6. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Nguyên tắc chung của tiết lƣợc vựng biên
Vựng biên là lối biên tập có thể làm thay đổi cấu trúc của thành thƣ để cho các vấn đề thuộc phƣơng diện nội dung của thành thƣ về cơ bản vẫn đƣợc phản ánh trong cấu trúc mới. Vựng biên hay đƣợc sử dụng khi tiết lƣợc các bộ sách có dung lƣợng lớn. Để rút gọn các bộ sách lớn thành các bộ sách nhỏ hơn mà vẫn có thể phản ánh đúng và phản ánh đủ cũng nhƣ phản ánh hết những nội dung chủ yếu, các nhà làm sách khi xƣa hay sử dụng lối vựng biên
phân loại nội dung của nguyên thƣ theo hệ vấn đề, theo các chủ đề, theo môn loại. Tựu trung là phải sử dụng biện pháp phân loại. Luận ngữ và Mạnh tử là những sách tiết lƣợc theo phƣơng pháp phân loại vựng biên là phù hợp vì dung tích của hai bộ sách này khá lớn, lớn hơn Đại học và Trung dung rất nhiều.
Cũng cần lƣu ý rằng, vựng biên theo cách phân ra các chủ đề vốn là một biện pháp đã từng đƣợc nhiều nhà tiết lƣợc kinh điển Nho gia ở Việt Nam đã vận dụng. Chúng ta có thể kể đến “Luận ngữ ngu án” của Phạm Nguyễn Du, bình giải toàn bộ sách Luận ngữ, gồm 493 chƣơng nhƣng không theo trật tự văn bản nhƣ chính văn mà quy loại sắp xếp theo nội dung, chia ra làm bốn thiên, trong mỗi thiên có nhiều loại, trong mỗi loại có nhiều chƣơng. Mỗi chƣơng trình bày trƣớc là trích nguyên chính văn, sau là phần Ngu án, tức là phần bình giải của tác giả. Cuối mỗi thiên có Tổng thuyết, thâu tóm nội dung ý nghĩa toàn thiên. Toàn bộ tác phẩm chia làm 18 quyển cộng 1 quyển Mục lục là 19 quyển. (1. THÁNH THIÊN (105 chƣơng); 1.1. Học vấn loại (7chƣơng); 1.2. Uy nghi loại (7 chƣơng); 1.3. Cƣ xử phục thực loại (ăn mặc cƣ xử) (9 chƣơng); 1.4. Ứng sự phạm vật loại (ứng tiếp sự vật) (30 chƣơng); 1.5. Xử biến loại (ứng xử trong nguy biến) (7 chƣơng); 1.6. Thủ nhân loại (đánh giá về ngƣời) (26 chƣơng); 1.7. Thuyết thánh loại (nói về thánh nhân) (8 chƣơng); 1.8. Nghị thánh loại (bàn về thánh nhân) (10 chƣơng); Phụ môn nhân ký quần thánh đạo thống (1 chƣơng); Thánh thiên tổng thuyết; 2. HỌC THIÊN (202 chƣơng); 2.1. Trí tri loại thƣợng (28 chƣơng); 2.2. Trí tri loại hạ (27 chƣơng); Phụ môn nhân ngôn (3 chƣơng); 2.3. Lực hành loại thƣợng (39 chƣơng); 2.4. Lực hành loại trung (39 chƣơng); 2.5. Lực hành loại hạ (19 chƣơng); Phụ môn nhân ngôn (19 chƣơng); Phụ môn nhân ký (1 chƣơng); 2.6. Hiếu đễ loại (10 chƣơng); Phụ môn nhân ngôn (5 chƣơng); 2.7. Giao tế loại (6 chƣơng); Phụ môn nhân ngôn (5 chƣơng); Phụ môn nhân ký chƣ đệ tử (1
chƣơng); Học thiên tổng thuyết; 3. SĨ THIÊN (45 chƣơng); 3.1. Thƣợng sĩ loại (11 chƣơng); 3.2. Trung sĩ loại (18 chƣơng); Phụ môn nhân ngôn (6 chƣơng); 3.3. Hạ sĩ loại (8 chƣơng); Phụ môn nhân ký (2 chƣơng); Sĩ thiên tổng thuyết; 4. CHÍNH THIÊN(141 chƣơng); 4.1. Chính kỷ loại (25 chƣơng); 4.2. Quan nhân loại thƣợng (28 chƣơng); 4.3. Quan nhân loại hạ (28 chƣơng); Phụ môn nhân ngôn (2 chƣơng); 4.4. Lễ nhạc loại (28 chƣơng); Phụ môn nhân ngôn (2 chƣơng); 4.5. Lâm dân loại (27 chƣơng); Phụ môn nhân ngôn tịnh ký (3 chƣơng); Chính thiên tổng thuyết. Luận ngữ ngu án đƣợc vựng biên theo lối tái cấu trúc lại nguyên thƣ theo chủ đề nhƣng không có tiết lƣợc.
Luận ngữ tinh hoa ấu học do Nguyễn Phúc Ƣng Trình biên soạn năm Giáp Dần niên hiệu Duy Tân, tức năm 1914, hiện đang còn đƣợc lƣu giữ theo số hiệu VHv. 775, Viện Nghiên cứu Hán Nôm là một bộ sách tiết lƣợc Luận ngữ theo lối vựng biên, đƣợc biên soạn cho hệ Ấu học của chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử đã vựng biên những chƣơng hay tiết đoạn đƣợc ngƣời biên tập cho là tinh hoa thành 8 thiên nhƣ : 1. Học vấn: 19 tiết; .2. Tiến tu: 21 tiết; 3. Sự thân: 8 tiết; 4. Trì kỉ: 34 tiết; 5. Tiếp vật: 24 tiết; 6. Quan nhân: 26 tiết; 7. Xử thế: 24 tiết; 8. Vi chính : 27 tiết.
Đoàn Triển khi tiết lƣợc Luận ngữ và Mạnh Từ theo lối vƣng biên đã tái cấu trúc lại nguyên thƣ thành vài chục chủ đề theo nội dung của từng sách ứng với khung thời gian dành cho hai sách này trong phạm trù Tứ Thƣ cho cấp Tiểu học của chƣơng trình giáo dục khoa cử cải lƣơng. Dƣới đây, chúng tôi sẽ đi vào lối vựng biên áp dụng cho Tiểu học Tứ Thƣ tiết lƣợc qua trƣờng hợp Luận ngữ.