Hoạch định chất lượng

Một phần của tài liệu Thực trạng và đánh giá việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện – TQM tại công ty cổ phần SIVICO (Trang 40)

Hoạch định chất lượng là một bộ phận của kế hoạch chung, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Cơng tác hoạch định chất lượng là một chức năng quan trọng nhằm thực hiện các chính sách chất lượng đá được vạch ra, bao gồm các hoạt động thiết lập mục tiêu và yêu cầu chất lượng, cũng như các yêu cầu về việc áp dụng các yếu tố của hệ chất lượng. Cơng tác hoạch định chất lượng trong doanh nghiệp cần thiết phải đề cập tới các vấn đề chủ yếu sau :

2.4.1.-Lập kế hoạch cho sản phẩm :

Để đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, cần thiết phải xác định, phân loại và xem xét mức độ quan trọng của các đặc trưng chất lượng, các yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho từng chi tiết, từng sản phẩm một cách rõ ràng, bằng các sơ đồ, hình vẽ, kích thước.., cũng như các hướng dẫn, những điều bắt buộc phải thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên trong cũng như bên ngồi. Các yêu cầu về nguyên vật liệu được cung cấp, thời hạn hồn thành hợp đồng.v.v.

Cần cĩ một hệ thống văn bản ghi rõ các thủ tục liên quan đến việc lấy mẫu kiểm tra (số lượng mẫu trong lơ hàng, cách thức lấy mẫu, các phương pháp thử nghiệm, đánh giá chất lượng, các mức đọ kiểm tra.v.v.) để đảm bảo và duy trì chất lượng.

Trong doanh nghiệp cần phải xây dựng cơ cấu mặt hàng theo các cấp chất lượng cho từng loại thị trường để cĩ chính sách đầu tư thích hợp.

2.2.4.2.-Lập kế hoạch quản lý và tác nghiệp :

Để cĩ thể quản lý, tác động vào quy trình, người ta phải lập kế hoạch tỷ mỷ mọi cơng việc liên quan đến từng chức năng, nhiệm vụ dựa trên hoạt động thực tế của hệ thống. Thơng thường doanh nghiệp phải lập sơ đồ khối và lưu đồ để mơ tả tồn diện về những cơng việc cần phải quản lý. Thơng qua sơ đồ mọi thành viên trong tổ chức hiểu rõ vai trị, vị trí và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận, phịng ban chức năng trong tồn hệ thống chất lượng của doanh nghiệp và trên cơ sở đĩ tổ chức, bố trí, hợp lý hĩa các bước cần thiết cho việc phối hợp đồng bộ các chức năng của hệ thống.

Trong sản xuất, việc xây dựng các sơ đồ với sự tham gia của mọi thành viên trong dây chuyền sẽ giúp hình thành và phát triển hoạt động đồng đội, tạo điều kiện để cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng cơng việc. Việc xây dựng sơ đồ để quản lý cĩ thể sử dụng cho các yếu tố của sản xuất như :

-Con người : diễn tả bằng hình ảnh những việc con người đã, đang làm trong hệ thống và tùy theo đặc điểm của cơng việc cĩ thể thiết lập sơ đồì một cách cụ thể như mơ tả các bước thực hiện việc cung cấp một dịch vụ, một qui trình sản xuất).

-Vật liệu : Mơ tả quy trình của việc tổ chức cung ứng và xử lý nguyên vật liệu được tiến hành như thế nào (lựa chọn nhà cung ứng, mua,

vận chuyển, bảo quản).

-Thiết bị : Mơ tả qui trình khai thác, sử dụng, bảo dưỡng máy mĩc được phân cơng thực hiện như thế nào, việc bố trí mặt bằng, phối hợp với các bộ phận khác ra sao.v.v.

-Thơng tin : Mơ tả dịng chuyển động của hệ thống thơng tin, truyền thơng và hồ sơ tài liệu về chất lượng được vận hành như thế nào (xuất phát từ đâu, cần thiết đi đến đâu, phản hồi như thế nào).

2.2.4.3.Lập các kế hoạch, phương án và đề ra những qui trình cải tiến chất lượng :

Chương trình cải tiến chất lượng trong doanh nghiệp cần thiết phải hướng vào các mục tiêu sau :

-Cải tiến hệ thống chất lượng và cơng tác quản lý chất lượng.

