đến phát triển chăn nuôi lợn
1.1. Điều kiện tự nhiên
Nam sách là huyện đồng bằng,nằm giữa châu thổ sông Hồng,ở phía bắc của tỉnh Hải Dương. Phía bắc giáp huyện Chí Linh, phía nam giáp thành phố Hải Dương và huyện Thanh Hà, phía đụng giáp huyện Kim Thành và huyện Kinh Môn, phía tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Lương Tài ( tỉnh Bắc Ninh)
Diện tích tự nhiên của huyện là 132.8km2, chiếm 8.2% diện tích tự nhiên của tỉnh Hải Dương. Nam Sách nằm trong vùng trọng điểm phía Bắc_ một trong 3 vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay, gần thành phố Hải Dương, Hà Nội , Hải phòng và Hạ Long nên Nam Sách có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi , giao lưu hàng hoá , công nghệ, lao động kỹ thuật. Huyện được bao bọc bởi 3 con sông lớn là sông Thái bình , sông Kinh Thầy và Hữu sông Lai Vu. Nam Sỏch cú cỏc trục đường quốc lộ 5A, 183 và tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua,cựng với các tuyến đường sông cho phép huyện có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế với bên ngoài. Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đụng, ít chịu ảnh hưởng của bão,đõy là một điều kiện thuận lợi cho phát triển một hệ thống sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung . Khí hậu và số giờ nắng trong năm trên địa bàn tương đối thích hợp, cùng với đặc điểm đất đai phì nhiêu , địa hỡnh khỏ bằng phẳng nên có rất nhiều điều kiện thâm canh cây lúa nước,cõy ăn quả và các loại rau mầu cây thực phẩm khác. Tài nguyên nước của huyện dồi dào,bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm ,đảm bảo yêu cầu
phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Đồng thời với diện tích trên 800ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, 1038.5 ha sông ngòi tự nhiên và 500 ha đất bãi trũng cấy lúa được chuyển đổi sang đào ao lập vườn, đõy không chỉ là nguồn nước phụ vụ cho các nhu cầu sử dụng nước tại chổ mà còn có ý nghĩa lớn đối với phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Nam Sách nằm trong vùng thuộc nền văn minh lúa nước, tập quán sản xuất nông nghiệp có từ lâu đời. Nam Sỏch cũn cú làng nghề truyền thống nổi tiếng là gốm Chu Đậu( xó Thỏi Tõn),hiện đang được khôi phục, tái chế. Thêm vào đó với bờ đê dài 51km, với các dải bãi bồi phù xa nằm giữa vùng đồng bằng tươi tốt, bờn cỏc triền sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Lai Vu như các dải lụa quanh co bao bọc, nơi đõy sẽ trở thành một vựng nờn thơ, có sức hấp dẫn khách du lịch. Mặt khác, vị trí địa lý của Nam Sách tạo cho Huyện trở thành một địa bàn chiến lượng quan trong trong chiến lược quốc phòng toàn dân, vừa có thể giữ , vừa có thể tiến công khi có chiến tranh xảy ra. Với những con sông và hệ thống 51km đê bao bọc , Nam Sách được coi là khu vực phòng thủ quan trọng bảo vệ thành phố Hải Dương, thủ đô Hà Nội khi có địch tấn công từ phía Đông vào.
Theo số liệu thống kê ngày 31/12/2002 , dân số toàn huyện là138.265 người, mật độ trung bình 1042 người /1km2 và được phân bố tương đối đồng đều ở 23 xã , thị trấn trong huyện, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 54,78%. Về cơ bản dân số huyện Nam Sách là dân số trẻ. Chất lượng lao động của huyện ngày một tăng: số người cú trình độ đại học , cao đẳng từ 5% năm 1997 tăng 6.5% năm 2000, số người có kỹ năng tay nghề từ 12% năm 1997 lên trên 15% năm 2000, số người lao động giản đơn từ 85% xuống còn 78,5% năm 2000. Với nguồn nhân lực dôi dào , được giáo dục và đào tạo tốt và có truyền thống lao động cần cù, đoàn kết ham học hỏi, luôn phấn đấu
xây dựng huyện thành huyện giầu mạnh, đó là cơ sở để tiếp cận với khoa học công nghệ và tri thức cho sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện
Mặc dù tỷ trọng công nghiệp , dịch vụ đã tăng lên chiếm 66,2% ,nông nghiệp chỉ còn 33,8% nhưng Nam Sách vẫn còn 65% số lao động làm nông nghiệp. Đời sống kinh tế của người dân phần lớn phụ thuộc vào nghề nông do vậy đảng bộ huyờn luụn coi trọng phát triển kinh tế nông nghiệp. Năm 2006 , năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ 25(nhiệm kỳ 2005 – 2010) , huyện sớm xây dựng 5 chương trình , với 18 đề án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội trong đú có đề án phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá , chất lượng và hiệu quả cao.
