Hai cách tiết lƣợc trong “Tiểu học Tứ Thư tiết lược”

Một phần của tài liệu Tiểu học Tứ thư tiết lược trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906- 1919 (Trang 37)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.3.Hai cách tiết lƣợc trong “Tiểu học Tứ Thư tiết lược”

Bài tựa đã cho thấy hai cách tiết lƣợc đã đƣợc sử dụng để tạo nên “Tiểu học Tứ Thƣ tiết lƣợc”. Một là tiết lƣợc giản quát. Hai là tiết lƣợc vựng biên.

“Tiết lƣợc giản quát” là lối tiết lƣợc mà trong đó trật tự tổ chức, trật tự sắp xếp cũng nhƣ cấu trúc của nguyên thƣ về cơ bản vẫn còn đƣợc lƣu lại ở văn bản tiết lƣợc.

Điều này áp dụng thuận lợi hơn với những bộ sách có dung lƣợng nhỏ mà ở đây là hai sách Đại họcTrung dung.

Tất nhiên, mức độ giản lƣợc so với nguyên thƣ ở hai bộ sách này cũng đƣợc thể hiện ở những mức độ khác nhau nào đó.

Sự tiết lƣợc chỉ làm cho nguyên thƣ đƣợc rút gọn lại về mặt số trang hay độ dài số chữ nhƣ trƣờng hợp sách Đại học. Văn bản tiết lƣợc gọn hơn nguyên thƣ nhƣng vẫn giữ lại bộ mặt cơ bản của nguyên thƣ.

“Tiết lƣợc giản quát” cũng là một sự tái cấu trúc so với nguyên thƣ nhƣng mức độ tái cấu trúc này không làm thay đổi hình hài cơ bản của nguyên thƣ. Nguyên thƣ có thể bao gồm trong mình nhiều chƣơng. Tiết lƣợc

có thể diễn ra ở mức độ lƣợc bỏ cả một chƣơng hay bỏ cả tên chƣơng (trƣờng hợp Trung dung chẳng hạn).

“ Tiết lƣợc vựng biên” là lối tiết lƣợc mà trong đó cấu trúc của nguyên thƣ không còn đƣợc giữ lại. Do yêu cầu của sự rút gọn về khối lƣợng mà sự tái cấu trúc đã đƣợc tiến hành theo hƣớng nhóm gộp những phần, những chƣơng, những đoạn, những tiết đoạn có những điểm hay nét giống nhau về mặt nội dung, chủ đề, môn loại. Với những sách có dung tích khá lớn nhƣ Luận ngữ

Mạnh Tử thì đƣợc biên soạn theo lối “vựng biên”.

Từ những vấn đề có tính bao quát và nguyên tắc về tiết lƣợc đã đƣợc nêu trong bài tự, Đoàn Triển đã vận dụng hai cách thức tiết lƣợc trên đây để tạo nên bộ sách Tiểu học Tứ Thư tiết lược dành cho cấp Tiểu học trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 – 1919. Chƣơng hai của luận văn này sẽ đề cập đến sự hiện thực hóa của việc sử dụng hai phƣơng thức tiết lƣợc “giản quát” và “vựng biên” trong “Tiểu học Tứ Thƣ tiết lƣợc” qua nghiên cứu trƣờng hợp và đại diện.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略 do Đoàn Triển phụng biên và Đỗ Văn Tâm phụng nhuận chính. Từ bối cảnh xuất hiện cũng nhƣ ngƣời phụng biên và phụng nhuận chính cho ta thấy, đây là bộ sách đƣợc các thành viên của Hội đồng tu thƣ cho chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 – 1919 có tính chất nhà nƣớc thực hiện và tự nhiên nó cũng là bộ sách chính thức cho phần giáo qui chữ Hán, thuộc phạm trù kinh điển Nho học đƣợc áp dụng cho cấp Tiểu học của chƣơng trình này.

Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略 đƣợc tiết lƣợc từ nguyên thƣ theo hai cách thức tiết lƣợc chủ yếu: “tiết lƣợc giản quát” và “tiết lƣợc vựng biên”. Kết cấu cho phép nhận thức về những nội dung của Tứ Thƣ. Sự trình

bày trên đây sẽ là cơ sở cho chúng tôi đi vào tìm hiểu sự hiện thực hóa của hai phƣơng thức tiết lƣợc ấy đƣợc áp vào để tiết lƣợc nguyên thƣ qua nghiên cứu trƣờng hợp và đại diện trong chƣơng 2 ở dƣới đây.

