Thảo luận các kết quả tính toán cho TiO2

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG LÝ THUYẾT HÀM MẬT ĐỘ KHẢO SÁT CÁC ĐẶC TRƯNG HỦY POSITRON TẠI CÁC SAI HỎNG TRONG HỢP CHẤT (Trang 62)

Các kết quả tính toán thời gian sống của positron trong phân tử TiO2, TiO2 rutile, và TiO2 rutile có sai hỏng O và Ti được tổng hợp và so sánh với các kết quả

trong các công trình khác được cho trong bảng 3.2. Từ các kết quả trong bảng 3.2 cho thấy thời gian sống của positron trong tinh thể TiO2 rutile nhỏ hơn thời gian sống của positron trong phân tử TiO2, trong TiO2 có sai hỏng O và Ti. Điều này có thể giải thích do mật độ electron hóa trị trong trong TiO2 rutile luôn lớn hơn mật độ

electron trong phân tử TiO2 và TiO2 rutile có sai hỏng O và Ti.

0 1 2 3 4 0 1 2 3 4 5 6 rHa0L g H r; r - , r+ L

61

Bảng 3.2. Tổng hợp các kết quả thời gian sống của positron trong TiO2, TiO2 rutile và TiO2 rutile có sai hỏng O và Ti.

Thời gian sống positron

TiO2 TiO2 rutile TiO2 rutile có sai hỏng O TiO2 rutile có sai hỏng Ti Kết quả trong luận án τ (ps) 335 170 266 243 Kết quả các công trình khác

τ (ps) [43] Thành phần thời gian sống ngắn của positron trong bột nano TiO2 là 185ps – 300ps.

Kết quả thời gian sống của positron trong TiO2 rutile nhỏ hơn thành phần thời gian sống ngắn của positron trong bột nano TiO2 trong công trình [43]. Trong công trình này, các tác giả thực hiện các thí nghiệm đo phổ thời gian sống của positron trong tinh thể nano TiO2 ở dạng bột theo nhiệt độ từ 300K đến 1273K. Kết quả thu

được thành phần thời gian sống ngắn của positron trong bột nano TiO2 là từ 185ps

đến 300ps. Kết quả này được cho là do positron hủy trong các bẫy sai hỏng dạng monovacancy. Kết quả thời gian sống của positron trong bẫy sai hỏng điểm (monovacancy) trong công trình [43] thì phù hợp với các kết quả tính toán thời gian sống positron trong các sai hỏng điểm O với τ = 266ps và Ti với τ = 243ps trong luận án. Thời gian sống của positron trong sai hỏng điểm O lớn hơn thời gian sống của positron trong sai hỏng điểm Ti là do khi mất đi một O thì hệ cũng sẽ mất đi bốn electron hóa trị của O, còn khi mất đi một Ti thì hệ chỉ mất đi hai electron hóa trị của Ti. Do đó mật độ electron hóa trị tham gia vào sự hủy positron của TiO2 rutile có sai hỏng O thì nhỏ hơn mật độ electron của TiO2 có sai hỏng Ti. Nên kết quả này thì phù hợp với các giả thuyết tính toán của mô hình sai hỏng điểm theo Frenkel [28], [9] và giả thuyết positron hủy với các electron hóa trị tham gia vào các liên kết trong ô đơn vị TiO2 rutile.

Các kết quả này có thể được dùng để dự đoán thời gian sống positron trong mạng TiO2 rutile hoàn hảo và trong TiO2 rutile có sai hỏng điểm. Kết quả tính toán

62

cho TiO2 đã được đăng trên tạp chí World Journal of Nuclear Science and Technology trong công trình [6] trong phần “danh mục các công trình”.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG LÝ THUYẾT HÀM MẬT ĐỘ KHẢO SÁT CÁC ĐẶC TRƯNG HỦY POSITRON TẠI CÁC SAI HỎNG TRONG HỢP CHẤT (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)