Phân tích cường độ năng lượng

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu Dầu Diesel (Trang 45)

- Hiện tượng tương quan chuỗi.

2.3.2. Phân tích cường độ năng lượng

lượng thường tính bằng lượng năng lượng trên đầu người hoặc trên 1đơn vị GDP. Do Diesel cũng là một loại nhiên liệu trực tiếp tạo ra năng lượng nên chúng ta cũng cần xét đến yếu tố này.

Nếu xét cường độ năng lượng là lượng Diesel cho 1đơn vị GDP thì phản ánh mức độ tiêu tốn Diesel trong việc tạo ra 1 đơn vị GDP. Nếu cường độ năng lượng mà thấp có nghĩa là việc sử dụng Diesel có hiệu quả, công nghệ sản xuất tiên tiến, ít tổn thất. Nếu xét cường độ năng lượng là lượng Diesel cho 1 người thì phản ánh mức độ sử dụng Diesel của một người trong một năm. Tuy nhiên cường độ năng lượng thấp cũng phản ánh mức độ sử dụng Diesel trong sản xuất là ít.

Bảng 2.10. Bảng cường độ tiêu thụ Diesel

Năm

Cường độ năng lượng Diesel/dân số (tấn/người) Diesel/GDP (tấn/triệu đồng) 1995 0.0287 0.0105 1996 0.0337 0.0115 1997 0.0391 0.0126 1998 0.0406 0.0125 1999 0.0398 0.0119 2000 0.0453 0.0128 2001 0.0458 0.0123 2002 0.0508 0.0129 2003 0.0548 0.0131 2004 0.0525 0.0118 2005 0.0681 0.0143 2006 0.0680 0.0133 2007 0.0729 0.0133 2008 0.0732 0.0127 2009 0.0777 0.0129 2010 0.0808 0.0129

Hình2.4. Biểu đồ cường độ tiêu thụ Diesel của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010 Từ bảng 2.10 và hình 2.4, ta thấy lượng Diesel tiêu thụ của một người trong một năm ngày càng tăng. Năm 1995, cường độ tiêu thụ Diesel là 0,287 tấn/người thì

đến năm 2010 đã lên đến gần 3 lần là 0,0808 tấn/ người. Điều này cũng là dễ hiểu do ở những năm đầu của giai đoạn 1995 – 2010 nước ta có nền kinh tế còn kém phát triển, nền công nghiệp còn lạc hậu nên nhu cầu sử dụng Diesel chưa cao. Càng về các năm trở lại đây thì nước ta có nền kinh tế phát triển hơn, đi theo hướng công nghiệp hóa nên công nghiệp cũng phát triển mạnh, nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa buôn bán cũng tăng lên dẫn đến nhu cầu tiêu thụ Diesel tăng lên nhanh chóng. Còn lượng Diesel sử dụng để tạo ra một đơn vị GDP cũng có xu hướng tăng nhưng không mạnh. Trong giai đoạn 1995 – 2000, cường độ tiêu thụ Diesel trung bình chỉ là 0,012 (tấn/triệu đồng). Giai đoạn 2001 – 2005, mức này tăng lên 0,0129 (tấn/triệu đồng) và đến giai đoạn 2006 – 2010 tăng lên là 0,013 (tấn/triệu đồng). Điều này cho thấy các giai đoạn trở lại đây cường độ tiêu thụ Diesel càng tăng lên. Xem đồ thị hình 2.5 ta thấy tốc độ tăng của cường độ tiêu thụ Diesel cho GDP nhỏ hơn cho dân số. Có thể giải thích cho điều này là do các năm trở lại đây công nghệ sản xuất của nước ta đã tiến tiến hơn nên tiết kiệm được lượng Diesel nhiều hơn.

Chúng ta có thể đánh giá biến đổi nhu cầu Diesel dựa vào cường độ năng lượng và GDP theo công thức Fisher

ETn/T0 = *EITn/T0 + *GDPTn/T0 + δ

Chúng ta xét 3 giai đoạn là 1995 – 2000, 2001 – 2005 và 2006 – 2010.

Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu Diesel giai đoạn 1995 -2010

Giai đoạn *∆EITn/T0

(Nghìn tấn) *∆GDPTn/T0 (Nghìn tấn) ∆ΕΤn0 (Nghìn tấn) 1995 – 2000 536.9 913.3 1450.2 2001 – 2005 676.7 1335.2 2011.9 2006 – 2010 -183.1 1530.4 1347.3

Từ bảng 2.11, ta thấy giai đoạn 1995 – 2010 nhu cầu tiêu thụ Diesel tăng lên 1450,2 nghìn tấn. Trong đó ảnh hưởng của hiệu ứng cường độ tiêu thụ Diesel là nhu cầu tăng lên 536,9 nghìn tấn, còn hảnh hưởng của hiệu ứng sản xuất làm nhu cầu tăng lên 913,3 nghìn tấn. Giai đoạn 2001 – 2005, nhu cầu tiêu thụ Diesel tăng lên 2011,9 nghìn tấn, trong đó ảnh hưởng của hiệu ứng cường độ làm tăng 676,7 nghìn tấn và hiệu ứng sản xuất làm tăng 1335,2 nghìn tấn. Giai đoạn 2006 – 2010, nhu cầu Diesel tằng 1347,3 nghìn tấn giảm so với 2 giai đoạn trước do hiệu ứng cường độ tiêu thụ Diesel làm giảm 183,1 nghìn tấn còn hiệu ứng sản xuất làm tăng 1530,4 nghìn tấn. Điều này có thể giải thích được là do các máy móc thiết bị ngày càng hiện đại nên việc tổn thất Diesel trong quá trình sản xuất ít làm cho cường độ tiêu thụ ngày càng giảm đi dẫn đến lượng Diesel tiêu thụ tăng ít hơn 2 giai đoạn trước của giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu Dầu Diesel (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w