CHƢƠNG 2:

PHƢƠNG THỨC TIẾT LƢỢC TRONG

TIỂU HỌC TỨ THƯ TIẾT LƯỢC小學四書節略”

Chƣơng này nhằm đề cập đến phƣơng thức “tiết lƣợc giản quát” và “tiết lƣợc vựng biên” đƣợc Đoàn Triển vận dụng để biên soạn Tiểu học Tứ Thư tiết lược小學四書節略 qua nghiên cứu trƣờng hợp và đại diện. Với lối “tiết lƣợc giản quát”, chúng tôi chọn trƣờng hợp Đại học làm đại diện. Với lối “tiết lƣợc vựng biên”, chúng tôi chọn trƣờng hợp Luận ngữ làm đại diện.

2.1. Tiết lƣợc giản quáttrong Tiểu học Tứ Thƣ tiết lƣợc - trƣờng hợp Đại học

Tiết lƣợc theo lối giản quát là lối tiết lƣợc giữ nguyên kết cấu và tƣ tƣởng cũng nhƣ các chủ đề, chủ điểm của nguyên thƣ. Văn bản tiết lƣợc gọn hơn nguyên thƣ nhƣng vẫn giữ lại bộ mặt của nguyên thƣ. Điều này áp dụng thuận lợi hơn với những bộ sách có dung lƣợng nhỏ mà ở đây là hai sách Đại học

Trung dung.

Nhƣ chúng ta đã biết, Đại học大學 vốn là một thiên trong sách Lễ kí禮 記. Chu Hy thời Nam Tống đem Đại học, ghép với Luận ngữ, Mạnh Tử

Trung Dung lại gọi là Tứ Thư. Từ đó Đại học chính thức trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia. Hơn nữa, nó còn đƣợc coi là cái cửa bắt đầu đi vào học đạo Nho. Chu Tử đã từng viết: “Tôi muốn ngƣời ta đọc

Đại học trƣớc để định khuôn thƣớc, sau đọc Luận ngữ để định căn bản; tiếp đọc Mạnh Tử để thấy sự phát triển; sau đọc Trung Dung để tìm chỗ vi diệu của cổ nhân”.

Đại học đƣa ra ba cƣơng lĩnh (gọi là tam cương lĩnh), bao gồm: Minh minh đức 明 明 德 (làm sáng cái đức sáng), Tân dân新 民 (làm mới cho dân.

Có khi viết là thân dân, nghĩa là gần gũi với dân) và Chỉ ư chí thiện 止 於 至 善 (dừng ở nơi chí thiện). Ba cƣơng lĩnh này đƣợc cụ thể hóa bằng 8 điều mục nhỏ (gọi là bát điều mục), bao gồm: cách vật 格 物 (tiếp cận và nhận thức sự vật), trí tri 致知 (đạt tri thức về sự vật), thành ý誠意 (làm cho ý của mình thành thực), chính tâm 正 心 (làm cho tâm của mình đƣợc trung chính),

tu thân 修 身 (tu sửa thân mình), tề gia齊 家(xếp đặt mọi việc cho gia đình hài hòa), trị quốc 治 国 (khiến cho nƣớc đƣợc an trị), bình thiên hạ 平 天 下

(khiến cho thiên hạ đƣợc yên bình).

Sách Trung dung 中 庸 do Tử Tƣ làm ra cũng trên cơ sở một thiên trong

Kinh Lễ. Tử Tƣ là học trò của Tăng Tử, cháu nội của Khổng Tử, thọ đƣợc cái học tâm truyền của Tăng Tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong sách Trung dung 中 庸, Tử Tƣ dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành ngƣời quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân.

Ở đây, do khuôn khổ và thời gian, chúng tôi chọn Đại học làm đại diện cho việc nghiên cứu lối tiết lƣợc giản quát để từ Tứ Thư nguyên thƣ ngƣời phụng biên đã biên tập nên “Tiểu học Tứ Thư tiết lược”. Việc chọn trƣờng hợp Đại học làm đại diện để tìm hiểu lối tiết lƣợc giản quát của chúng tôi đƣợc dựa trên lời bài tựa cho sách “Tiểu học Tứ Thư tiết lược”. Trong bài tựa, tác giả đã đƣa ra nguyên tắc biên soạn phần Đại học “Tựu trung, hai sách Đại học

Trung dung thì biên soạn theo nguyên tắc “giản quát”. Giản quát là cách tiết lƣợc dựa trên khung hình của nguyên thƣ mà giản hóa đi nhằm bao quát đƣợc vấn đề”.

