Sự cần thiết của dự án

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương đống đa (Trang 89)

Bắt tay vào quá trình cải tổ, phát triển kinh tế đất nước theo hướng “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá” cũng như xu thế hội nhập khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã coi ngành Hàng hải là một trong những ngành mũi nhọn cần đầu tư tích cực để phát triển trên cơ sở những tiềm năng đã có. Để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam từ khi

được thành lập đến nay, luôn chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên từ cấp quản lí đến lao động trực tiếp, liên tục đầu tư mua nới các trang thiết bị chuyên dùng để phục vụ công việc chuyên ngành.

Một trong những mục tiêu chiến lược phát triển quan trọng nhất của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là đầu tư, phát triển đội tàu vận chuyển hàng hoá nhằm nhanh chóng trẻ hoá và cơ cấu lại đội tàu theo hướng chuyên dụng phù hợp voiưé xu thế phát triển của các phương thức vận tải tiên tiến thế giới và khu vực. Để thực hiện mục tiêu này, Tổng công ty cùng các doanh nghiệp thành viên trong thời gian qua đã tập trung đầu tư nhiều tàu chuyên dụng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá nội địa và hàng hoá xuất nhập khẩu của đất nước. Trong số các tàu chuyên dụng nói trên, việc đầu tư đội tàu container là một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng công ty nhằm bắt kịp với sự phát triển của xu hướng container hoá trong vận tải biển trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Trong 5 năm qua (1996- 2000), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã huy động các nguồn vốn vay trong và ngoài nước để đầu tư được 7 tàu container với tổng công suất 4.241 TEU hoạt động trên các tuyến vận chuyển nội bộ Đông Nam á, bao gồm: 2 tàu Mê Linh, Vạn Xuân đang hoạt động trên tuyến Hải Phòng - Thành phố Hồ Chí Minh - Singapore- TP Hồ Chí Minh -Hải Phòng.

Hai tàu Hồng Bàng và Văn Lang đang hoạt động trên tuyến Hải Phòng - Hồng Kông-Kaoshiung- Hồng Kông - TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Tàu Diên Hồng đang hoạt động trên tuyến Hải Phòng - Đà Nẵng TH Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Hai tàu Phong Châu, Phú Xuân đang hoạt động trên tuyến TP Hồ Chí Minh - Singapore - Port Klang - Singapore - TP Hồ Chí Minh.

Đội tàu container trên của Tổng công ty đã đáp ứng được một phần nhu cầu vận chuyển hàng container xuất nhập khẩu(chiếm 15% thị phần vận chuyển) và

phần lớn nhu cầu vận chuyển hàng container nội địa (chiếm 80% thị phần vận chuyển).Việc tiếp tục đầu tư tăng thêm sức chở cho đội tàu container của Tổng công ty là một việc làm cấp thiết cần gấp rút thực hiện.

Trong các tháng cuối năm 2000, Tổng công ty đã lên tục tìm kiếm trên thị trường tàu cũ Quốc tế để lựa chọn container thích hợp cả về giá thành và điều kiện kĩ thuật. Do giá tàu container loại 1000 TEU trên thị trường Quốc tế vẫn tiếp tục tăng kể từ giữa năm 1999, nên việc lựa chọn con tàu có giá phù hợp là rất khó khăn … Sau khi nhận được rất nhiều bản chào của các môi giới Quốc tế, đến nay, Tổng công ty đã lựa chọn được tàu KEDAH đóng tại Đức năm 1988 sức chở 1.020 TEU có giá cả tương đối cạnh tranh. Tàu KEDAH có sức chở gần giống hai tàu Phong Châu(1.088 TEU) và Phú Xuân (1.113 TEU) mà Tổng công ty đang khai thác. Chắc chắn việc mua và đưa vào khai thác tàu KEDAH trên tuyến: Sài Gòn - Singapore - Port Klang - Sài Gòn sẽ đem lại hiệu quả cao, góp phần thiết thực tăng năng lực kinh doanh và phát triển cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương đống đa (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w