TẠI DOANH NGHIỆP
Tên Công ty : Địa chỉ:
Trả lời câu hỏi bằng cách tích dấu “x” vào ô trống
Câu 1.Quý công ty đã áp dụng công nghệ CAD-CAM vào trong sản xuất chưa?
Có. Đang có dự án Không.
Câu 2. Công ty đang sử dụng loại phần mềm CAD-CAM nào sau đây?
Gerber Technology Lectra System Investronica Phần mềm khác
Câu 3. Công ty đang sử dụng phần mềm Crack hay bản quyền?
Phần mềm bản quyền. Bản Crack
Câu 4. Lý do nào sau đây công ty lại quyết định áp dụng công nghệ CAD-CAM vào trong sản xuất?
Tăng chất lượng và năng xuất Chiến lược phát triển của công ty. Do khách hàng yêu cầu. Tất cả những lý do trên.
Do khách hàng yêu cầu (Khách hàng truyền thống) Do dễ dàng và thuận tiện trong quá trình sử dụng. Do đầu tư của khách hàng nước ngoài.
Câu 5. Công đã áp dụng vào trong các khâu nào của quá trình sản xuất?
Trong thiết kế, nhảy mẫu, giác sơđồ. Trong khâu trải vải - cắt.
Trong khâu may và hoàn thiện.
Câu 6; Công ty có sử dụng hệ thống 3D trong thiết kế chỉnh sửa mẫu ko? Có Không
Câu 7. Tần số sử dụng các ứng dụng phần mềm thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ vào trong sản xuất như thế nào?
>= 1/2 mã hàng ( >= 50%).. >= 30% - 50%) mã hàng.. Tất cả các mã hàng (100%). < 30% các mã hàng
Câu 9. những thuận lợi trong quá trình sử dụng phần mềm công ty gặp gì?
Dễ sử dụng.
Tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm. Tiết kiệm thời gian cũng như nhân công. Tất cả những lý do trên
Ý kiến bổ xung.
…….………
Câu 11. Những khó khăn mà công ty gặp phải trong quá trình sử dụng phần mềm?
……… Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý công ty. !
Hà Nội , Ngày….tháng….năm… Người thực hiện. TM công ty.
Đánh giá quá trình khảo sát tại các công ty
Qua quá trình tìm hiểu về việc sử dụng ứng dụng của các phần mềm công nghệ tại các công ty may mặc đã tiền hành nhận thấy tình hình ứng dụng công nghệ CAD-CAM tại các 13 công ty may như sau:
Bảng 5: Đánh giá quá trình khảo sát phần mềm tại một số doanh nghiệp may STT Phần mềm sử dụng Số lượng thống kê 1 Gerber 9 2 Lectra 3 3 Công nghệ khác 1 ¾ Kết quả: 9 Hầu hết các công ty đều sử dụng phần mềm bản quyền, nhưng cũng có một số các công ty vẫn đang áp dụng bản Crack, nguyên nhân vì đầu tư hệ thống bản quyền thì tốn kém hơn rất nhiều so với bản Crack. Tỷ lệ các công ty đang áp dụng công nghệ
CAD-CAM bản quyền so với bản Crack là: 70-30.
9 Áp dụng công nghệ CAD-CAM vào trong sản xuất đó là giúp tăng năng suất – chất lượng trong dây chuyền sản xuất may công nghiệp.
9 Hầu hết các công ty đã đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất mà áp dụng công nghệ CAD-CAM như: hệ thống máy tính, máy vẽ sơ đồ, bàn số hóa, máy trải vải tựđộng, và chủ yếu áp dụng trong các khâu như: thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ, trải vải và cắt. Trong đó 80-90 % là trong các khâu thiết kế, nhảy mẫu và giác sơ đồ, còn số ít là trong khâu trải - cắt bán thành phẩm.
9 Mỗi loại công nghệ CAD - CAM có những ưu và nhược điểm riêng đó cũng là lý do mà mỗi công ty lại chọn sử dụng phần mềm đó.