2.1.1. Thống kê những trường hợp tiêt lược ở sách Đại học

2.1.1.1. Tiêt lược chính văn ở chương kinh

Đại học nguyên thƣ gồm có Đại học chương cú tự; 1 chƣơng kinh; 10 chƣơng truyện và cả kinh và truyện đều có tập chú của Chu Hy. Ở Tiểu học Tứ Thư tiết lược, bài Đại học chương cú tự của Chu Hy đã đƣợc lƣợc bỏ. Lời của Trình Tử mà Chu Hy đƣa ra làm lời dẫn cũng bị lƣợc bỏ.

Chƣơng kinh của Đại học gồm 205 lƣợt chữ đã tiết lƣợc 67 lƣợt chữ, song sự tiết lƣợc đó có lựa chọn.

Thế nhƣng đoạn “Tri chỉ nhi hậu hữu định. Định nhi hậu năng tĩnh. Tĩnh nhi hậu năng an. An nhi hậu năng lự. Lự nhi hậu năng đắc. Vật hữu bản mạt. Sự hữu chung thủy. Tri sở tiên hậu tắc cận đạo hĩ” đã bị lƣợc bỏ.

Tiết đoạn “ Kì bản loạn nhi mạt trị giả phẩu hĩ. Kì sở hậu giả bạc nhi kì sỏ bạc giả hậu vị chi hữu dã” đã bị lƣợc bỏ.

Nếu xét về số lƣợng chữ thì ta có tình hình nhƣ sau. Tổng lƣợng chữ của Phần kinh là 205 chữ. Bản Tiết lƣợc còn 138 chữ. Nhƣ vậy, tiết lƣợc đi 67

chữ. Có thể coi đó là tiết lƣợc đi một phần ba. Tiết lƣợc rơi vào những đoạn có tính giải thích hay mở rộng nghĩa. Chẳng hạn nhƣ : “Tri chỉ nhi hậu hữu định. Định nhi hậu năng tĩnh. Tĩnh nhi hậu năng an. An nhi hậu năng lự. Lự nhi hậu năng đắc. Vật hữu bản mạt. Sự hữu chung thủy. Tri sở tiên hậu tắc cận đạo hĩ”; “ Kì bản loạn nhi mạt trị giả phẩu hĩ. Kì sở hậu giả bạc nhi kì sỏ bạc giả hậu vị chi hữu dã”.

2.1.1.2. Tiêt lược ở Tập chú cho chương kinh

Tam cƣơng lĩnh “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện” không có tiết lƣợc. Phần tập chú cho Tam cƣơng lĩnh cũng đƣợc lƣợc một chút, nhƣng nhìn chung về cơ bản, những chú giải của Chu Hy cho Tam cƣơng lĩnh lại còn đƣợc để lại. Điều này cho ta thấy rằng Tam cƣơng

lĩnh cũng nhƣ sự hiểu biết về Tam cƣơng lĩnh là quan trọng nên không thể tiết lƣợc đƣợc. Song tiết lƣợc đã diễn ra một cách mạnh mẽ ở Tập chú của Chu Hy cho Bát điều mục.

2.1.1.3. Những trường hợp tiêt lược ở 10 chương truyện

Sang phần truyện (10 chƣơng, 1546 lƣợt chữ) mức độ tiết lƣợc tăng lên, trong đó phần tập chú của Chu Hi hầu bị tiết lƣợc. Sự tiết lƣợc ở 10 chƣơng truyện đã diễn ra nhƣ sau:

chƣơng truyện đầu nhằm thích nghĩa cho “minh minh đức” đã tiết lƣợc câu dẫn “Cựu bản phả hữu thố giản. Kim nhân Trình Tử sở định nhi cánh khảo kinh văn, san vi tự thứ như tả”. Sau đó đã tiết lƣợc đi câu: “Thái Giáp viết, cố thi thiên chi minh mệnh”.

chƣơng truyện thứ hai nhằm thích nghĩa cho “tân dân” đã tiết lƣợc đi tiết đoạn sau: “Khang cáo viết. Tác tân dân. Thi viết, Chu tuy cựu bang, kì mệnh duy tân. Thị cố quân tử vô sở bất dụng kì cực”.

