Cơ sở để phân loại kỹ thuật này là cách thức đưa mảnh ghép cũng như phương tiện cố định mảnh ghép ở lồi cầu đùi là từ ngoài vào hay từ trong ra, hay còn gọi là một đường rạch da hay hai đường rạch ra. Sau này cùng với sự phát triển của dụng cụ nội soi thì xuất hiện kỹ thuật tất cả bên trong hay kỹ thuật không rạch da.
Hình 1.13: Hình ảnh minh họa kỹ thuật trong ra (Bên trái) và ngoài vào (Bên phải),[46]
- Kỹ thuật ngoài vào hay hai đường rạch da: Đặc trưng của kỹ thuật này là hai đường rạch ra, đường rạch da phía trước trong để tạo đường hầm mâm chầy, đường rạch da phía ngoài đùi để tạo đường hầm lồi cầu đùi.
Hình 1.14: Hình ảnh khoan lồi cầu đùi với kỹ thuật ngoài vào ( C),A hình ảnh curet đỡ mủi khoan sẻ vào trong khớp, B là hình ảnh đường hầm đã
hoàn thành quan sát qua nội soi[ 47]
- Kỹ thuật trong ra hay kỹ thuât một đường rạch da
Kỹ thuật này được thực hiện với một đường rạch da cho việc tạo đường hầm mâm chầy, sau đó tạo đường hầm lồi cầu đùi từ trong ra dưới hướng dẩn của nội soi
- Kỹ thuật tất cả bên trong hay kỹ thuật không rạch da
Kỹ thuật này được thực hiện việc cả đường hầm mâm chầy và xương đùi đều được thực hiện từ trong ra [48-51], vì chỉ cần rạch da rất nhỏ để đưa một kirchner dẩn đường cho việc tạo đường hầm mâm chày nên phương pháp này còn được gọi là phương pháp không rach da.
Hình 1.15. Hình ảnh minh họa kỹ thuật tất cả bên trong bằng dụng cụ Dual retrocutter ( DR) của James H lubowitz [49].
Đầu DR được gắn với thành định vị mâm chày (1) , sau khi khoan đường hầm mâm chầy song đầu DR sẻ chuyển sang kim định vị(2) và thực hiện
khoan đường hầm mâm chày(3) và khoan đường hầm xương đùi(4)