Thiết kế mẫu công nghiệp và thiết kế mẫu trang phục 3D ảo 1 Phương pháp thiết kế mẫu công nghiệp

Một phần của tài liệu ứng dụng bảng phân cấp size theo thông số và công thức của Viện Dệt May áp dụng vào phần mềm thiết kế để thiết kế, chỉnh kiểu dáng áo veston (Trang 41)

1.3.1. Phương pháp thiết kế mẫu công nghiệp

Thiết kế kỹ thuật sản phẩm may là việc xác định hình dáng và kích thước các chi tiết sao cho khi ráp nối chúng với nhau và khoác lên cơ thể người hoặc ma – nơ – canh sẽ tạo ra sản phẩm phù hợp với cơ thể người mặc và có hình dạng khối phù hợp với bản vẽ mỹ thuật của sản phẩm.

Như vậy bản chất của việc thiết kế kỹ thuật chính là việc chuyển hóa các kích thước của quần áo từ không gian 3 chiều thành các kích thước trong không gian hai chiều.

Phương pháp thiết kế kỹ thuật quần áo (hay gọi tắt là thiết kế quần áo) bao gồm những cách thức và hướng dẫn để xác định kích thước và hình dáng các chi tiết của quần áo. Hệ thống thiết kế bao gồm các quy tắc được sử dụng trong quá trình thiết kế quần áo, hệ thống này sẽ xác định phương pháp để thiết kế quần áo.

Thông thường có ba phương pháp mà các nhà thiết kế thường sử dụng: • Thiết kế theo phương pháp tính toán

• Thiết kế trên manơcanh

a. Thiết kế theo phương pháp tính toán :

Theo phương pháp này, kích thước và hình dạng các chi tiết của sản phẩm được xác định dựa trên cơ sở những kích thước của cơ thể người, lượng gia giảm thiết kế, những thông tin về kiểu dáng của sản phẩm và những yếu tố tạo hình sản phẩm.

Phương pháp này chỉ cho phép xác định gần đúng vị trí các điểm thiết kế quan trọng của các chi tiết. Tuy nhiên phương pháp này thực hiện đơn giản và tạo điều kiện dễ dàng thay

đổi kiểu dáng sản phẩm.

Trong một hệ thống thiết kế, tập hợp các công thức thiết kế sử dụng để thiết kế các chủng loại quần áo cung với một nguyên tắc thiết kếđược gọi là hệ công thức thiết kế (CTTK).

Hiện nay, trong ngành may ở nước ta tồn tại cùng một lúc nhiều hệ công thức thiết kế

khác nhau để xây dựng bản vẽ thiết kế các chi tiết của quần áo. Tuy nhiên có thể chia làm 2 nhóm chính:

- Hệ công thức thiết kế công nghiệp: Hệ CTTK của khối SEV, hệ CTTK của Đức,… - Hệ công thức thiết kế may đo: Hệ CTTK của trường cắt may Hà Nội, hệ CTTK của

trường Cao đẳng Dệt may và thời trang Hà Nội, hệ CTTK của Triệu Thị Chơi, của Nguyễn Duy Cẩm Vân và của rất nhiều nhà may khác nhau…

Hình dáng cơ thể người là khối cong phức tạp, vì vậy việc thiết kế tất cả các loại trang phục phải được thực hiện trên các nguyên tắc tạo mẫu phẳng dựa trên hình khối và các mốc đo nhân trắc trên cơ thể (hay còn gọi là phương pháp thiết kế phẳng 2D). theo phương pháp này người ta xác định kích thước, hình dạng các chi tiết quần áo theo các kích thước cơ thể, phù hợp với kiểu dáng sản phẩm và lượng dư cần thiết. Có hai cách thực hiện:

• Thiết kế trực tiếp : tính toán và thiết kế ngay mẫu kỹ thuật hoàn chỉnh theo các yêu cầu trên bản vẽ thiết kế thời trang. Phương pháp này có độ chính xác không cao, phụ

thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm của người thiết kế. Thường hiện nay chỉ được sử dụng trong may đo đơn chiếc.

• Thiết kế từ mẫu gốc cơ sở : thiết kế mẫu kỹ thuật dựa trên mẫu cơ sở, có thêm bớt các lượng dư cũng như các chi tiết cho phù hợp với yêu cầu của bản vẽ thiết kế thời trang. Mẫu cơ sở (basic block) là mẫu có độ vừa vặn ôm sát cơ thể người mặc, chưa tính đến các yếu tố kiểu dáng.

Một phần của tài liệu ứng dụng bảng phân cấp size theo thông số và công thức của Viện Dệt May áp dụng vào phần mềm thiết kế để thiết kế, chỉnh kiểu dáng áo veston (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)