chƣơng truyện thứ ba nhằm thích nghĩa cho “chỉ ư chí thiện” đã tiết lƣợc đi tiết đoạn sau: “Thi vân. Triêm bỉ Kì úc. Lục trúc y y. Hữu phỉ quân tử. Như thiết như tha. Như trác như ma. Sắt hề giản hề. Hách hề huyến hề. Hữu phỉ quân tử. Chung bất khả huyến hề. Như thiết như tha giả, đạo học dã. Như trác như ma giả, tự tu dã. Sắt hề giản hề, tuân lật dã. Hách hề huyến hề giả, oai nghi dã. Hữu phỉ quân tử, chung bất khả huyến hề giả, đạo thịnh đức chí thiện, dân chi bất năng vong dã. Thi vân. Ô hô tiền vương bất vong. Quân tử hiền kì hiền nhi thân kì thân. Tiểu nhân lạc kì lạc nhi lợi kì lợi. Thử dĩ một thế bất vong dã”.

chƣơng truyện thứ tƣ nhằm thích nghĩa cho “bản mạt” lại không tiết lƣợc đi tiết đoạn nào.

chƣơng truyện thứ sáu nhằm thích nghĩa cho “thành ý” đã tiết lƣợc cả một đoạn khá dài “Như ố ác xú. Như háo hảo sắc. Thử chi vị tự khiêm. Cố quân tử tất thận kì độc dã”.

chƣơng truyện thứ bảy nhằm thích nghĩa cho “chính tâm tu thân” lại tiết lƣợc đi câu mở đầu “ Sở vị tu thân tại chính kì tâm giả”.

chƣơng truyện thứ tám nhằm thích nghĩa cho “tu thân tề gia” lại tiết lƣợc cả một tiết đoạn khá dài mở đầu “Sở vị tề kì gia tại tu kì thân giả. Nhân chi kì sở thân ái nhi nhi tịch yên. Chi kì sở tiện ố nhi tịch yên. Chi kì sở úy kính nhi tịch yên. Chi kì sở ai căng nhi tịch yên. Chi kì sở ngạo đọa nhi tịch yên” cũng nhƣ tiết lƣợc câu dẫn “Cố ngạn hữu chi viết”.

chƣơng truyện thứ chín nhằm thích nghĩa cho “tề gia trị quốc” lại tiết lƣợc đi câu mở đầu “ Sở vị trị quốc tất tiên tề kì gia giả”. Sau đó lại còn có 4 đoạn bị tiết lƣợc nhƣ:

Khang cáo viết. Như bão xích tử. Tâm thành cầu chi. Tuy bất trúng, bất viễn hĩ. Vị hữu học dưỡng tử nhi hậu giá giả dã”;

Thử vị, nhất ngôn phẫn sự. Nhất nhân định quốc. Nghiêu Thuấn suất/soái thiên hạ dĩ nhân nhi dân tòng chi. Kiệt Trụ suất/soái thiên hạ dĩ bạo nhi dân tòng chi. Kì sở lệnh phản kì sở hảo nhi dân bất tòng”;

Cố trị quốc tại tề kì gia. Thi vân. Đào chi yêu yêu. Kì diệp trăn trăn. Chi tử vu qui. Nghi kì gia nhân. Nghi kì gia nhân nhi hậu khả giáo quốc nhân. Thi vân. Nghi huynh nghi đệ. Nghi huynh nghi đệ nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân”;

Thử vị trị quốc tại tề kì gia”.

chƣơng truyện thứ mƣời nhằm thích nghĩa cho “trị quốc bình thiên hạ” cũng tiết lƣợc đi câu mở đầu “ Sở bình thiên hạ tại trị kì quốc giả”. Sau đó lại còn có hơn 10 đoạn bị tiết lƣợc nhƣ:

Sở ố ư thượng vô dĩ sử ư hạ. Sở ố ư hạ vô dĩ sụ thượng. Sở ố ư tiền vô dĩ tiên hậu. Sở ố ư hậu vô dĩ tùng tiền. Sở ố ư hữu vô dĩ giao ư tả. Sở ố ư tả vô dĩ giao ư hữu. Thử chi vị hiệt củ chi đạo. Thi vân. Lạc chỉ quân tử. dân chi phụ mẫu.”; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiệt bỉ Nam sơn. Duy thạch nham nham. Hách hách sư doãn. Dân cụ nhĩ chiêm. Hữu quốc giả, bất khả dĩ bất thận, tịch, tắc vi thiên hạ lục hĩ. Thi vân. Ân chi vị táng sư. Khắc phối thượng đế. Nghi giám vu ân. Tuấn mệnh bất dị. Đạo đắc chúng tắc đắc quốc. Thất chúng tắc thất quốc”;

