DS- KHHGĐ dưới nhiều hình thức; đổi mới cách tiếp cận, nội dung, thông điệp, hình

thức truyền thông phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán, đặc điểm sống của các hộ gia đình. Xây dựng các thông điệp, sản xuất các sản phẩm truyền thông đơn giản, dễ hiểu, dễ làm theo và phù hợp với đặc điểm về phong tục tập quán, văn hóa, ngôn ngữ,... của địa phương. Lựa chọn các kênh truyền thông đại chúng thích hợp, tăng cường các loại hình truyền thông trực tiếp bao gồm cả tư vấn để hướng dẫn các kỹ năng thực hiện hành vi có lợi phù hợp với đặc điểm văn hóa của địa phương. Qua đó, góp phần giúp cho người nông dân đặc biệt là các hộ nghèo nhận thức được tầm quan trọng của Kế hoạch hóa gia đình đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo; hạn chế sinh đẻ, thực hiện mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con; giải quyết được một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH yên hòa vĩnh phúc (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w