Phương pháp đo lường chất lượng

Một phần của tài liệu Thực trạng và đánh giá việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện – TQM tại công ty cổ phần SIVICO (Trang 37)

Việc đo lường chất lượng trong TQM là việc đánh giá về mặt định lượng những cố gắng cải tiến, hồn thiện chất lượng cũng như những chi phí khơng chất lượng trong hệ thống. Nếu chú ý đến chỉ tiêu chi phí và hiệu quả, chúng ta sẽ nhận ra lợi ích đầu tiên cĩ thể thu được đĩ là sự giảm chi phí cho chất lượng. Theo thống kê, chi phí này chiếm khỏang 10% doanh thu bán hàng, làm giảm đi hiệu quả hoạt động của cơng ty. Muốn tránh các chi phí kiểu nầy, ta phải thực hiện các việc sau :

- Ban quản trị phải thực sự cam kết tìm cho ra cái giá đúng của chất lượng xuyên suốt tồn bộ tổ chức.

- Tuyên truyền, thơng báo những chi phí khơng chất lượng cho mọi người, làm cho mọi người nhận thức được đĩ là điều gây nên sự sút giảm khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của tổ chức, từ đĩ khuyến khích mọi người cam kết hợp tác nhĩm giữa các phịng ban với phịng đảm bảo chất lượng nhằm thiết kế và thực hiện một mạng lưới để nhận dạng, báo cáo và phân tích các chi phí đĩ nhằm tìm kiếm những giải pháp giảm thiểu.

- Huấn luyện cho mọi người kỹ năng tính giá chất lượng với tinh thần chất lượng bao giờ cũng đi đơi với chi phí của nĩ.

Việc giảm chi phí chất lượng khơng thể do cơ quan quản lý ra lệnh mà cần tiến hành thơng qua các quá trình quản lý chất lượng đồng bộ, với sự hiểu biết và ý thức của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

Ở nước ta hiện nay, các loại chi phí nầy chưa được tính đúng, tính đủ thành một thành phần riêng trong tồn bộ những chi phí của doanh nghiệp. Điều này làm cho doanh nghiệp khơng thấy được rõ những tổn thất kinh tế do chất lượng sản phẩm, dịch vụ kém gây ra. Chính vì thế mà vấn đề chất lượng khơng được quan tâm đúng mức.

Để cĩ thể thu hút sự quan tâm và cam kết chất lượng, cần thiết phải cĩ các phương thức hạch tốn riêng cho loại chi phí nầy. Việc xác định đúng và đủ các loại chi phí nầy sẽ tạo nên sự chú ý đến chất lượng của mọi thành viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là sự quan tâm của lảnh đạo về trách nhiệm của họ trong chương trình cải tiến chất lượng, hạ thấp chi phí để cạnh tranh. Việc đo lường chất lượng trong các xí nghiệp cần thiết phải được cụ thể hĩa thơng qua các nhiệm vụ sau :

(1) Doanh nghiệp trước hết cần xác định sự cam kết và quyết tâm của ban lãnh đạo là phải kiểm sốt, nắm rõ mọi chi phí liên quan đến chất lượng, cần phân phối một cách hợp lý các khỏan đầu tư cho chất lượng (chi phí phịng ngừa, kiểm tra), trên cơ sở đĩ chỉ đạo các hoạt

động theo dõi, giám sát chặt chẽ.

(2) Cần thiết xây dựng một hệ thống kế tốn giá thành nhằm theo dõi, nhận dạng và phân tích những chi phí liên quan đến chất lượng trong tồn bộ doanh nghiệp (kể cả các bộ phận phi sản xuất, dịch vụ).

(3) Xây dựng hệ thống tài liệu theo dõi các loại chi phí liên quan đến chất lượng (các báo cáo về lao động, sử dụng trang thiết bị, các báo cáo về chi phí sản xuất, chi phí sửa chữa, phế liệu, phế phẩm, các chi phí thử nghiệm sản phẩm, các chi phí giải quyết khiếu nại của khách hàng)

(4) Cần thiết phải cử ra một nhĩm quản lý chi phí chất lượng chịu trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp những hoạt động của hệ thống theo dõi quản lý chi phí chất lượng một cách đồng bộ trong doanh nghiệp.

(5)Đưa việc tính giá thành vào các chương trình huấn luyện về chất lượng trong doanh nghiệp. Làm cho các thành viên trong doanh nghiệp đều hiểu được những mối liên quan giữa chất lượng cơng việc cụ thể của họ đến những vấn đề tài chính chung của đơn vị, cũng như những lợi ích thiết thực của bản thân họ nếu giá của chất lượng được giảm thiểu. Điều nầy sẽ kích thích họ quan tâm hơn đến chất lượng cơng việc của mình.

(6) Tuyên truyền trong doanh nghiệp những cuộc vận động, giáo dục ý thức của mọi người về chi phí chất lượng, trình bày các mục chi phí chất lượng liên quan đến cơng việc một cách dễ hiểu, giúp cho mọi người trong doanh nghiệp nhận thức được một cách dễ dàng :

-Trưng bày các sản phẩm sai hỏng kèm theo các bảng giá, chi phí cần thiết phải sửa chữa.

-Lập các biểu đồì theo dõi tỉ lệ phế phẩm, nêu rõ những chi phí liên quan đến việc giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

-Cần cơng khai những loại chi phí nầy, nêu các nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

(7) Phát động phong trào thi đua thiết thực nhằm cải tiến chất lượng, giảm chi phí sai hỏng, tiết kiệm nguyên vật liệu. Xây dựng các tổ chất lượng, các nhĩm cải tiến trong doanh nghiệp. Hỗ trợ, khuyến khích và tiếp thu các sáng kiến về chất lượng bằng các biện pháp đánh giá khen thưởng và động viên kịp thời.

Tĩm lại, xác định được các chi phí chất lượng ta mới cĩ thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hoạt động cải tiến chất lượng. Đây là một trong những động lực thúc đẩy các cợ gắng về chất lượng trong các doanh nghiệp. Đây cũng là thước đo căn bản trình độ quản lý và tính hiệu quả của TQM. Chi phí chất lượng cũng như tất cả các loại chi phí khác trong doanh nghiệp, cần phải được kiểm sốt, theo dõi và điều chỉnh. Chất lượng cơng việc quyết định chi phí và chi phí, lợi nhuận là thước đo của chất lượng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và đánh giá việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện – TQM tại công ty cổ phần SIVICO (Trang 37)