Trong những năm qua , huyện đã tổ chức hàng nghìn lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt , bảo vệ thực vật , chăn nuôi thú y , nuôi trồng thuỷ sản cho hàng chục nghìn lượt nông dân, tới nay gần 90% diện tích đã áp dụng công nghệ cấy mạ non hoặc gieo thẳng . Đã có những xã thâm canh cây lúa đạt năng xuất bình quân 13-14 tấn /ha/năm, dẫn đầu năng suất lúa toàn tỉnh, năm 2006 đạt 12,37 tấn ha/năm( tăng 0.46 tạ/ha so với năm 2005. Toàn huyện đã cú trờn 1000 ha lúa hàng hóa có chất lượng gạo ngon. Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất nông nghiệp năm 2006 đạt 42 triệu đồng ,tăng 2 triệu đồng so với năm 2005…
Với lợi thế là một huyện có nhiều đê, bãi bồi ven sông, những năm gần đõy , đàn bò thịt , bò sinh sản được khuyến khích phát triển nhanh chóng . Năm 2006 toàn huyện đã có 9250 con bò , tăng gấp đôi so với 5 năm trước đõy . Tỷ lệ bò lai sản đạt trên 75% . Nam Sách đã triển khai dự án chăn nuụi bũ thịt cao ở cỏc xó Cộng Hoà , Tân Thượng Đại , Hiệp Cát . Đàn lợn thịt đã cú trờn 98 nghìn con ,trên 90% là lợn hướng nạc và lợn siêu nạc . Đã có nhiều trang trại tập trung với quy mô lớn . Trên địa bàn huyện xuất hiện mô hình chăn nuôi mới , đó là các hộ liên gia chăn nuôi , rồi mở rộng thành HTX chăn nuôi
Đàn gia cầm toàn huyện nay đã cú trờn 700 nghìn con. Trong đó trang trại nuôi gà đẻ trứng với quy mô 110 nghìn con, là một trong những trang trại gà lớn nhất các tỉnh phía Bắc . Hằng ngày xuất bỏn trên 70 nghìn trứng gà cho thị trường Để nông nghiệp Nam Sỏch cú những bước phát triển bền vững , từ nhiốu năm qua, huyện ủy, UBND huyện tập trung chỉ đạo , tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX dịch vụ,đảm bảo đáp ứng kịp thời về điện và nước, làm đất phân bón , thức ăn chăn nuôi , thú y ……. Với những cách nghĩ ,cách làm mới,năng động và quyết đoán ,tin tưởng rằng trong những năm gần đõy nông nghiệp Nam Sách sẽ có những bước đột phá mới.
1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước và của tỉnh Hải Dương, nền kinh tế huyện Nam Sách đã có những bước tăng trưởng khỏ,giai đoạn 1997-2002, tốc đọ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 11.9%; trong đó giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ tăng nhanh nhất , đạt 22.8%; tiếp theo là ngành công nghiệp – xây dựng đạt 15.8% , ngành nông nghiệp đạt 8.7%. Xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo ngành tương đôi rừ.
* Về phát triển kinh tế: Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 61% năm 1997 xuống còn 49.3% năm 2000. Tỷ trọng nghành công nghiệp – xây dựng tăng mạnh từ 10% năm 1997 lên 17.7% năm 2000. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 28.8 % năm 1997 lên 33% năm2000 . Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nam Sách là sự chuyển dịch đúng hướng , phù hợp với điều kiện và lợi thế của huyện, góp phần đảm bảo cho nền kinh tế huyện phát triển ổn định , bền vững và phù hợp với yêu cầu đảy mạnh tiến trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá. + Về sản xuất nông nghiệp . Những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã phát triển nhanh .Cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch với sự tăng nhanh ngành chăn nuôi , giảm dần ngành trồng trọt.Sản phẩm nông nghiệp cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản lượng các sản
phẩm hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp ,đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong huyện và cung cấp cho các vùng phụ cận như Quảng Ninh , Hà Nội, Hải Phòng và cho xuất khẩu, năng suất lúa của huyện không ngừng tăng cao: năm2002 là 122,4 tạ/ha, vụ chiêm xuân năm 2003 là 64,2 tạ/ha .Giá trị trên 1ha canh tác được nõng lờn ,năm 2002 đạt 34,7 triệu đồng
+ Về xây dựng kết cấu hạ tầng . Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước , của tỉnh những năm qua , huyện đã tích cực huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ; hệ thống điện ,đường , trường ,trạm được xây dựng nâng cấp, thay đổi đáng kể. Trong đó đã hoàn thành xây dựng kiên cố 74,4% số phòng học , kiên cố hoá 11,4% số kênh mương, 705 đường bê tông thôn xóm, 100% số hộ nông dân được sử dụng điện sinh hoạt tạo điều kiện cho việc sản xuất chăn nuôi được thuận tiện hơn
+ Về sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ. Đõy là các ngành kinh tế quan trọng , nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện; năm 2002 huyện đã cú trờn 1800 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp , phân bố ở khắp cỏc xã , thị trấn ; trong đó nhiều nhất là ở cỏc xó Nam Trung , Nam Hưng , Quốc Tuấn,An Lâm, Hợp Tiến. Bên cạnh các nghề và sản phẩm truyền thống như sản xuất ghạch nung , khai thác cát, huyện đã chú trọng khôi phục lại nghề gốm Chu Đậu và hình thành một số nghề mới như chế biến nông sản, mây , giang , làm hương, cỏn thép, đóng tầu thuyền. Cùng với duy trì và đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp , Chính phủ đã phê duyệt khu công nghiệp Nam Sách với diện tích 63ha, tỉnh phê duyệt cụm công nghiệp An - Đồng với diện tích 35,18ha. Đến nay đã có 40 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, trong đú có 8 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.