* Bệnh nhân được gây tê tuỷ sống, hoặc gây mê
* Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngữa trên bàn phẩu thuật.chân được kê ở bàn chân và đùi cho phép chân có thể di chuyển gấp duỗi tối đa ,đặt garo hơi ở 1/3 trên đùi ( hình 2.1)
* Tư thế phẫu thuật viên: phẩu thuật viên đứng bên chân bệnh, người phụ đứng bên đối diện, màn hình đối diện phẩu thuật viên chính.tiến hành dồn máu và bơm garo 350-400mmHg
* Thì 1:Thăm khám khớp gối qua nội soi: Vào khớp bằng 2 lổ trước trong và trước ngoài theo quy chuẩn
- Đường trước ngoài nằm ngoài xương bánh chè 1cm,trên đường khớp 1cm,dưới xương bánh chè 1cm.Đường vào trước trong đối diện đường trước ngoài qua đường giữa
- Thăm khám khớp gối qua nội soi từ khoang tứ đầu đùi ở tư thế gối duỗi, kiểm tra cơ tứ đầu, diện chè-đùi sau đó di chuyển kiểm tra ngách bên trong rồi tiến đến kiểm tra lồi cầu trong, ngách trong và sụn chêm trong, lúc này chân dạng ngoài để há khớp bên trong, từ bên trong tiến về khoang giữa kiểm tra DCCT và DCCS sau đó di chuyển kiểm tra ngăn trong, lồi cầu trong, sụn chêm trong ,luc này gối ở tư thế 90˚ và bắt chéo sang bên đối diện tạo thành tư thế chân số 4.
- Sữa chữa những tổn thương kèm theo như rách sụn chêm, dọn sạch điểm bám dây chằng ở mâm chày và lồi cầu , đánh dấu vị trí của các bó chuẩn bị cho thì tạo đường hầm
* Thì 2:Lấy gân và chuẩn bị mảnh ghép: Rạch da 3-4cm mặt trước trong xương chày ,giữa lồi củ chày và bờ sau trong xương chày, tiến hành lấy gân cơ thon và cơ bán gân bằng dụng cụ lấy gân chuyên dụng ( Striper), lấy cả điểm bám để có chiều dài gân tối đa, lấy bỏ phần cơ và gân dập nát khâu bện gân bằng chỉ tiêu,sử dụng gân bán gân cho bó TT,gân cơ thon cho bó SN, gân có thể chập 2 hoặc 3 để đảm bảo bó TT có đường kính nhỏ nhất là mm, bó SN đường kính bé nhất là 5mm, chiều dài 10-14 cm, có dụng cụ kéo dãn gân càng tốt, ghi nhận kích thước gân
Hình 2.3. Hình ảnh minh họa kỹ thuật khâu chuẩn bị mảnh ghép [77 ]
* Thì 3 :Tạo đường hầm lồi cầu đùi: đặt gối ở tư thế gấp tối đa dùng định vị xác định vị trí của bó TT ở mặt trong lồi cầu ngoài xương đùi tương ứng với vị trí 9h30-10h bên gối phải,2h-2h30 bên gối trái, vị trí bó SN ở 9h-9h30 bên gối phải, 2h30-3h bên gối trái.
Sau khi đặt định vị vào vị trí của bó TT dùng mũi khoan 2,4mm khoan làm đường dẩn, sau dó dùng mũi khoan Endo 4,5mm rổng nòng khoan nhẹ từ từ để xác định chiều dài đường hầm dựa vào kích thước ghi trên mũi khoan hoặc dùng thước để đo chiều dài đường hầm. rút mũi khoan dẫn đường. tiếp theo khoan đường hầm bó TT tùy vào kích thước của mảnh ghép ( Hình 2.3). Đường kính của đường hầm lớn hơn đường kính mảnh ghép từ 0,5-1mm, chiều dài đường hầm phụ thuộc vào chiều dài tối đa của đường hầm và chiều dài của Endo. Sau đó dùng dụng cụ định vị chuyên dụng của Smith and Nephew xác định vị trí của bó SN (Hình2.4) và khoan đường hầm kỹ thuật như trên. Khoảng cách giưa hai đường hầm khoảng 1-2mm, luồn 2 sợi dây qua đường hầm làm chỉ chờ.
Hình 2.4. Hình ảnh minh họa kỹ thuật khoan đường hầm bó TT ở lồi
cầu đùi [77]
Hình 2.5. Hình ảnh minh họa kỹ thuật khoan đường hầm bó SN bằng dụng cụ chuyên biệt của
Smith and Nephew [77]
*Thì 3: khoan đường hầm mâm chày.
Dùng định vị mâm chày xác định vị trí của bó TT ở mâm chày. Tâm của bó TT nằm gần sừng trước sụn chêm ngoài và trước hơn so với vị trị của kỹ thuật một bó và đặt định vị góc 55˚
Dùng mũi khoan 2,4mm dẫn đường khoan vào tâm của bó TT đã được xác định, sau đó dùng mũi khoan rỗng nòng , khoan đường hầm bó TT theo mũi dẫn đường,đường kính bằng đường kính mảnh ghép cộng thêm 0.5-1mm
Hình 2.7. Khoan đường hầm bó TT ở mâm chày [77]
Sau đó sử dụng dụng cụ chuyên biệt xác định tâm của bó SN và khoan đường hầm mâm chày của bó SN theo đường kính của mảnh ghép ,vị trí của bó sau ngoài ở sau và trong hơn so với vị trị của DCCT trong kỹ thuật một bó, gờ xương giữa hai đường hầm 2-3mm
Hình 2.8. Hình ảnh minh họa kỹ thuật khoan đường bó SN sau khi khoan đường hâm bó TT qua dụng cụ chuyên biệt của Smith & Nephew [77]
Hình 2.9. Hình ảnh minh họa đường hầm mâm chày sau khi
Sau khi khoan đường hầm tiến hành lam sạch tổ chức quanh đường hầm cả bên trong và bên ngoài đường hầm tránh kẹt khi kéo gân, bơm rữa sạch khớp gối chuẩn bị thì kéo gân qua đường hầm
* Thì 4: Kéo gân qua đường hầm và cố định mảnh ghép : kéo 2 sợi chỉ chờ từ đường hầm lồi cầu đùi xuống qua hai đường hầm mâm chày đảm bảo bó trước trong nằm trước bó sau ngoài (nên dùng hai sợi chỉ hai mầu khác nhau).tiến hành kéo mảnh ghép bó SN trước bó TT , cố định ở lồi cầu đùi bằng nút treo Endo button, mâm chày bằng vít sinh học tự tiêu, bó SN cố định ở tư thế gối gấp 10-300 , bó TT ở tư thế gối gấp 40-60˚
Hình 2.10. Hình minh họa kỹ thuật kéo gân qua đường hầm và cố định mảnh ghép [77]
*Thì 4.Kiểm tra độ vững chắc của dây chằng bằng que thăm, rút trocart ,đóng vết mổ: Kiểm tra lại vị trí và độ vững chắc của dây chằng, bơm rữa dẫn lưu khớp nếu cần, khâu vết mổ, sau mổ cố định khớp bằng nẹp, kháng sinh, gảm đau ,giảm phù nề