Đức giả bản dã. Tài giả mạt dã. Ngoại bản nội mạt. Tranh dân thi đoạt. ”;

Khang cáo viết. Duy mệnh bất vu thường.Đạo thiện tắc đắc chi. Bất thiện tắc thất chi hĩ. Sở thư viết. Sở quốc vô dĩ vi bảo. duy thiện dĩ vi bảo. Cữu Phạm viết. Vong nhân vô dĩ vi bảo. Nhân thân dĩ vi bảo. Tần thệ viết. Nhược hữu nhất cá thần, đoán đoán hề vô tha kĩ. Kì tâm hưu hưu yên. Kì như hữu dung yên. Nhân chi hữu kĩ. Nhược kỉ hữu chi. Nhân chi ngạn thánh. Kì tâm hiếu chi. Bất thí nhược kì khẩu xuất. Thực năng dung chi. Dĩ năng bảo ngã tử tôn lê dân. Thượng diệc hữu lợi tai. Nhân chi hữu kĩ. Mạo tật dĩ ố chi.Nhân chi ngạn thánh nhi vi chi. Thực bất năng dung. Dĩ bất năng bảo ngã tử tôn lê dân. Diệc viết đãi tai. Duy nhân nhân phóng lưu chi. Bỉnh chư tứ di. Bất dữ đồng Trung Quốc.Thử vị, duy nhân nhân vi năng ái nhân, năng ố nhân. Kiến hiền nhi bất năng cử. Cử nhi bất năng tiên, mệnh dã. Kiến bất thiện nhi bất năng thoái, thoái nhi bất năng viễn, quá dã. Hiếu nhân chi sở ố, ố nhân chi sở hiếu. Thị vị phất nhân chi tính. Tai tất đãi phù thân ”.

Nhân giả dĩ tài phát thân. Bất nhân giả dĩ thân phát tài. Vị hữu thượng hiếu nhân nhi hạ bất hiếu nghĩa giả dã. Vị hữu phủ khố tài, phi kì tài giả dã.Mạnh Hiến Tử viết. Súc mã thặng, bất sát ư kê đồn. Phạt băng chi gia, bất súc ngưu dương. Bách thặng chi gia, bất súc tụ liễm chi thần. Dữ kì hữu tụ

liễm chi thần, ninh hữu đạo thần. Thử vị. Quốc bất dĩ lợi vi lợi. Dĩ nghĩa vi lợi. Trưởng quốc gia nhi vụ tài dụng giả, tất tự tiểu nhân hĩ. Bỉ vi thiện chi. Tiểu nhân chi sử vi quốc gia, tai hại tịnh chí. Tuy hữu thiện giả, diệc vô như chi hà hĩ. Thử vị. Quốc bất dĩ lợi vi lợi. Dĩ nghĩa vi lợi dã ”.

Phàm truyện thập chương. Tiền tứ chương thống luận cương lĩnh chỉ thú. Hậu lục chương, tế luận điều mục công phu. Kì đệ ngũ chương, nãi minh thiện chi yếu. Đệ lục chương nãi thành thân chi bản. Tại sơ học, vưu vi đương vụ chi cấp. Độc giả bất khả dĩ kì cận nhi hốt chi dã ”.

Sự tiết lƣợc ở Phần truyện xét về mặt số lƣợng diễn ra nhƣ sau: 10 chƣơng ở nguyên thƣ, ở Tiết lƣợc cũng 10 chƣơng.

1546 lƣợt chữ ở nguyên thƣ, ở Tiết lƣợc còn 685 chữ. Số chữ bị tiết lƣợc: 861 chữ.

2.1.1.4. Tiêt lược ở phần Tập chú cho 10 chương truyện

Có thể nói phần Tập chú của Chu Hy cho 10 chƣơng truyện cơ bản đã bị tiết lƣợc. Ta chỉ còn thấy loáng thoáng một vài trƣờng hợp chữ nhỏ ghi lại những

Một phần của tài liệu Tiểu học Tứ thư tiết lược trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906- 1919 (Trang 37)