-Cải tiến các qui trình sản xuất, máy mĩc, thiết bị và cơng nghệ.

-Cải tiến chất lượng cơng việc trong tồn doanh nghiệp.

Tĩm lại, lập kế hoạch là một chức năng quan trọng trong TQM. Kế hoạch chất lượng phải bao trùm lên mọi hoạt động, phải phù hợp với mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp. Các kế hoạch càng chi tiết và được thẩm định thì khả năng thực hiện càng cĩ hiệu quả.

2.2.5. Thiết kế chất lượng :

Thiết kế chất lượng là một cơng việc quan trọng, nĩ khơng chỉ là những hoạt động thiết kế sản phẩm, dịch vụ một cách đơn thuần, mà cịn

là việc thiết kế, tổ chức một quá trình nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng. Việc tổ chức thiết kế chính xác, khoa học dựa vào các thơng tin bên trong, bên ngồi và khả năng của doanh nghiệp cĩ ảnh hưởng to lớn đối với kết quả các hoạt động quản lý và cải tiến nâng cao chất lượng cơng việc, chất lượng sản phẩm. Thiết kế chất lượng là một trong những khâu then chốt trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, nĩ bao gồm các hoạt động chủ yếu sau :

(1) Nghiên cứu : nghiên cứu thị trường, tìm ra những kỹ thuật, phương pháp, thơng tin hoặc các hệ thống và các sản phẩm mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

(2) Phát triển : nghiên cứu cải tiến, hồn thiện những vấn đề kỹ thuật, các phương pháp hoặc hệ thống hiện cĩ nhằm khai thác một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả những nguồn lực của doanh nghiệp.

(3) Thiết kế : Thể hiện cho được những yêu cầu của khách hàng theo một hình thức thích hợp với những điều kiện tác nghiệp, sản xuất và những đặc điểm khi khai thác và sử dụng sản phẩm. Từ những nhu cầu của khách hàng, xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các qui cách cụ thể cho từng sản phẩm, dịch vụ. Cơng việc thiết kế cần phải được tổ chức và quản lý cẩn thận. Quá trình thiết kế chất lượng địi hỏi những kỹ năng chuyên mơn và một sự am hiểu sâu sắc về quy trình, sản phẩm. Chất

lượng khâu thiết kế chất lượng sẽ quyết định chất lượng sản phẩm, năng suất và giá thành của các dịch vụ và sản phẩm cuối cùng.

(4) Thẩm định thiết kế : là hoạt động nhằm xác định để đảm bảo rằng quá trình thiết kế cĩ thể đạt được các mục tiêu đề ra một cách tối ưu nhất. Các kỹ thuật phân tích giá trị, độ tin cậy, các phương pháp thử nghiệm, đánh giá được ghi thành biên bản và đưa vào hệ thống hồ sơ chất lượng.

2.2.6.-Xây dựng hệ thống chất lượng :

Trong TQM, hệ thống chất lượng phải mơ tả được những thủ tục cần thiết, chính xác nhằm đạt các mục tiêu về chất lượng. Tồn bộ các thủ tục trong hệ thống chất lượng phải được thể hiện trong “Sổ tay chất lượng” của đơn vị. Việc xây dựng ”Sổ tay chất lượng” là một cơng việc quan trọng để theo dõi các hoạt động liên quan đến chất lượng.

Hệ thống chất lượng, phải được viết ra, bao gồm một tài liệu hướng dẫn quản lý chất lượng làm tài liệu ở mức cao nhất, sau đĩ được cập nhật và cuối cùng là các thủ tục chi tiết. Nhờ cĩ hệ thống chất lượng được hồ sơ hĩa, mỗi khâu trong hoạt động của doanh nghiệp đều đảm bảo được thực hiện một cách khoa học và hệ thống. Kết quả sẽ làm tăng hiệu quả của việc thực hiện phương châm làm đúng, làm tốt ngay từ đầu, tránh những sai lệch trong việc thực hiện hợp đồng, giảm lãng phí tới mức thấp nhất.

gì nếu khơng cĩ sự tham gia của tất cả mọi thành viên trong tổ chức một cách tự nguyện và tích cực. Để thành cơng, hệ thống chất lượng cần phải được xây dựng tỉ mĩ chính xác, phù hợp với hồn cảnh, lĩnh vực hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp và mơi trường, đồng thời phải phối hợp đồng bộ với các hệ thống đã và sẽ cĩ trong doanh nghiệp. Mặt khác, nĩ phải được xây dựng với sự tham gia của các thành viên để mọi người cĩ thể hiểu rõ về hệ thống chất lượng trong doanh nghiệp.Trong các thủ tục để xây dựng hệ thống chất lượng doanh nghiệp cần chú ý các điểm sau :

(1) Phải xây dựng hệ thống hồ sơ, tài liệu về chất lượng và chuẩn bị những kế hoạch về chất lượng.