9 Thiết bị máy móc sử dụng: hầu hết các công ty đã đầu tư các trang thiết bị máy móc như: máy vẽ, máy trải - cắt tựđộng, bảng số hóa.
Máy vẽ sơđồHệ thống bảng số hóa
Dây chuyền may CP Dây chuyền áo Vest
¾ Tồn tại
Thuận lợi:
o Dễ dàng sử dụng trong sản xuất.
o Quản lý và kiểm tra chất lượng một cách dễ dàng.
o Giảm chi phí cũng như nhân công thực hiện các bước công việc đó
o Ví dụ: Nếu trước đó phải cần tới ít nhất là 5 người cho việc giác sơ đồ thì sau khi sử
dụng công nghệ thì chỉ cần tới 1 người là đủ.
o Giúp cho việc quản lý nguồn nhân lực trong công ty dễ dàng, cũng như giảm tải sự
Khó khăn:
o Do một số công ty đang áp dụng phần mềm Crack cho lên không cập nhật được thường xuyên những tính năng mới mà các công ty chuyên sản xuất phần mềm (Gerber technology, Lectra) cung cấp.
o Chi phí đầu tư tốn kém, khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ.
¾ Hiệu quả áp dụng
o Việc áp dụng công nghệ CAD-CAM vào trong sản xuất nhất là trong việc thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ và may hoàn tất sản phẩm đã mang lại những hiệu quả nhất
định trong quá trình gia công sản phẩm tại các doanh nghiệp may.
o Giúp tăng năng suất sản xuất đáp ứng nhanh chóng đối với những mã hàng ngắn đòi hỏi việc thay đổi mẫu mã liên tục.
o Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Vì là gia công sản phẩm cho khách hàng nước ngoài lên hầu như khách hàng đã thiết kế mẫu mã có sẵn rồi chuyển cho chúng ta thực hiện tiếp công việc còn lại.
o Giảm nguồn lao động thủ công tăng tính cơ khí hóa hiện đại hóa trong sản xuất tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Đánh giá việc áp dụng công nghệ của các công ty
o Việc áp dụng công nghệ CAD-CAM trong các công ty may hiện nay hầu hết chỉ dừng lại ở việc thiết kế, nhảy mẫu và giác sơ đồ chiếm tỷ trọng 80-90%, 20-10% trong các khâu trải vải và cắt. Khả năng tận dụng công nghệ lại chỉ dừng lại ở 50-60% thiết bị
máy móc cũng như hệ thống phần mềm có thể làm được vào trong sản xuất.
o Đầu tư hệ thống máy móc tiên tiến như trải vải và cắt tự động nhưng lại không tận dụng hết năng lực của máy mà vẫn sử dụng thủ công là chính trong các khâu trải vải và cắt bán thành phẩm. Hiệu suất sử dụng là 10-25%
o Việc tiếp cận công nghệ mới của các công ty còn yếu, rất ít công ty nào có sựđầu tư
chỉnh mô phỏng mẫu trực tiếp trên manơcanh điều này giúp cho việc tiết kiệm được thời gian cho việc chế thử cũng nhưđiều chỉnh mẫu.
o Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của các nước hay khách hàng Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc thì chủ yếu là sử dụng công nghệ Lectra System (công ty KiDo, công ty may Ngọc Đỉnh, công ty dệt may VietBa(Lypit)...), còn đối với những khách hàng là Châu Âu, Mỹ thì chủ yếu là công nghệ Gerber Technology ( Công ty Hannesbrand, Anh Vũ, công ty CP Tiên Hưng, công ty CP may Hưng Yên...)
