0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP CHĂN NUÔI LỢN TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH TỪ ĐÓ TÌM RA NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN Ở HUYỆN NAM SÁCH (Trang 29 -29 )

Trong những năm gần đõy cùng với sự phát triển kinh tế nói chung của tỉnh thì nền kinh tế của huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong

đó phải kể đến đúng góp của ngành chăn nuôi lợn . Hàng năm chăn nuôi lợn luôn đạt ở mức tăng trưởng khá , tổng đàn lợn năm 2004 đạt 81920 con sang năm 2006 là 98645 con tăng 16684 con như vậy bình quân hàng năm tăng 8342con hay đạt 110,18% hằng năm. Trong năm 2004 huyện có 17805 con lợn nái chiếm 21,74% trong tổng số lợn và lợn đực chiếm 25 con tương đương với 0,003% , như vậy 1 con lợn đực giống ứng với 7122 con nái ,đến năm 2006 số nái của huyện đạt 18252 tăng so với năm 2004 là 447 con trong khi đó con đực giống từ 25 đã tăng lên 35 con .Năm 2004 trọng lượng xuất chuồng trung bình là 47,95kg/con .

Bảng 4: Số lượng đàn lợn năm 2004 toàn tỉnh Hải Dương

Tổng số (con)

Chia ra Số con Sản lượng Lợn nái Lợn thịt Đực giống lợn thịt thịt hơi

(con) (con) (con) XC (con) XC (tấn) Toàn tỉnh(2004) 820070 183517 635763 790 1558797 71158

TP Hải Dương 30455 3572 26813 70 64421 3685 Huyện Chí Linh 63077 8541 54466 70 136902 6612 Huyện Nam Sách 81902 17805 64072 25 156084 7487 Huyện Thanh Hà 64220 16916 47214 90 130779 6604 Huyện Kinh Môn 85781 17760 67951 70 170933 7658 Huyện Kim Thành 68901 19825 49035 41 127306 5678 Huyện Gia Lộc 92707 16484 76133 90 173826 7561 Huyện Tứ Kỳ 85590 28430 57015 145 146554 5935 Huyện Cẩm Giàng 65962 11379 54581 2 119152 5147 Huyện Bình Giang 44080 6339 37706 35 90397 4303 Huyện Thanh Miện 67936 12235 55629 72 126919 5623 Huyện Ninh Giang 69459 24231 45148 80 115526 4864 Toàn tỉnh(2003) 787316 182832 603699 785 1482486 67490 So sánh 2004/2003% 104,2 100,4 105,3 100,6 105,1 105,4

Tổng đàn bò của huyện năm 2004 là 7601 con , riêng đàn bũ nỏi sinh sản phát triển mạnh , sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm luôn đạt 159 tấn .Còn đàn trâu năm 2004 đạt 1814 con trong đó được dùng cho cày kéo chiếm 1778 con. Tổng đàn gia cầm của huyện năm 2004 đạt 638518 con thu được 1286 tấn sản phẩm và 8194000 quả trứng các loại.

Năm 2004 toàn huyện có 64072 con lợn thịt , trong đó chủ yếu là con lai F1.Nhỡn chung chất lượng của đàn lợn thịt ở huyện còn thấp . Đàn nái trong huyện có 17805 con thì phần lớn do nông dân tự chọ gõy nỏi .Nông dân thường chọn lợn nái được sinh ra tại địa phương từ những con nái không rõ nguồn gốc , sau đó lại cho phối với tinh lợn đực Đại bạch hoặc Landrace để tạo ra con lai nuôi thịt , hoặc cho phối trực tiếp với lợn đực không rõ nguồn gốc để tạo ra con thương phẩm . Đối với đàn lợn con mua từ nơi khác về nuôi cũng phần lớn là 7/8 hoặc ắ không rõ nguồn gốc.

Mặt khác phần lớn nông dân ở đõy thiếu hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của lợn còn hạn chế. Kỹ thuật cân đối khẩu phần thức ăn cho lợn cũng còn hạn chế . Một số hộ chăn nuôi chỉ cho ăn những loại thức ăn có sẵn trong gia đình được tận dụng triệt để như cám gạo, ngô, khoai , sắn , có những hộ cho ăn thờm cỏc sản phẩm thức ăn giầu đạm như cá ,đậu tương hoặc cám do các công ty thức ăn sản xuất nhưng với tỷ lệ thấp . Họ không pha trộn theo một công thức hoặc theo tỷ lệ nào cụ thể mà cho ăn rất tuỳ tiện. Còn lại phần lớn các hộ chăn nuôi ( thường là với số lượng lớn trên 30 con ) cho ăn cám công nghiệp hoặc ăn thẳng hoặc phối trộn theo tỷ lệ nhất định. Mức đầu tư của các hộ cũng khác nhau , một số hộ cho ăn nhiều , phối trộn thờm cám đậm đặc hay kết hợp với cám tự chế biến thì chất lượng lợn thường cao hơn và trọng lượng nuôi tăng, thời gian nuôi giảm, còn những hộ đầu tư cho ăn thấp nên lợn nuôi chậm lớn , còi cọc. Bên cạnh đú có những nông dân chưa hiểu hết tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn ,