(2) Xác định trong mọi lĩnh vực những phương tiện cần thiết để đạt chất lượng mong muốn.

(3)Phải cĩ hệ thống đo lường chất lượng.

(4) Phải xác định được những đặc trưng chuẩn chấp nhận được cho tất cả các yêu cầu cho các sản phẩm và cơng việc trong tồn bộ qui trình.

(5) Đảm bảo sự hài hịa giữa các hoạt động từ quan niệm, triển khai, tổ chức sản xuất và lắp đặt.

(6) Xác định và chuẩn bị các phương thức khác nhau để ghi nhận những gì cĩ liên quan đến chất lượng.

Trong quá trình vận hành, hệ thống chất lượng vẫn cần phải được thường xuyên kiểm tra, theo dõi, cải tiến và hồn thiện. Đối với một số sản phẩm, hàng hĩa và do yêu cầu của khách hàng, hệ thống chất lượng cần phải được chứng nhận, cơng nhận để chứng minh khả năng và sự tuân thủ các biện pháp đảm bảo chất lượng.

2.2.7.-Theo dõi bằng thống kê :

Để thực hiện các mục tiêu của cơng tác quản lý và nâng cao chất lượng, TQM địi hỏi khơng ngừng cải tiến quy trình bằng cách theo dõi và làm giảm tính biến động của nĩ nhằm :

-Xác định khả năng đáp ứng được các yêu cầu của qui trình. -Khả năng hoạt động thường xuyên theo yêu cầu.

-Tìm ra những nguyên nhân gây ra những biến động trong qui trình để tránh lập lại và xây dựng những biện pháp phịng ngừa.

-Thực hiện các biện pháp chỉnh lý đúng đắn cho qui trình hoặc các đầu vào của nĩ khi cĩ các vấn đề trục trặc ảnh hưởng đến chất lượng.

Việc theo dõi, kiểm sốt qui trình được thực hiện bằng các cơng cụ thống kê (SQC)

2.2.8.-Kiểm tra chất lượng :

Quá trình kiểm tra chất lượng trong TQM là một hoạt động gắn liền với sản xuất, khơng những chỉ kiểm tra chất lượng sản phẩm mà cịn là việc kiểm tra chất lượng các chi tiết, bán thành phẩm.. và các nguyên vật

liệu cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng..

Khái niệm kiểm tra trong TQM được hiểu là kiểm sốt. Nĩ khơng đơn thuần là cơng việc kỹ thuật mà cịn bao gồm các biện pháp tổng hợp và đồng bộ về tổ chức, kinh tế, giáo dục, hành chính,..Việc đo lường đầu vào, đầu ra và bản thân quy trình, hệ thống là một khâu quan trọng của TQM nhằm loại bỏ hay kiểm sốt những nguyên nhân của sai sĩt và trục trặc chất lượng trong hệ thống và cũng trên cơ sở đĩ tiến hành các hoạt động cải tiến, nâng cao và hồn thiện chất lượng.

2.2.8.1.Kiểm tra chất lượng trước khi sản xuất:

- Kiểm tra tình trạng chất lượng và việc cung cấp các hồ sơ tài liệu thiết kế, cơng nghệ.

- Kiểm tra tình trạng các phương tiện đo lường, kiểm nghiệm.

- Kiểm tra tình trạng thiết bị cơng nghệ.

- Kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng khác.

- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm nhập:

- Kiểm tra bên ngồi

- Kiểm tra phân tích thử nghiệm.

2.2.8.2.Kiểm tra trong quá trình sản xuất:

- Kiểm tra tiêu thụ sản phẩm.

- Thống kê, phân tích các chỉ tiêu chất lượng.

- Thống kê, phân tích các dạng và các nguyên nhân gây khuyết tật trên sản phẩm và trục trặc trong quy trình.

Một phần của tài liệu Thực trạng và đánh giá việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện – TQM tại công ty cổ phần SIVICO (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w