Đề xuất giải pháp khắc phục
o Để áp dụng công nghệ CAD – CAM vào trong sản xuất một cách có hiệu quả và tốt nhất thì các công ty cần phải:
o Sử dụng công nghệ bản quyền do các công ty chuyên sản xuất cho ngành may cung cấp điều này giúp công ty có thể sử dụng những tính năng mới, những giải pháp cũng như công nghệ mới thường xuyên do nhà sản xuất phần mềm cung cấp.
o Cần phải có sự đầu tư sâu hơn vào hệ thống máy móc thiết bị sử dụng hiện đại: Hệ
thống máy tính, máy vẽ, phần mềm (phần mềm 3D)...
o Đầu tư con người có sự hiểu biết và sử dụng thành thạo công nghệ mới.
o Áp dụng tốt hơn năng lực của trang thiết bị máy móc tránh tình trạng đầu tư rất nhiều vào trang thiết bị máy móc sau đó lại không hay ít sử dụng tới. Để làm được điều này công ty cần phải hoàn thiện hóa hệ thống quản lý cũng như có sựđầu tư vào nguồn lực con người.
o Lựa chọn loại công nghệ thích hợp đối với đặc điểm sản xuất của công ty mình. Vì mỗi loại công nghệ có những ưu và nhược điểm riêng như: hệ thống Gerber thì thích
hợp rất tốt cho việc giác sơ đồ và nhảy mẫu và rất thuận tiện trong việc thiết kế 3D (VStitcher) còn Lectra thì lại có nhược điểm về thiết kế 3D trong khi đó lại yếu trong
việc nhảy mẫu và giác sơ đồ.Việc thiết kế manơcanh ảo và thử sản phẩm trực tiếp sản phẩm trên manơcanh ảo sẽ giảm đáng kể chi phí thiết kế manơcanh thật đồng thời việc chỉnh sửa mẫu trực tiếp mẫu trước khi may thật sẽ hiệu quả hơn, bên cạnh đó lại tiết kiệm thời gian chỉnh sửa mẫu, thay đổi nguyên phụ liệu..
So sánh các ứng dụng thiết kế trên manơcanh của một số phần mềm khảo sát
Hiện nay trên thế giới nói về sản xuất công nghệ dành cho ngành may thì hai công ty Gerber Technology và Lectra System vẫn là những công ty luôn luôn đi đầu trong lĩnh vực này.
Hiện nay công ty Gerber sẽ và đang xây dựng nhà máy tại Việt Nam đưa Việt Nam thành một trong ba địa điểm sản xuất chính lớn nhất của mình. Với những sản phẩm: Accumak Gerber, V-Stitcher..., các trang thiết bị máy móc: máy cắt, máy trải, dây chuyền may ... tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp nói chung và ngành dệt - may cũng như thời trang Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất: công nghệ cắt tựđộng bằng Lazer, công nghệ may bằng robot...
Bằng việc khảo sát và so sánh một số hệ thống phần mềm thiết kế ứng dụng trong ngành công nghiệp may, tiến hành lựa chọn phần mềm thiết kế mẫu manơcanh thích hợp.
AccuMark Gerber
Bao gồm các ứng dụng:
- Pattern Design: là phần mềm hỗ trợ thiết kế, nhảy mẫu trên máy tính
- Marker Creation, Editor: giúp cho người sử dụng sinh ra sơđồ phục vụ cho sản xuất nó bao gồm: Marker Marking (giác sơ đồ thủ công trên máy) và AutoMark Editor (giác sơ đồ tựđộng).
- Bên cạnh đó cùng với những thiết bị máy móc như: Digitizer Table(Bảng số hóa), Automatic plotting and Cutting...
Marker Creation Spreader
Cutter
Plotter
¾ V-Stitcher (3D)
Là phần mềm hỗ trợ thiết kế trên 3D, với không gian 3 chiều người thiết kế có thể
tổng quan về sản phẩm của mình trên dáng manơcanh. Ngoài ra nó còn dùng cho thiết kế
thời trang với thư viện mẫu có sẵn, vải, mầu sắc chất liệu kiểu dáng và các phụ kiện ( cúc, khóa, nhám...)
V-Styler: hỗ trợ việc thiết kế chất liệu cũng như mầu sắc sản phẩm
C- Me: Hỗ trợ việc chào hàng, tìm kiếm khách hàng thông qua Internet.