trình độ thú y của cơ sở còn hạn chế nên việc tổ chức tiêm phòng còn chưa tốt, đa phần là người chăn nuôi tự tìm thuốc và tiêm. Người chăn nuụi cú ớt thông tin về thị trường , sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ trong phạm vi hẹp chủ yếu là các vùng lân cận như Quảng Ninh ,Hải Phũng nên đôi khi bị tư thương ộp giá , lợn nuôi ra khó tiêu thụ.

Từ những tồn tại đã và đang diễn ra trong lĩnh vực chăn nuôi tại địa phương đã có nhiều người chăn nuôi không muốn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi lợn vì sợ rủi ro và tỏ vẻ băn khoăn , lúng túng trong việc giải quyết khó khăn về kỹ thuật chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Một vài hộ chăn nuôi nhiều lợn ở đõy đôi khi cũng đã có những hình thức liên kết để mua chung thức ăn cho lợn để giảm chi phí vận chuyển hoặc cùng nhau mua vaccin về tiêm phòng cho đàn lợn . Họ cũng thấy được lợi ích khi họ cùng mua một khối nguyên liệu , thức ăn gia súc tương đối lớn ( giảm được cước vận chuyển, giá rẻ hơn ..).

Qua những số liệu cho thấy chăn nuôi của huyện chủ yếu tập trung vào con lợn với số lượng và doanh thu lớn nhất trong tất cả các ngành chăn nuôi ở địa phương. Tuy nhiên trong chăn nuôi lợn ở địa phương hiện nay bên cạnh những thuận lợn cũn cú những khó khăn trở ngại đang gặp phải.

+ Thuận lợi : trước hết phải kờt đến :

- Chăn nuôi lợn luôn là ngành nghề truyền thống và gắn liền với nềnvăn minh lúa nước của người Việt Nam. Từ lâu đời cha ông ta đã biết thuần hoá động vật hoang dã thành vật nuôi trong gia đình , trả qua hàng ngàn năm tích luỹ kinh nghiệm được đúc kết trở thành những kinh nghiêm chăn nuôi quý báu và ngành chăn nuôi trở thành một ngành gắn liền với lịch sử hình thành ,là một ngành nghề truyền thống

- Hơn 70% hộ nông dân chăn nuôi lợn ,đó là một con số khả quan , nó cho thấy khả năng phát triển kinh tế tạo thu nhập cho người chăn nuôi từ

chính con lợn và chăn nuôi lợn từng bước trở thành nghề chính của các hộ trong huyện

- Thị trường tiêu thụ thịt lợn trên thế giới và trong nước rất lớn , trong đó phải kể đến số lượng xuất khẩu ngày một tăng trong các năm.

Bảng 5 : Sản lượng thịt lợn xuất khẩu qua các năm của cả nước

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Sản lượng (tấn) 9800 10500 11000 26000 1500

0

12000 20000

Nguồn: Hội thảo quốc gia về khoa học và phát triển chăn nuôi _ Bộ nông nghiệp

+ Khó khăn:

- Hệ thống giống chưa đồng bộ , chất lượng , năng xuất giống còn thấp , chưa đồng đều , quy mô chăn nuụi cũn nhỏ lẽ , phân tán

- Công tác kiểm soát dịch bệnh còn hạn chế do thiếu các chính sách , phương tiện thiết bị , thiếu đội ngũ thú y cú trình độ và nhận thức của người chăn nuụi cũn hạn chế

- Kinh phí cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng còn hạn chế

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn gặp khó khăn , chủ yếu vẫn chỉ là người dân tự đứng ra mua nên số lương bỏn ít , thị trường giá cả biến động , giá cỏm tăng , giá lợn hơi thì giảm

3. Đỏnh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn của các hộ ( Theo số liệuđiều tra trong 5 hợp tác xã chăn nuôi cuối năm 2006 đầu năm 2007)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP CHĂN NUÔI LỢN TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH TỪ ĐÓ TÌM RA NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN Ở HUYỆN NAM SÁCH (Trang 29 -29 )

×