6. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Những thông tin chủ yếu qua bài tựa
Qua bài tựa ta nhận đƣợc một số thông tin chủ yếu sau:
Sự khái quát những nhận thức cơ bản về Tứ Thƣ từ góc nhìn giáo dục (các thành tố của Tứ Thƣ và địa vị, vai trò của từng thành tố đó; những cách ngôn về luân lí không ở đâu lớn bằng Tứ Thƣ; Tứ Thƣ là sách bắt buộc ngƣời đi học phải đọc; Nghĩa lí trong Tứ Thƣ vừa sâu vừa khó; Có khi nghĩa lí ấy không diễn đạt ra bằng lời mà thể hiện qua cách chép ghi sự việc; ngƣời mới học khó lĩnh hội, nhất là trong một chƣơng trình giáo dục khoa cử cải lƣơng vừa có các nội dung của khoa cử truyền thống lại vừa có những yếu tố của giáo dục phổ thông hiện đại, dành thời gian cho giảng cầu Âu học).
Khái quát những nhận thức cơ bản về Tứ Thƣ, bài Tựa viết: “ Đại học,
Luận ngữ, Trung dung, Mạnh Tử gọi là Tứ Thư. Tăng Tử làm sách Đại học, kinh 1 chƣơng, truyện 10 chƣơng, làm cửa nhập đức cho ngƣời mới học. Tử Tƣ làm sách Trung dung, gồm 33 chƣơng, làm tâm pháp truyền thụ của nơi cửa Khổng. Luận ngữ 20 thiên, Mạnh Tử 7 thiên, đều do ngƣời nơi cửa Khổng Mạnh ghi lại lời của các bậc thánh hiền”.
Bên cạnh những thông tin trên, bài tựa còn nêu ra các nguyên tắc và thao tác cho công việc biên soạn một bộ Tứ Thƣ Tiết lƣợc phục vụ cho chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử ( chọn những gì văn nghĩa dễ hiểu; xác định các khái niệm cơ bản cho sự biên tập nhƣ: nguyên thƣ và tiết lƣợc; tiết lƣợc giản quát và tiết lƣợc vựng biên). Có thể nói ở đây đã đề cập đến một số phạm trù mang tính khái niệm, có tính hƣớng đạo và dẫn dắt cho cả quá trình phụng biên của ngƣời biên tập. Chúng tôi thấy rằng cần phải làm rõ một số thuật ngữ
biểu thị những phạm trù và khái niệm then chốt đó nhƣ: thành thƣ, tiết lƣợc, tiết lƣợc giản quát, tiết lƣợc vựng biên.