.Lịch sử tạo hình dây chằng chéo trước trên thế giới[54],[56]

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả tái tạo dây chằng chéo trước qua nội soi với kỹ thuật hai bó bằng gân cơ hamstring tại bệnh viện việt đức từ 2011-2013 (Trang 33)

Vào năm 1845 ,Amedee Bonnet của trường Lyon là người đầu tiên mô tả những tổn thương về DCCT. Ông đã mô tả 3 dấu hiệu của tổn thương cấp tính DCCT: “ trong những bệnh nhân không bị gãy xương ,xuất hiện tiếng tách,tràn máu khớp và mất chức năng là đặc trưng của chấn thương dây chằng ở đầu gối’’.Công bố của ông dựa vào kinh nghiệm lâm sàng , nghiên cứu tử thi.nhưng nó không được xuất bản bản bằng tiếng Anh.

Năm 1895 , A.W. Mayo Robson ( Leeds , Vương quốc Anh ) thực hiện đầu tiên khâu lại dây chằng của công nhân mỏ 41 tuổi bị tổn thương cả hai dây chằng chéo trước và chéo sau. Sau 6 năm khớp gối của bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, có thể đi bộ mà không khập khiễng. trường hợp này đã không được thông báo trong y văn cho mãi đến 1903. vì vào năm 1900 , Brit, W.H. Battle đã báo cáo trường hợp sữa chữa DCCT của ông tại hội lâm sàng ở London và cho đó là trường hợp đầu tiên.

Năm 1917, Ernest W. Hey Groves của Bristol là người đầu tiên tạo hình DCCT bằng dãi chậu chầy, ông dùng đường rạch hình móng ngựa phía trước để bộc lộ khớp và cắt lồi củ chầy , mảnh ghép được xuyên qua lồi cầu đùi và sau đó qua mâm chày và được cố định vào màng xương và mạc cân. Và lồi củ chầy được cố định lại.

Hình 1.19. hình ảnh minh họa kỹ thuật Hey Groves [56]

Năm 1935 , Willis C. Campbell là người đầu tiên mô tả phương pháp sử dụng 1/3 trong gân bánh chè để thay thế cho DCCT. Ông luồn mảnh ghép vào 2 đường hầm đi qua mâm chày trong và lồi cầu ngoài xương đùi. Ông nhận thấy rằng phương pháp này dễ thực hiện và ít gây phản ứng sau mổ hơn phương pháp của Hey Groves.

Hình 1.20. Hình ảnh minh họa kỹ thuật Campbell[56]

Năm 1939, Harry B. Macey ở Rochester , Minnesota, mô tả kỹ thuật đầu tiên sử dụng gân cơ bán gân. Gân được giữ nguyên điểm bám luồn qua đường hầm mâm chầy và đường hầm lồi cầu đùi và được khâu cố định vào màng xương.

Hình 1.21. Hình ảnh minh họa kỹ thuật Harry B. Macey[56]

Giai đoạn 1940-1950 do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ II nên ít báo cáo về tạo hình DCCT.

Năm 1969, Kurt Franke (Berlin ) đi tiên phong trong việc sử dụng mảnh ghép xương-gân-xương bánh chè được cắt rời.ông đã báo cáo kết quả 100 trường hợp tạo hình DCCT năm 1976, và trong đó có những bệnh nhân có thể tham gia vào Olympic. Ông cũng tìm thấy sự liên quan giữa tổn thương sụn và đau sau mổ trong 10% bệnh nhân.

Những năm 70 là thời kỳ hoàng kim của kỹ thuật tái tạo dây chằng ngoài khớp không giải phẫu.

Trong năm 1972, DL MacIntosh của Toronto ,quay lại mô tả của dấu hiệu mà Hey Groves năm 1920 đã mô tả và gọi là Pivot shift. Ông cũng mô tả phương thức điều trị sự mất vững khớp sử dụng dãi chậu chày giữ điểm bám ở xương chày sau đó luồn dưới dây chằng bên và khâu vào vách liên cơ. Sau đó ông cải tiến đưa mảnh ghép đưa mảnh ghép qua trong khớp và cố định vào đường hầm mâm chầy (Macintosh 2).

Hình 1.22. Hình ảnh minh hoạ kỹ thuật MacIntosh 2[54]

Năm 1975 , M. Lemaire đã mô tả kỹ thuật bên ngoài khớp sữ dụng gân cơ thon làm dây chằng bên trong, dãi chậu chày tái tạo DCCT bị tổn thương. Ông cho rằng kỹ thuật này đã đưa ra viễn cảnh tốt hơn cho vận động viên thể thao.sau đó kỹ thuật của ông được cải tiến nhiều lần( Lemaire II ,III, IV ) .Ông đã báo cáo kết quả đạt 91% tốt. và ông cho rằng tổn thương sụn chêm ảnh hưởng không tốt đến kết quả .

Năm 1979, DL. Macintosh và JL. Marshall đã thay đổi loại mảnh ghép.Ông sử dụng mảnh ghép 1/3 giữa của hệ thống gân duỗi gối bao gồm cả phần gân tứ dầu đùi và gân bánh chè giữ lại điểm bám ở lồi củ chày

Hình 1.24. Hình ảnh minh họa kỹ thuật Macintosh 3 [54]

Trong thập niên 70 các tác giả đã sử dụng đến mô mềm làm mảnh ghép nhưng kết quả không luôn tốt.Đây là lý do tại sao vào thập niên 80 các phẩu thuật viên quay lại sử dụng vật liệu tổng hợp.và thời gian này phẩu thuật nội soi được áp dụng và phát triển mạnh mẽ đem lại kết quả khả quan cho phẩu thuật tạo hình DCCT.

Mặc dù lúc khởi đầu, nội soi khớp chỉ được xem là một phương tiện trợ giúp cho chẩn đoán, nhưng với những ưu điểm hơn hẳn so với mổ mở .

Sự ra đời của nội soi đã giúp ích rất nhiều cho các phẩu thuật viên chấn thương chỉnh hình, đặc biệt là các phẩu thuật viên khớp gối trong việc tái tạo DCCT. Vai trò quan trọng nhất của nội soi là giúp xác định chính xác các vị trí giải phẩu có ích cho phẫu thuật và phục hồi chức năng sau mổ dể dàng.

Năm 1981 D.J Dany ( Canbrige) là người đầu tiên sử dụng nội soi tạo hình DCCT bằng sợi carbon tổng hợp nhưng kết quả ngèo nàn.

Năm 1993, Pinczewski một phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình ở Sydney (úc) đã vận dụng tối đa lợi ích của nội soi và các phương pháp mổ tái tạo DCCT từ trước tới nay để đưa ra phương pháp của ông là dùng chất liệu gân cơ bán gân và gân cơ thon, đổng thời khoan đường hẩm đùi qua lổ trước trong, sau đó mới khoan đường hầm mâm chày và cố định mảnh ghép bằng vít xiết chạt. Với rất nhiẻu ưu điểm, phương pháp này đã được nhiều phẫu thuật viên trên thế giới sử dụng [57].

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả tái tạo dây chằng chéo trước qua nội soi với kỹ thuật hai bó bằng gân cơ hamstring tại bệnh viện việt đức từ 2011-2013 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w