¾ Phầm mềm FLM ( Fashion Lifecycle Management) Workflow 8.8
Nhằm giúp những người quản lý đơn hàng liên lạc kịp thời với những nhà thiết kế, nhà cung cấp và người mua trong suốt quá trình phát triển sản phẩm. Từđó, sản phẩm được hình thành, quản lý, theo dõi và tung ra thị trường một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Lectra System
Bao gồm các ứng dụng:
- Modaris : Phần mềm này tích hợp cho việc thiết kế mẫu mỏng, nhẩy mẫu một cách chính xác.
- Diamino: Phần mềm này linh hoạt giúp cho người dùng sinh ra sơđồ giác phục vụ
cho sản xuất.
- Modaris 3D: Phần mềm này tương tự như V-Stitcher nó tích hợp cho việc lên mẫu hiệu chỉnh mẫu trực tiếp trên manơcanh với không gian 3 chiều giúp cho người thiết kế có cái nhìn tổng quan nhất về sản phẩm mình thiết kế.
- Đi với những phần mềm đó là những thiết bị máy móc hỗ trợ cho sản xuất như: Digitizer Table, spreader, cutter, plotter...
Modarisd Diamino
Bên cạnh hai công ty Gerber và Lectra còn có một số công ty cũng sản xuất ra những phần mềm cho nghành may như: Investronica (Ấn Độ), Opitex (Mỹ), phần mềm Agms (Nhật)...
Opitex
Với các modun phần mềm như:
- PDS - thiết kế, Marker - giác sơ đồ, Modulate - phần mềm này hỗ trợ cho việc thiết kế và hiệu chỉnh mẫu - giác mẫu trên manơcanh 3D
- Runway Designer: Với phần mềm này bạn có thể tạo ra những mẫu thời trang mới, việc thay đổi kiểu dáng, mầu sắc chất liệu, đường may... giờ không còn khó nữa đặc biệt khi nó được trực tiếp trên manơcanh 3D và được Uplate( cập nhật) trong thư viện mẫu, thích hợp cho việc phát triển mẫu mới.
¾ OptiTex 3D Runway Creator:
Cung cấp cho người dùng các manơcanh có thểđiều chỉnh 65 số đo cơ thểđiều chỉnh được, bao gồm cả một số vị trí tư thế có thể lưu lại để sử dụng nhiều. Người dùng có thể tạo ra cụ
thể của cơ sở kích thước manơcanh (phù hợp với mô hình ảo), tiết kiệm một lượng lớn thời gian phù hợp.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng PDS để thiết kế và Modulate để hiệu chỉnh mẫu rồi uplate vào trong thư viện mẫu của Runway Designer.Sử dụng OptiTex 3D may xếp nếp và hệ thống phần mềm Hình ảnh 3D - nhà thiết kế, các nhà hoạch định mô hình, và các nhà bán lẻ có thể hình dung bất kỳ sửa đổi mô hình, thay đổi kết cấu, màu sắc, thêm/gỡ bỏ các biểu tượng và các nút, ngay lập tức trong không gian 3D. Sử dụng phần mềm thiết kế thời trang Runway OptiTex 3D sẽ làm giảm thời gian phát triển sản phẩm, chi phí lặp đi lặp lại nhiều mẫu sản xuất hàng may mặc, nâng cao chất lượng sản phẩm do sử dụng các phần mềm mô hình hóa hệ thống chính xác, phân tích thành phần, tính năng của vải, và cung cấp một công cụ cộng tác đồ họa cho tất cả tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm. Nó cũng cung cấp một công cụ tuyệt vời cho kinh doanh và bán hàng, cho phép người dùng tạo các hạng mục 3D một cách dễ dàng và chuyên nghiệp.
Runway Designer Manơcanh 3D
Thông qua việc khảo sát các phần mềm công nghệ thông tin ứng dụng trong ngành may và so sánh các ứng dụng thiết kế manơcanh của các phần mềm. Tiến hành lựa chọn ứng dụng V.stitcher của phần mềm thiết kế Gerber thiết kế bộ mẫu manơcanh nam nữ ảo theo thông số hệ thống cỡ số, bảng phân cấp size của Viện Dệt May.