Sử dụng kết hợp cả hai phương pháp trên.Thường dùng trong các trường hợp một số chi tiết thiết kếđơn giản, có thể sử dụng phương pháp tính toán.Bên cạnh đó cũng có một số chi tiết tạo hình phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng phương pháp thiết kế trên manơcanh.
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới đã phát triển một số nghiên cứu thiết kế mẫu trên máy tính , dựa vào các cơ sở dữ liệu 3D. Đó là sử dụng phần mềm V-Stitcher.
• Từ dữ liệu quét cơ thể 3D , xây dựng lại cấu trúc cơ thể bằng kỹ thuật số rồi chuyển thành cấu trúc lưới, sau đó làm phẳng các bề mặt cong nay để thể hiện được độ vừa vặn dựa vào kết quả so sánh diện tích lưới và diện tích của mẫu sau khi làm phẳng.
• Hệ thống cho phép tạo ra hình mẫu avatar ảo, có kích thước tỷ lệ như người mẫu thật , sau khi thiết kế mẫu định dạng các đường liên kết của chi tiết và tiến hành phủ mẫu kỹ thuật lên mẫu avatar. Các tính chất của vải được khai báo để tạo các hiệu ứng trên cơ sở đó người thiết kếđánh giá được độ vừa vặn chỉnh sửa kiểu dáng sản phẩm phù hợp nhờđó giảm thiểu công việc chế thử mẫu nhiều lần.
→ Thông qua các ứng dụng trên để thực hiện đề tài “ Ứng dụng đề tài phân cấp size theo thông số và công thức của Viện Dệt May áp dụng vào phần mềm thiết kế để thiết kế , chỉnh kiểu áo veston “ chúng tôi đã sử dụng 2 phần mềm để xây dựng đề tài là phần mềm gerber và phần mềm V-Stitcher. Với mục tiêu:
- Nghiên cứu khả năng ứng dụng quy trình thiết kế thời trang Veston trên phần mềm công nghệ thông tin.
- Phát huy và khai thác những ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin chuyên ngành thiết kế thời trang Veston tại doanh nghiệp và các cơ sở có đào tạo chuyên ngành may và thiết kế thời trang.
- Ứng dụng những nghiên cứu về hệ thống cỡ số, bảng phân cấp size và công thức của Viện Dệt May Việt Nam áp dụng vào phần mềm chuyên ngành để thiết kế, chỉnh kiểu dáng veston thích hợp.
- Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy tích hợp theo quy trình thiết kế thời trang veston cao cấp trên phần mềm công nghệ thông tin thay thế phương pháp giảng dạy cơ bản truyền thống.
1.3.2. Lựa chọn hệ công thức thiết kế sản phẩm Veston
Veston là sản phẩm thời trang cao cấp, đòi hỏi độ tạo dáng, ôm khít cao đối với kích thước của đối tượng sử dụng. Nếu như sản phẩm Veston may đo trước đây, quá trình hình thành sản phẩm chủ yếu là do người thợ thủ công, việc ra mẫu thiết kế phụ thuộc vào tay nghề người thợđối với từng cỡ, vóc của khách hàng. Về mặt lý thuyết, hệ công thức may đo có thể tham khảo sử dụng trên thị trường hiện này phải kểđến : Hệ công thức thiết kế Veston
của Triệu Thị Chơi - Kỹ thuật Cắt may toàn tập ; Hệ công thức thiết kế Veston của Nguyễn Duy Cẩm Vân ;…Tuy nhiên, hầu như mỗi cửa hiệu may đo đều có sự hiệu chỉnh về
công thức thiết kế, lượng gia giảm thiết kế tùy theo kinh nghiệm của người thợ thủ công cho các đối tượng thiết kế khác nhau.
Khi chuyển đổi hình thức từ may đo sang may công nghiệp, sản phẩm Veston được sản xuất cho số đông khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp lúc này thiết kế mẫu công nghiệp cho sản phẩm Veston theo đơn đặt hàng của các nhóm khách hàng khác nhau, vì vậy hệ công thức thiết kế tại doanh nghiệp cũng tùy theo đơn đặt hàng của các khu vực sản xuất (được khách hàng quy định).
Đối với các cơ sở đào tạo, thì việc hiệu chỉnh giữa công thức thiết kế phục vụ đối tượng đơn lẻ kết hợp với hệ công thức thiết kế cho sốđông là một việc làm cần thiết. Do ưu
điểm là trường bên cạnh doanh nghiệp : Tổng Công ty May 10 – Cao đẳng nghề Long Biên,
đội ngũ giáo viên của trường đã có những tiếp cận thực tế trong quá trình thiết kế sản phẩm Veston tại doanh nghiệp. Chính vì vậy, đối với quy trình thiết kếđược thực hiện trong nội dung đề tài : Thiết kế sản phẩm áo Veston nam, nữ cho đối tượng thanh niên Việt Nam, nhận thấy đối tượng người Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á có nhiều kích thước tương đồng giống như kích thước của đối tượng người Nhật → sử dụng hệ công thức được dùng chung cho các cơ sở dạy nghề kết hợp với hiệu chỉnh theo công thức thiết kế Veston của Nhật Bản sao cho phù hợp với đối tượng người Việt Nam.
1.3.3. Phương pháp chuyển thiết kế mẫu 2D sang thiết kế trang phục Veston 3D ảo
Từ mẫu thiết kế 2D trong ngân hàng dữ liệu, các tiện tích trên hệ thống phần mềm 3D tiến hành liên kết ảo, mô hình hóa cấu trúc lên 3D, thay đổi kết cấu, màu sắc ngay trong không gian 3D. Sử dụng phần mềm thiết kế thời trang làm giảm thời gian nghiên cứu phát triển sản phẩm. Đặc biệt, đối với sản phẩm Veston giảm chi phí lặp đi lặp lại sửa mẫu nhiều lần. Nâng cao chất lượng sản phẩm Veston 3D ảo bằng sử dụng phần mô hình hóa sản phẩm vừa vặn trên manơcanh ảo chuẩn. Phân tích sai hỏng trên sản phẩm Veston 3D ảo đồng thời các hiệu ứng mỹ thuật của bề mặt vải cũng được thiết kế trên các công cụđồ họa.
PHẦN 2